Tuesday, September 30, 2014

Phật ở quán café



Phúc Quỳnh
Tượng Phật và ông Suel Jones trong quán cà phê ở Anchorage, Alaska. (Hình: Anchorage Daily News)
 Tựa bài viết này không là một ý thơ kiểu cọ thời đại, hay một tư tưởng lạ của mấy triết gia, mà chỉ là một sự thật tôi từng được biết nhân đọc báo mấy năm trước. Trong bài viết tuần qua, nhân nói về một cô gái Việt sống ở Unalaska, tiểu bang Alaska, tôi có hứa kể bạn nghe chuyện một pho tượng Phật trắng toát đã phiêu lưu từ miền Trung Việt Nam đến tận thành phố Anchorage ở miền băng giá Alaska. Tượng Phật này được an vị bất đắc dĩ trong một quán cà phê của người Mỹ, và trở thành một biểu tượng cho sự bình an đối với bất cứ ai từng ghé quán Side Street Espresso nằm trên đường G Street.

Tượng Phật ngồi bằng đá cẩm thạch này nặng gần 700 pounds, tức là hơn 310 kí-lô, cao chừng một mét. Sau khi tượng đến quán được một thời gian khá lâu, mùa hè năm 2011, nữ ký giả Julia O'Malley đã viết bài đăng trên báo Anchorage Daily News về pho tượng và người đã mang tượng đến Alaska.

Bà Julia kể rằng vài năm trước đó, ông Suel Jones, một thợ máy về hưu từng làm việc cho hãng dầu BP, đã có cảm tình với một pho tượng Phật được đẽo gọt bởi một nghệ nhân ở bên lề đường trên Núi Ngũ Hành Sơn (người Tây Phương gọi là Núi Đá Cẩm Thạch). Ngày ấy ông Suel đã du lịch đến vùng ngoại ô Đà Nẵng.

“Tôi chỉ nhìn pho tượng và biết rằng mình muốn nó hơn những tượng khác nằm quanh đấy,” ông nói với bà Julia. “Tôi không thể giải thích tại sao tôi thích tượng Phật ấy, có lẽ vì nét mặt, có lẽ vì chất liệu, tôi không thật sự hiểu.”

Thế rồi ông nói thêm rằng tượng gợi nhớ một thời quá khứ bất ổn khi ông là một người lính Thủy Quân Lục Chiến trẻ tuổi mới đến Việt Nam. Ông nhớ rõ một ngày nọ khoảng 40 năm trước, khi ông và các đồng đội tiến vào một ngôi làng gọi là Cam Lộ.

“Có một ngôi chùa bị bắn nổ tan tành,” ông kể.

Trong ngôi chùa tan hoang ấy, ông thấy một pho tượng Phật ngồi vững vàng, thanh tịnh giữa những đổ nát của chiến tranh. Điều đó khiến ông nghĩ đến những gì đang xảy ra cho đất nước Việt Nam, cho con người và cho truyền thống từ ngàn xưa của họ.

Tượng Phật cẩm thạch trông quen thuộc với ông vì lẽ ấy. Có lẽ vì nụ cười của Phật, như là vị Phật mà ông từng thấy lần đầu 40 năm trước nay bỗng trở về với ông. Cựu quân nhân này cảm thấy trong lòng một sự biết ơn mà ông không hề nghĩ mình có trước đây, về sự có mặt của Phật trong đời ông.

Thế là ông Suel đồng ý mua tượng Phật với giá $500. Ông tốn thêm gấp đôi số tiền để cho người ta chuyên chở tượng đến Alaska. Khi mua tượng thì ông không thật sự biết mình sẽ làm gì với nó. Chắc đặt ở ngoài vườn tại căn cabin của ông ở Glacier View, ông nghĩ vậy. Căn cabin và cũng là nhà của ông nằm cách xa Anchorage khoảng 100 dặm nằm trên bang lộ Glenn Highway. Khi tượng Phật đến Alaska, ông Suel đã lái một chiếc pickup và chở tượng ở đằng sau trong suốt mấy ngày. Lái xe đến đâu ông cũng gây chú ý. Ai ai cũng tò mò nhìn pho tượng Phật trắng ngần nằm trên xe của ông Suel. Ở các ngã tư đèn đỏ và ở trạm xăng, người lạ bước đến gần và hỏi ông về pho tượng ấy. Ai cũng thắc mắc, không biết tại sao ông Suel này lại mang Phật đến Alaska.

“Họ không ngần ngại khi bước đến và sờ tượng Phật ở đằng sau xe của tôi,” ông kể.

Ông đã chở Phật xuống phố đến quán cà phê Side Street Espresso, nơi mà ông là một khách hàng quen mặt trong hơn 20 năm. Ông muốn hai chủ nhân George Gee và Deb Seaton được thấy tượng. Bà Deb cho rằng tượng này nên đặt trong bảo tàng viện.

“Tôi đã xúc động đến muốn khóc,” bà Deb kể với ký giả Julia. “Tượng Phật sao mà đẹp quá.”

Thế rồi ông Suel xét lại, nghĩ rằng tượng Phật này không thể đặt ở một khu vườn hẻo lánh. Trong thời gian gần đây, ông sống nửa năm tại Glacier View và nửa năm còn lại ở Việt Nam, nơi ông làm việc với các hội cứu chiến binh của người Mỹ. Ông đã lập ra một hội chuyên trợ giúp các cựu chiến binh ở Alaska, bất kể họ trở về từ cuộc chiến nào trên thế giới. Tại Việt Nam thì ông phụ giúp trong công tác tháo gỡ mìn, xây nhà chơi cho trẻ em.

Ban đầu ông nghĩ đến việc bán tượng Phật để gây quỹ cho hội, và dùng tiền để làm thêm việc thiện ở Việt Nam. Cặp chủ nhân George và Deb đề nghị ông để Phật ở trong quán cà phê trong lúc chờ người mua.

Xe cần cẩu từng được dùng để đưa tượng Phật lên xe của ông. Giờ đây ông và hai người bạn không có xe cần cẩu để mang tượng xuống. Họ vận động thêm vài người bạn đến giúp một tay. Thế nhưng pho tượng nặng 700 cân chỉ có thể được mang từ trên xe xuống mặt đất, không thể nào khiêng vào bên trong quán cà phê. Mọi người nặn óc, đưa ra những sáng kiến. Thế nhưng đề nghị nào cũng thất bại. Tượng quá nặng so với sức của họ.

Thế rồi đúng lúc mọi người đành bó tay, chưa biết phải di chuyển Phật như thế nào, thì bỗng nhiên có hai ông lái xe mô-tô phóng qua. Ông nào cũng có đôi tay vạm vỡ đầy bắp thịt rắn chắc như cầu thủ chơi football. Hai ông mặc áo da đi xe mô-tô này đã phóng xe qua và rồi vòng xe lại vì muốn quan sát một bức tượng mà họ thấy xuất hiện kỳ lạ ở nơi đây. Khi biết nhóm ông Suel cần khiêng tượng vào trong tiệm, hai ông lái xe mô-tô liền ra tay giúp.

“Hai người này gần như tự họ khiêng Phật vào bên trong, không cần ai giúp,” ông Suel nhớ lại.

Thế là Phật được an vị trong quán cà phê Side Street như vậy. Họ đặt tượng giữa một tủ lạnh và một chiếc bàn với khăn ca-rô phủ bên trên. Hai năm trôi qua.

“Chúng tôi không may mắn trong việc bán tượng,” ông Suel kể. “Giống như là tượng đã quyết định ở lại đây, không muốn đi đâu hết.”

Quán Side Street có rất đông khách lui tới thường xuyên, và hầu như ai cũng cảm thấy thân quen với tượng. Họ thường ve vuốt những nếp y trên tượng. Đôi vai của Phật không còn bóng loáng vì có quá nhiều dấu tay sờ bên trên. Thế rồi họ dần dần đặt thêm đèn cầy ở cạnh tượng, choàng thêm vòng hoa trên Phật và biến góc nhỏ này thành nơi thờ phượng.

Khi được hỏi ý ông nghĩ sao về việc bức tượng thu hút người ta đến như vậy, ông Suel trả lời, “Có lẽ nước Mỹ chúng ta đang trải qua quá nhiều vấn đề rối rắm.” Ông nhắc đến nền kinh tế lúc ấy không được khá, chính trị bị chia rẽ, và có rất nhiều cựu quân nhân trở về từ hai cuộc chiến mới nhất. Ai cũng tìm cách thấu hiểu những gì đang xảy ra ở chung quanh họ.

“Họ cần bất cứ cái gì có thể cho họ một cảm tưởng bình yên, tĩnh lặng,” ông nhận xét.

Ông chủ George Gee dậy sớm mỗi ngày để vẽ chân dung và viết thực đơn cho món đặc biệt trong ngày trên một tấm bảng nhỏ. Là một họa sĩ, ông thường vẽ khuôn mặt của những nhân vật thời sự trong ngày kèm thêm lời châm biếm hài hước để mua vui thực khách. Chẳng hạn như mới đây ông George vẽ mặt anh chàng Edward Snowden để quảng cáo cho một món nước uống có pha thêm hương vị dừa “coconut,” để ám chỉ hành động dại khờ của anh khi tiết lộ hàng ngàn tài liệu mật của chính phủ Mỹ, để rồi phải trốn chạy qua Hồng Kông và nay bị mắc kẹt ở Nga.

George nói rằng tượng Phật đã trở nên quá thân thuộc với ông trong những lúc ông cần suy nghĩ nhất trong ngày. Ông nói quán cà phê luôn có một nguồn năng lực riêng của nó, và tượng Phật đã thật phù hợp trong không gian này.

“Tượng hình như đã có sẵn một năng lực huyền bí từ lâu,” ông nói. Lực đó đã khiến những tay anh hùng lái xe mô-tô phải rời xe của họ, và cũng có thể đã khiến một người quyết định đưa pho tượng nặng 700 cân đi nửa vòng trái đất đến đây, ông George nghĩ vậy.

Vào khoảng tháng Sáu năm 2011, những thân chủ của tiệm đã mau chóng truyền tin với nhau rằng có người đã trả giá mua tượng Phật và sắp mang tượng rời quán cà phê. Họ cảm thấy luyến tiếc khi nghĩ đến việc một ngày kia Phật không còn ngồi ở chỗ quen thuộc trong quán. Thế rồi khoảng hai tuần sau đó, một thân chủ đến uống cà phê như mọi lần. Khi mở bóp lấy tiền trả nước uống, ông cầm ra $3,000. Ông muốn mua tượng Phật với một điều kiện, ông George kể. Điều kiện duy nhất ấy là Phật phải ở trong tiệm này, không đi đâu hết.

Ông Suel đồng ý. Số tiền bán tượng ấy đã được ông Suel mang đến miền Trung Việt Nam để tiếp tục công tác từ thiện của hội Cựu Chiến Binh Cho Hòa Bình (Veterans for Peace).

“Tôi rất ngạc nhiên, bạn biết chăng,” ông Suel kể. “Nhưng rồi tôi cũng hiểu, tôi thấy rằng ông ấy cũng muốn chia sẻ tượng với mọi người.”

Thế nên giờ đây Phật vẫn còn an vị trong một quán cà phê nằm trên đường G Street ở Anchorage, Alaska, không ngồi trong một ngôi đền hoặc một ngôi chùa nào xa thế gian. Phật ngồi đó, tiếp tục thiền định với ánh mắt từ bi hướng về những người đang thảnh thơi thưởng thức một tách cà phê ấm hoặc bận chăm chú xem màn ảnh của điện thoại, với nét mặt đẹp sáng ngời, và với một nụ cười thân thuộc luôn mang đến sự bình yên. 

(VienDongDaily.Com - 17/06/2014)

(pq)

Phật Bên Hè Phố Oaktland



Trần Khải

Vina Vo (left), Lien Huynh and Kieu Do pray at Buddhist shrine.
Crime in the neighborhood has plunged since the shrine went up.
Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Câu chuyện được kể lại bởi phóng viên báo San Francisco Chronicle (sfgate.com) và đài truyền hình KPIX5: một tượng Phật nhỏ để ở góc phố, nơi đầy dẫy tội hình sự xảy ra, thế rồi trở thành một cái am nhỏ, và tội phạm khu phố giảm 82%... Chuyện hy hữu này xảy ra ở thành phố Oakland, Bắc California.
Phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com ngày 15-9-2014, rằng pho tượng Phật đã làm cho một khu  phố Oakland bình an.

Dan Stevenson không phải Phật Tử, cũng không phải tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào. Anh chỉ là một cư dân bình thường trên đường 11th Ave., trong khu phố Eastlake của Oakland. Năm 2009, khi vào tiệm bán vật dụng xây dựng Ace, chợt khởi tâm từ bi và đã mua pho tượng Phật cao 2 feet (tương đương 61 centimét) bằng đá, và anh gắn tượng này vào một góc phố trong khu cư dân góc đường 11 và đường 19.


Images of Buddha are the centerpiece of an
altar that grew around a single statue
placed by a non- Buddhist.
Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Anh hy vọng rằng tượng Phật để góc phố như thế sẽ làm bình an cho khu phố khét tiếng về tội hình sự này, nơi đủ thứ chuyện mua bán ma túy, sơn xịt, xả rác, bán dâm, cướp bóc, đánh nhau và trộm cắp. Vậy mà tuyệt vời, theo bài báo SFGate và đài KPIX. Cư dân tới cúng nơi chân tượng Phật: hoa, thức ăn, đèn cầy. Một nhóm phụ nữ Việt Nam mặc áo tràng bắt đầu tới trước pho tượng tụng kinh, câù nguyện.
Khu phố thay đổi lạ kỳ. Dân chúng không xả rác vào góc phố này nữa. Bọn thanh niên ngưng màn sơn xịt các bức tường quanh đó. Các tay buôn ma túy cũng kiếm chỗ khác làm ăn. Các cô gái mãi dâm lẳng lặng tìm nơi tụ tập xa hơn.

Phóng viên Chip Johnson hỏi cảnh sát về thống kê tội hình sự khu phố quanh pho tượng. Kể từ năm 2012, khi quý bà tới tụng kinh hàng ngày, tội hình sự giảm 82%. Các trường hợp cướp bóc giảm từ 14 vụ xuống còn 3 vụ, tấn công từ 5 vụ xuống thành số không, trộm từ 8 vụ còn 4 vụ, ma túy từ 3 vụ xuống số không, và bán dâm từ 3 vụ xuống cũng số không.
Người cảnh sát thống kê nói rằng không thể nói nguyên nhân vì sao, nhưng đó là các số thống kê.
Hồi năm 2009, khi người ta nghe chuyện Stevenson gắn pho tượng, bất giờ nhiều thứ cúng dường tới đặt nơi cửa nhà anh. Nghe y hệt như trong cuốn phim của Clint Eastwood có tựa đề "Gran Torino."
 
Stevenson kể, “Người ta để cả tấn trái cây, và thức  ăn đặc sản Việt Nam, và kẹo nữa, nhưng chỉ có tôi và vợ tôi tên là Lu đây, và chúng tôi không ăn hết nổi, nhưng chuyện cảm động là vậy.”
Anh nói với nhà báo, “Tôi đã cố gắng giảỉ thích về lý do đặt tượng Phật ở góc phố. Tôi không có gì xúc phạm hết, nhưng tôi không tin những gì quý vị tin.”

Vậy mà anh chàng vô thần Stevenson đã biến đổi cả khu phố.


 Vina Vo (left) and Kieu Do pray at sunrise near a Buddhist shrine
at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland.
Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Bây giờ, cứ mỗi buổi sáng, lúc 7 giờ sáng, các Phật Tử rung chuông, gõ mõ, tụng kinh buổi sáng. Pho tượng nguyên thủy bây giờ được đặt trong một cái am nhỏ xây lên, trong đó có kiến trúc ngôi chùa gỗ tí hon, cao 10 feet (tương đương 3 mét), và trong am  này có thêm một số tượng nhỏ nữa, và vật phẩm thờ cúng.
Alicia Tatum, 27 tuổi, nói với phóng viên, “Chỗ này hồi đó bị người ta tới xả rác. Nhưng bây giờ chung quanh là hoa cúng Phật, và cứ mỗi sáng quý bà ra góc phố này tụng  kinh.”

Và những ngày cuối tuần, tín đồ tới khoảng hơn một tá người: dân da đen, dân da trắng, đủ sắc dân... theo lời Andy Blackwood, một cư dân gần đó. Mới hai tuần trước, một nhóm du khách Đức quốc tới thăm ngôi đền thờ tí hon này.

Blackwood  nói, “Mấy tay buôn ma túy biến đi hẳn rồi, các cô  gái giang hồ cũng không thấy tới nữa.”
Ngồi đền tí hon thờ Phật này hai lần đứng vững trước nỗ lực muốn gỡ bỏ: 1 lần là từ dân hình sự, lần thứ  nhì là từ chính quyền. Cả 2 lần đều không đẩy được tượng Phật này đi.

Hồi mới gắn tượng Phật ra góc phố, một tên trộm tìm cách cạy tưọng này ra, nhưng Stevenson trước đó đã hàn cứng khung bằng các thanh sắt và chân đế dán bằng keo tổng hợp trị giá 35 đôla. Thế nên, tượng Phật không hề nhúc nhích.

Rồi vào năm 2012, sau khi một cư dân than phiền, thành phố cho nhân viên xuống gỡ pho tượng, nhưng dân chúng túa ra bảo vệ ngôi chùa tí hon, và các viên chức thành phố quyết định là sẽ “nghiên cứu” thêm chuyện này. Hai năm sau, chuyện này không được chính quyền nhắc tới nữa, và tượng Phật vẫn an vị nơi đó.

Khi phóng viên Chip Johnson tới thăm ngôi chùa nhỏ này, lúc đó có 4 phụ nữ nơi đó, họ có vẻ không nói được, hay không hiểu  được tiếng Anh, nhưng có vẻ như họ tin rằng Johnson là mới chuyển sang theo  Đạọ Phật.

Phóng viên báo  SFGate kể rằng khi anh bắt đầu nói, một phụ nữ trong nhóm đó lễ phép lấy cây bút của anh từ một tay, lấy cuốn sổ từ tay kia của anh, và hướng dẫn anh cách chắp tay trước ngực, cúi đầu vái pho tượng và lập laị lời niệm Phật theo phụ nữ này. Anh Johnson cũng làm theo y hệt vậy.

Đám đông nhìn thấy anh chắp tay, niệm Phật như thế... đã “oh..." rồi "ah...”... Phụ nữ kia mới bảo anh Johnson ngồi xuống, xếp bằng trên một chiếc thảm đặt trên đường, và đặt một kệ gỗ với cuốn kinh trước mặt anh Johnson...  Anh ngồi như thế và hạnh phúc khi tự thấy anh ngồi kiểu giống hệt như Đức Phật. Và anh nghĩ, có lẽ đó là lý do quý bà Phật tử chung quanh ưa thích thấy anh như thế.

Thế rồi, khi anh đưa ra một câu hỏi... và lần này, vị phụ nữ hướng dẫn tâm linh như dường hiểu, và nói mấy chữ tiếng Anh, “Next week.” (Tuần sau nhen.)

Anh Johnson nghĩ rằng anh đã tìm thấy đủ những gì anh tìm... và kết quả là bài phóng sự trên báo SFGate.com.

Monday, September 29, 2014

Hòa Thượng Hải Hiền 112 tuổi Niệm Phật Vãng Sanh

http://youtube.com/watch?v=P0GymJ2q_24
Hòa Thượng Hải Hiền thọ 112 tuổi - Niệm Phật Vãng sanh

Sunday, September 28, 2014

Thiền Thoại



Như Đức - Hạnh Huệ
*
1.- Ba Món Đồ Cổ
Đệ tử của thiền sư Nhất Hưu là tướng quân Túc Lợi, mời thiền sư Nhất Hưu đến nhà dung trà, và đem những món đồ cổ bày ra và luôn miệng hỏi cách nhìn của Thiền sư. Thiền sư đáp:
- Rất tốt! Để tăng them sự sáng chói của những món đồ cổ của ông, ta cũng có ba món:
1 - Khối đá của Bàn Cổ lúc khai thiên lập địa.
2 - Chén ăn cơm của đại thần trung kiên nhiều triều đại.
3 - Cây gậy vạn năm của cao tăng dung.
Nếu như ông thâu cất vào một chỗ thì hay lắm.
Tướng quân vui mừng quá nói:
- Cám ơn Thiền sư, cần bao nhiêu tiền một món.
Nhất Hưu đáp:
- Chẳng cần cám ơn, mỗi vật cần một ngàn lượng bạc.
Tướng quân tuy đau lòng nhưng biết ba món này giá trị rất cao, do đó xuất ba ngàn lạng bạc mua, sai thị tùng theo thiền sư Nhất Hưu đi trước đem cổ vật về. Nhất Hưu về đến chùa bảo đệ tử rằng:
- Đem viên đá chận cửa ra đây, lại có chén cơm cho chó ăn và cây gậy mà chính ta mua hết mười đồng bạc, đem cho người này mang về đi!
Thị tùng của tướng quân mang ba món đồ về trình cho chủ và nói rõ mọi chuyện. Tướng quân quá giận, chạy đến tìm Thiền sư Nhất Hưu nói cho ra lẽ. Nhất Hưu tươi cười dạy:
- Trước mắt chính là lúc đói kém, mỗi nhà dân thường không đủ ba bửa cơm, tướng quân lại có lòng dạ nào mà thưởng thức đồ cổ? Nên tôi đem ba ngàn lạng bạc của ông cứu giúp dân nghèo, thay ông tạo công đức. Giá trị này trọn đời dùng chẳng hết, so với đồ cổ còn quý báu hơn.
Tướng quân ngài sự hổ thẹn ra, càng them bội phục trí tuệ và từ bi của Thiền sư.

2. Nhất Hưu Phơi Tạng Kinh
Thiền sư Nhất Hưu lúc ở làng dưới núi Tỉ Duệ, có một hôm thấy tín đồ lũ lượt lên núi Tỉ Duệ, té ra chùa trên núi này đang phơi kinh. Truyền thuyết cho rằng lúc phơi tạng kinh, nếu gió thổi qua kinh, ai đón được gió này, có thể tiêu trừ tai ách, tăng trưởng trí tuệ. Do đó người ta đua nhau lên núi. Thiền sư Nhất Hưu biết được cũng nói:
- Ta cũng phải phơi tạng kinh.
Nói xong, Nhất Hưu bèn cởi trần phơi bụng nằm trên đám cỏ đang nắng, rất nhiều tín đồ muốn lên núi trông thấy, rất khó chịu, thật là không dễ coi tí nào. Pháp sư của tự viện trên núi bèn đến khuyên Nhất Hưu, không nên mất oai nghi như thế.
Nhất Hưu rất thật thà giải thích:
- Tạng kinh mấy ông phơi là cái chết, sẽ sanh trùng, không hoạt động. Tạng kinh tôi phơi là cái sống, biết thuyết pháp, biết làm việc, biết ăn cơm người có trí tuệ phải biết tạng kinh như thế mới đáng quý.
3. Nhất Hưu Ăn Mật
Thiền sư Nhất Hưu lúc còn là một chú bé Sa di đã có phong cách thiền.
Một tín đồ đem lọ mật biếu thầy của Sư. Vị thầy hôm đó vừa phải ra ngoài, nghĩ bụng: Lọ mật này đặt trong phòng thật không an toàn, Nhất Hưu có thể ăn vụng. Nhân đó kêu Nhất Hưu lại dặn:
- Nhất Hưu! Vừa rôi tín đồ mang đến đây một lọ thuốc độc rất mạnh, rất nguy hiểm. Con ngàn vạn lần không được tham ăn.
Nhất Hưu là một người rất lanh lợi, ông đương nhiên hiểu ý thầy, sau khi thầy đi, ông bèn ăn sạch lọ mật. Thưởng thức no nê rồi, nghĩ bụng lúc thầy về không biết đối phó ra sao đây? Linh cơ máy động, ông bèn thuận tay đập bể luôn bình hoa thầy yêu thích nhất. Lúc thầy trở về, Nhất Hưu nằm lăn ra đất gào khóc, tức tưởi thưa thầy:
- Sư phụ! Con phạm lỗi lầm không thể tha thứ rồi!
- Nhất Hưu! Con làm việc gì sai quấy?
- Sư phụ! Con làm bể bình hoa Thầy yêu thích nhất rồi!
- Nhất Hưu! Sao con lại vụng về đập bể bình hoa đáng quý như thế ?
Nhất Hư vô hạn hối hận sám hối:
- Sư phụ! Con không nên đập bể bình hoa của Thầy, để bày tỏ lòng sám hối, hướng về Thầy mà đền trả, con chỉ đành tự sát để tạ tội, do đó đã uống sạch lọ thuốc độc của Thầy rồi!
Cách sám hối này, khiến thầy nghẹn ngào như nuốt phải thuốc đắng, dở khóc dở cười.
4. Đuổi Lên Thiên Đường
Thiền sư Nhất Hưu ra ngoài hành khước, do trời đã sập tối, bèn tá túc ở nông trang. Đêm khuya chợt thức giấc vì tiếng khóc kể cả dây. Té ra chủ nhân nhà bên bị bệnh qua đời. Nhất Hưu bèn nói:
- Thật là bất hạnh, ta đi tụng kinh siêu độ cho ông ta vậy !
Vì người chết này lúc sống làm nghề bắt cá bẩy chim, nên lúc nằm bệnh thường vì nghiệp sát mà bất an. Người nhà bèn yêu cầu thiền sư Nhất Hưu bày cách, để người chết có thể lên thiên đường.
- Thiền sư Nhất Hưu tụng kinh xong, bèn đề chữ lên một tờ giấy, để người chết nắm trong tay, và bảo người nhà của ông ta:
- Xong rồi, người chết sẽ đến Thiên đường. Các người cứ yên lòng đi !
Quyến thuộc người chết rất cảm động vì sự chiếu cố của Nhất Hưu, nhưng cũng rất tò mò không biết Nhất Hưu viết chữ gì trên giấy ? Thế là họ mở ra chỉ thấy viết:
- Tội nghiệp sát sanh mà người này đã phạm, nhiều như núi Tu-di, sợ ngay cả sổ sách của Diêm vương cũng kiếm không ra chỗ để ghi chép.
Vợ người chết xem xong, trong lòng rất buồn bực vì sao Nhất Hưu lại đùa bỡn như thế?
Nhất Hưu nói:
- Này bà, nghiệp sát của chồng bà, bà không thừa nhận là nhiều bằng núi Tu-di sao?
- Tôi thừa nhận, chỉ là chẳng lẽ không có cách nào để siêu độ cho ổng hay sao?
Nhất Hưu:
- Tôi vốn tụng kinh là để tiêu tội, giải nghiệp, nhưng bà yêu cầu như thế, do đó tôi mới viết thư báo cho Diêm vương. Người mà tội ác lớn cùng cực như thế, thật nên đuổi lên Thiên đường, khỏi bị ghi vào sổ sách không đủ chỗ mà phiền phúc. Chồng bà cầm thư này, nhất định có thể đến Thiên đường.

5. Y Phục Ăn Cơm
Thiền sư Nhất Hưu có một vị đệ tử tướng quân. Một hôm, tướng quân mời Sư phụ dung cơm. Thiền sư Nhất Hưu đến nơi, người thủ vệ thấy Sư mặc y phục tơi tả, không cho vào. Thiền sư Nhất Hưu không có cách gì, đành trở về thay áo tràng lớn đi dự tiệc. Đang lúc dung cơm, Nhất Hưu đem thức ăn bỏ vào tay áo. Tướng quân trông thấy rất lạ lung, bèn nói:
- Sư phụ! Trong nhà Thầy có mẹ già phải không? Hay trong chùa có đại chúng? Đợi một lát, con sai người nấu thức ăn đưa đi. Bây giờ mời Thầy dung trước!
Thiền sư Nhất Hưu nói:
- Hôm nay ông mời là mời y phục ăn cơm, chứ đâu phải mời ta ăn cơm, do đó ta cho y phục ăn!
Tướng quân nghe không rõ ý trong lời nói của Thiền sư: Thiền sư Nhất Hưu đành giải thích.
- Lần thứ nhất ta đến, vì mặc pháp y cũ rách, thủ vệ của ông không chịu cho ta vào, ta phải về nhà thay áo tràng mới, anh ta mới cho ta vào, đã lấy phục cũ mới làm tiêu chuẩn chủ khách, do đó ta cho là ông mời y phục ăn cơm, ta bèn cho y phục ăn vậy.
6. Trà Đạo
Đệ tử thiền sư Nhất Hưu là Châu Quang, có tật ngủ gật kinh niên, đến nổi trong trường hợp công cộng thường thường tư thái không nghiêm chỉnh. Vì thế Sư rất khổ não, liền đi hỏi thầy thuốc, thầy thuốc khuyên Sư nên uống nhiều trà. Châu Quang nghe theo lời chỉ bảo của thầy thuốc, mà sau quả thật không còn ngủ gật nữa. Nhân đây, Sư dần dần thích uống trà, và cho rằng lúc uống trà cũng cần đầy đủ lễ tiết, thế là sư sáng lập "trà đạo", sau được tôn làm Trà Tổ.
Hoàn thành trà đạo rồi, thiền sư Nhất Hưu bèn hỏi Sư:
- Châu Quang! Ông dùng tâm thái nào để uống trà?
Châu Quang đáp:
- Vì khỏe mạnh mà uống trà.
Thế rồi thiền sư Nhất Hưu đưa công án "Uống trà đi! " của Triệu Châu cho Sư, bảo:
- Có học tăng xin thiền sư Triệu Châu dạy cho đại ý Phật pháp, Triệu Châu đáp "Uống trà đi!". Ông đói với sự kiện này có cách nhìn như thế nào?
Châu Quang lặng thinh. Tiếp đó thiền sư Nhất Hưu sai thị giả mang đến một chén trà, ngay lúc Châu Quang bưng chén trà trên tay, thiền sư Nhất Hưu bèn hét một tiếng, và đánh rơi chén trà trên tay Sư xuống đất, nhưng Châu Quang vẫn chẳng động mảy may. Qua một lúc, Châu Quang nói lời tạ từ thiền sư Nhất Hưu và đứng lên đi về phía Huyền Quan. Thiền sư_Nhất Hưu kêu lên:
- Châu Quang!
Châu Quang quay đầu thưa:
- Đệ tử đây!
Thiền sư Nhất Hưu hỏi:
- Chén trà đã rơi xuống đất, ông lại có trà uống chăng?
- Đệ tử vẫn còn uống trà.
Thiền sư Nhất Hưu chẳng chịu thôi, hỏi tiếp:
- Ông đã chuẩn bị rời đây đi chỗ khác, làm sao mà nói vẫn đang uống trà?
Châu Quang thành khẩn nói:
- Đệ tử đến bên đó uống trà.
Thiền sư Nhất Hưu lại hỏi:
- Ta vừa hỏi ông tâm đắc của việc uống trà, ông chỉ hiểu được bên này uống, bên kia uống, nhưng hoàn toàn không tâm đắc. Có loại vô tâm uống trà này, sẽ là thế nào?
Châu Quang trầm tĩnh đáp:
- Trà vô tâm, liễu xanh hoa thắm.
Thiền sư Nhất Hưu rất vui, liền ấn khả cho Sư, Sư hoàn thành xong trà đạo mới.
7. Chẳng Cần Chùi.
Có một thanh niên tánh tình hung bạo, dễ nổi giận, lại thích đánh lộn, do đó rất nhiều người ghét hắn. Một hôm trong lúc vô tình đi lang thang đến chùa Đại Đức, gặp dịp nghe thiền sư Nhất Hưu đang thuyết pháp. Nghe xong anh ta phát nguyện sửa đổi lỗi xưa, thưa với Thiền sư rằng:
- Sư phụ! Con về sau không theo người đánh nhau, cãi lộn nữa để khỏi bị người ghét bỏ, dù có bị người nhổ vào mặt cũng chỉ nhịn nhục chùi đi, làm thinh mà chịu.
Thiền sư Nhất Hưu nói:
- Ái! Đâu cần, hãy để nước miếng tự khô đi, không cần chùi!
- Đâu được! Làm sao chịu cho nổi?
Thiền sư Nhất Hưu nói:
- Đây chẳng có gì chịu nổi hay không chịu nổi, anh cứ coi như muỗi mòng đậu trên mặt, chẳng đáng đánh hay chửi nó. Tuy bị khạc nhổ, nhưng không phải là bị nhục nhã gì, cười nhẹ mà nhận!
- Nếu đối phương không khạc nhổ mà đánh mình thì sao?
- Cũng vậy! Chẳng cần quá để ý! Đây chẳng qua chỉ là một cái đấm mà thôi.
Thanh niên nghe xong, cho là lời của thiền sư Nhất Hưu không có lý chút nào, nhịn không nổi, hốt nhiên đấm vào đầu thiền sư Nhất Hưu rồi hỏi:
- Hòa Thượng hiện tại thế nào ?
Thiền sư Nhất Hưu rất lo lắng nói:
- Đầu của ta cũng như đá, chẳng có cảm giác gì, ngược lại tay của anh chắc là đau lắm rồi!
Thanh niên im lìm không nói nên lời.
8. Tôi ở đâu ?
Thiền sư Vô Căn có lần nhập định ba ngày, bị mọi người cho là đã chết, liền đem thân thể Sư thiêu hóa. Qua mấy hôm, thần thức của thiền sư Vô Căn xuất định, lại tìm không ra thân của mình. Ủại chúng thường nghe tiếng nói một mình bi thảm của Sư:
- Ta? Ta ở đâu ?
Nhất là về đêm, tiếng tìm kiếm thân thể của thiền sư Vô Căn càng thêm bi thiết, náo động khiến mọi người đều rất bất an.
Có một hôm, bạn của thiền sư Vô Căn là thiền sư Diệu Không biết được việc này, bèn bảo đại chúng trong chùa rằng:
- Tối nay, tôi muốn ở tại phòng của thiền sư Vô Căn. Lúc sư đến, tôi muốn đàng hoàng nói chuyện với sư ấy. Xin các ông chuẩn bị dùm tôi một bồn lửa, và một thùng nước. Tôi muốn để ông ta hiểu rõ cái gì là "ta".
Giữa khuya thiền sư Vô Căn đến, rất bi thương kêu lên:
- Tôi ư ? Tôi đến đâu rồi ?
Thiền sư Diệu Không rất điềm tĩnh đáp:
- Ông ở trong bùn đất.
Thiền sư Vô Căn chui vào trong đất bùn, tìm Đông, tìm Tây, tìm rất lâu, nhưng chưa tìm được, rất bi thương nói:
- Trong đất không có ta!
Thiền sư Diệu Không nói:
- Đó có thể ở trong hư không, ông vào hư không mà tìm xem!
Thiền sư Vô Căn vào không trung tìm rất lâu, nhưng vẫn thê thiết nói:
- Hư không cũng không có ta! Ta rốt cuộc ở đâu ?
Thiền sư Diệu Không chỉ vào thùng nước nói:
- Đại khái ở trong đây chăng?
Thiền sư Vô Căn tự tại nhào vào thùng nước, không bao lâu, lại chui ra đau khổ nói:
- Tôi ở đâu ? Trong nước cũng không có!
Thiền sư Diệu Không chỉ vào trong bồn lửa nói:
- Ông ở trong lửa!
Thiền sư Vô Căn nhào vào lửa nhưng vẫn không tìm ra.
Lúc đó thiền sư Diệu Không mới thật tình bảo thiền sư Vô Căn rằng:
- Ông có thể vào đất, xuống nước, cũng có thể vào lò lửa hừng hực, lại có thể tự do tự tại ra vào hư không, ông lại còn đi đòi cái thân thể nhơ nhớp kia, cái vỏ màu mè nơi nào cũng chẳng tự do làm cái gì ?
Thiền sư Vô Căn nghe xong, bừng tỉnh. Từ đây không còn ồn ào tìm "ngã" nữa.
9. So Với Mình Ưu Tú Hơn
Thiền sư Nga Sơn Từ Trác được ấn khả từ thiền sư Nguyệt Thuyền Thiền Tuệ. Nguyệt Thuyền bảo Sư rằng:
- Ông là bậc đại khí, đến nay trọn có thể thành tựu. Từ nay về sau, thiên hạ không ai làm gì được ông, ông nên phát tâm tham phỏng thiện tri thức nữa đi, không được quên hành khước vân du là nhiệm vụ của thiền gia.
Có một hôm Nga Sơn nghe nói thiền sư Bạch Ẩn ở Giang Hộ khai giảng "Bích Nham Lục", liền đến Giang Hộ tham vấn thiền sư Bạch Ẩn và trình lên kiến giải của mình. Ai dè thiền sư Bạch Ẩn lại nói:
- Kiến giải của ông có được từ chỗ ác tri thức, nhiều mùi hôi xông vào ta.
Thế rồi liền đuổi Nga Sơn đi. Nga Sơn chẳng phục lại vào thất ba phen nữa, ba lần đều bị đánh đuổi ra. Nga Sơn nghĩ bụng: Ta được ấn khả rồi, chẳng lẽ thiền sư Bạch Ẩn nhìn không rat a có thực ngộ ? Hoặc cho là định khảo nghiệm ta chăng!
Sư liền lại đến gõ cửa thiền sư, nói:
- Mấy lần trước đều vì con ngu si mà xúc phạm thiền sư, mong Thầy rủ long từ dạy dỗ , con nhất định rỗng long lãnh nhận.
Thiền sư Bạch Ẩn nói:
- Ông tuy gánh một bụng thiền ngoài da, đến bờ sanh tử đều không đắc lực, nếu như muốn thong khoái bình sanh phải nghe "tiếng viỗ của một bàn tay" của ta.
Nhân đây, Nga Sơn liền theo hầu dưới tòa thiền sư Bạch Ẩn bốn năm và cuối cùng khai ngộ vào năm ba mươi tuổi. Nga Sơn là học trò giỏi cuối đời của thiền sư Bạch Ẩn, cơ dụng cao vút khéo léo, chấn hưng mạnh mẻ môn phong Bạch Ẩn. Về sau lúc tuổi về già, Sư ở ngoài sân sửa chữa giường nằm, tín đồ trông thấy, lấy làm lạ hỏi:
- Thiền sư Ngài có nhiều đệ tử như thế,việc vặt này vì sao phải đích thân sửa chữa?
Thiền sư Nga Sơn nói:
Việc vặt người già không làm thì muốn làm cái gỉ
Tín đồ nói:
- Người già thì có thể tu hành!
Thiền sư Nga Sơn rất bất mãn hỏi ngược lại:
- Ông cho là xử lý việc tạp không phải là tu hành saỏ Đức Phật vì đệ tử xỏ kim, vì đệ tử nấu thuốc, lại tính saỏ
Tín đồ cuối cùng hiểu rõ thiền trong sinh hoạt.
10. Phơi nấm hương cô

Trong chùa Vĩnh Bình, có một vị thiền sư tuổi đã ngoài tám mươi, đang phơi nắm đông cô dưới trời nắng chang chang. Hòa Thượng trụ trì là thiền sư Đạo Nguyên trông thấy nhịn không được nói:
- Trưởng lão! Ông tuổi đã già như thế, vì sao lại nhọc nhằn làm việc ấy? Mà thầy bất tất cực khổ thế! Tôi có thể kiếm người làm thế thầy.
Thiền sư già không do dự đáp:
- Người khác không phải là tôi !
Đạo Nguyên:
- Nói không sai! Nhưng muốn làm cũng không cần phải lúc mặt trời chói chang thế này!
Thiền sư già:
- Trời nắng không phải phơi nắm, chẳng lẽ đợi trời râm hay trời mưa mới phơi ?
Thiền sư Đạo Nguyên là chủ một chùa, chỉ đạo muôn nơi, nhưng gặp vi thiền sư già này, rốt cuộc phải chịu thua.

11. Diệu dụng của Thiền
Thiền sư Tiên Nhai, ra ngoài hoằng pháp, giữa đường gặp một cập vợ chồng đang cãi nhau.
Bà vợ:
- Ông mà là chồng cái gì, chẳng giống đàn ông lấy một chút!
Ông chồng:
- Mi chửi hả, mi mà chửi nữa, ta sẽ đánh mi!
Bà vợ:
- Tui cứ chửi, ông không giống đàn ông!
Lúc ấy, thiền sư Tiên Nhai nghe xong, bèn lớn tiếng kêu người đi đường:
- Các người đến đây xem nè, xem đấu trâu phải mua vé vào cửa, xem đá dế, đá gà đều phải mua vé, bây giờ đấu người không cần vé, mọi người đến xem đi!
Vợ chồng nọ vẫn tiếp tục cãi nhau.
Chồng:
- Mi nói một câu ta không giống đàn ông nữa, ta sẽ giết mi!
Vợ:
- Giết đi! Giết đi! Tôi nói ông không giống đàn ông!
- Tuyệt vời! Bây giờ đòi giết người rồi, mau đến xem!
Người đi đường:
- Hòa thượng lớn tiếng om xòm làm gì? Vợ chồng cãi nhau liên can gì đến ông?
Tiên Nhai:
- Sao không liên quan đến tôi? Ông không nghe họ muốn giết người sao? Giết chết người cần phải mời Hòa thượng tụng kinh, lúc tụng kinh, không phải ta có phong bì tiền sao?
Người đi đường:
- Thật há có lý này, vì phong bì tiền mà mong giết người!
Tiên Nhai:
- Mong không chết cũng được, đó là ta muốn thuyết pháp.
Lúc ấy, ngay vợ chồng đang cãi nhau cũng ngừng lại, hai bên chẳng hẹn đồng vây quanh nghe thiền sư Tiên Nhai cãi nhau với người ta cái gì. Thiền sư Tiên Nhai bèn dạy dỗ cập vợ chồng cãi nhau:
- Băng lạnh có dày cách mấy, mặt trời lên đều phải chảy ra, cơm rau có lạnh, nhóm lửa đốt củi là có thể nấu nóng, vợ chồng có duyên sống chung một chõ, nên làm mặt trời ấm áp người khác , làm củi lửa thành thục người khác. Mong vợ chồng hiền biết thương kính lần nhau.

12. Chẳng phải ống truyền thanh
Có một vị học tăng đi bái phỏng thiên sư Triết Chu, muốn xin thiền sư Triết Châu giảng vê Lâm Tế Ngữ Lục cho ông. Thiền sư Triết châu nói:
- Đây là anh chọn lầm đối tượng rồi, muốn nghe “Lâm Tế Lục”, tốt nhất là tìm thiền sư Hồng Thuyên ở chùa Viên giác.
Vị học tăng thưa:
- Không! Con đã nghe qua sự giảng thuật của thiền sư Hồng Thuyên rồi. Nghe nói Thầy là đệ tử chân truyền của thiền sư Trích Thủy chùa Thiên Long, con nhất định muốn được nghe thầy giảng.
Thiền sư Triết Chu đôi ba phen từ chối chẳng được, chỉ đành dẫn vị học tăng này đến sân tập võ, cùng luyện võ. Tập đến lúc cả hai toàn thân đổ mồ hôi như mưa, mới dừng. Sau đó, thiền sư Triết Chu lại đem học tăng này trở lại pháp đường như trước. Một mặt lau mồ hôi, một mặt cười mỉm bảo học tăng:
- Thế nào? Tôi giảng Lâm Tế Ngữ Lục hay không?
Học tăng cả kinh, thiền sư Triết Chu chỉ luyện một đường võ, đâu từng giảng qua Lâm Tế Lục? Thiền sư hỏi câu này, học tăng chẳng biết đáp sao cho tốt
Thiền sư Triết Chu lại hỏi:
- Lâm Tế ngữ Lục ta giảng ra sao?
Học tăng bất đắc dĩ đáp:
- Thiền sư Lâm Tế Ngữ Lục của Thầy chỉ là một bộ kiếm phổ sao?
Thiền sư Triết Châu lúc ấy mới khẩn thiết khai thị:
- Ta là kiếm khách, do đó ta chỉ đề xướng kiếm đạo, ta tuy cũng theo thiền sư học thiền, nhưng không mong học hành vi của thiền giả thông thường. Đầu tiên phải biết “Lâm Tế Ngữ Lục” tuyệt không phải là bàn luận suông, lại không phải là có thể hiểu hết trên ngôn ngữ miệng lưỡi. Đến như sự giảng giải của gia sư ta là thiền sư Trích Thủy, ta càng không theo học, vì ta không phải là ống truyền thanh.
Học tăng không đồng Ỷ nói:
- Theo như lời nói của Thiền sư thì lịch đại Tổ sư đại đức truyền tâm chẳng lẽ cũng đều là ống truyền thanh hết sao ?
Thiền sư Triết Chu lại bảo cho học tăng một lần nữa:
- Truyền pháp truyền tâm tự là truyền pháp truyền tâm. Ống truyền thanh tự là ống truyền thanh.
13. Chân tâm chẳng mờ
Quốc sư Mộng Song ở Thiên Lòng tự, từng làm thầy của bảy triều vua, thọ nhận ân điển của triều đình rất lâu, lại được mọi người trong xã hội cùng tín đồ Phật giáo quỶ kính. Có một hôm trên đường về kinh, qua chùa Diệu Tâm, Sư thuận đường đến thăm thiền sư Quan Sơn.
Thiền sư Quan Sơn nghe Quốc sư Mộng Song đến thăm, vội vàng đắp cà sa cũ nát, đi thẳng ra ngoài sơn môn nghinh tiếp. Hai người chuyện trò rất cao hứng. Nhưng tại ngôi chùa nghèo nàn này của Quan Sơn, hiện chẳng có vật gì chiêu đãi Quốc sư. Bất đắc dĩ, thiền sư Quan Sơn lấy mấy đồng tiền trong hộp đựng nghiên mực ra, sai thị giả đến bên ngoài chùa mua ít bánh nướng về cúng dường Quốc sư. Quốc sư rất cảm kích tấm long của thiền sư Quan Sơn, cũng chẳng khách sáo mà ăn hết bánh nướng rồi lên đường.
Bình thường Quốc sư Mộng Song khi vào hoàng cung, đều có rất nhuiều tùy tùng đi theo, vô cùng trang trọng. Một hôm, trong cung tuyên triệu Quốc sư Mộng Song ngồi kiệu lại đi qua trước cửa chùa Diệu Tâm, thấy thiền sư Quan Sơn một mình đang tự tại quét sân, Sư không đem lá rụng đổ đi mà gom lại để làm củi chụm.
Mộng Song thấy tình cảnh này, không nhịn được than thở với thị giả ngồi bên:
- Tông môn của ta bị Quan Sơn đoạt mất rồi!
Thiền sư Quan Sơn mỗi lần đến thăm quốc sư Mộng Song, ắt nhất định đến con suối nhỏ trước chùa rửa chân để khỏi hai chân bết bùn, làm dơ điện đường hoa lệ của chùa Thiên Lòng. Về sau, quốc sư Mộng Song sai học tăng của chùa Thiên Lòng đem một tảng đá lớn bằng phẳng đặt tại chỗ rửa chân bên suối, để thiền sư Quan Sơn lúc rửa chân được dễ dàng một chút.
Khá lâu về sau, thiền sư Quan Sơn mới biết tảng đá này do quốc sư Mộng Song sai người đặt, chẳng khỏi thở dài than:
- Quốc sư đáo để là Quốc sư, cơ sở của tông môn ông ta so với tảng đá lớn này còn muốn vững chắc mà lại cứng hơn!
Hiện tại viện Đại Long trong núi Diệu Tâm vẫn còn bảo tồn “tảng đá Quốc sư Quan Sơn rửa chân” này.
14. Bố Thí Vàng Lá
Vào một đêm đông giá lạnh, có một người ăn mày tay chân run rẩy gõ am thất của thiền sư Vinh Tây, rưng rưng nước mắt nói:
- Thiền sư! Vợ con con đã nhiều ngày chưa có hạt cơm vào bụng. Con đã tìm đủ mọi cách định cho họ no ấm mà cuối cùng không làm gì được, suốt ngày đi trong sương tuyết khiến con bệnh cũ tái phát. Bây giờ con đã kiệt lực rồi, nếu như cứ kiểu này, vợ con con sẽ đều chết đói. Thiền sư! Xin ngài giúp chúng con với!
Thiền sư Vinh Tây nghe nói rất cảm thông nhưng bên mình không có tiền tài, lại không có thức ăn, làm sao giúp? Nghĩ đi nghĩ lại, bất đắc dĩ, chỉ đành cầm vàng lá chuẩn bị dùng trét tượng Phật ra bảo người ăn mày:
-Lấy chút vàng lá này cầm đi đổi tiền mau lên!
Lúc ấy, nhiều đệ tử dưới tòa đều lộ vẻ kinh sợ nhìn quyết định của thiền sư Vinh Tây, vẻ bất mãn hiện lên mặt, rồi cùng kháng nghị:
- Lão sư! Vàng lá này là vàng tô Phật. Thầy vì sao lại dễ dàng mà đưa cho người khác?
Thiền sư Vinh Tây rất ôn hòa vui vẻ nói với đệ tử:
- Cũng cho các ông đối với việc làm của ta, không cách nào hiểu nổi. Nhưng ta thực là vì tôn kính Phật đã mới làm như thế.
Bọn đệ tử không hiểu lời thầy, vẫn tức tối nói:
- Lão sư! Thầy là vì tôn kính Phật đã mới làm như thế. Vậy thì chúng ta đem tượng Phật đi bán, rồi lấy tiền ra bố thí, cái loại không trọng tín ngưỡng này cũng là tôn trọng Phật đà sao?
Thiền sư Vinh Tây:
- Ta coi trọng tín ngưỡng, ta tôn kính Phật đà, cho dù xuống địa ngục, ta cũng muốn vì Phật đà mà làm như thế
Bọn đệ tử chẳng phục, càm ràm nói:
Đem vàng tô tượng đưa cho người, đây là tôn kính Phật đà!
Thiền sư Vinh Tây cuối cùng lớn tiếng trách mắng đệ tử:
Phật đà tu đạo, cắt thịt cho chim ưng, xã than cho cọp đói, tại chỗ chẳng tiếc, Phật đối đãi với chúng sanh thế nào? Các ông có thể biết Phật chăng?
Đệ tử lúc này mới hiểu rõ long từ bi của thiền sư Vinh Tây. Té ra cách làm của Sư là chân chính phù hợp với tâm Phật.
15. Sự Rèn Luyện Của Thầy
Thiền sư Trích Thủy lúc trẻ, đầu tiên đến tham vấn thiền sư Nghi Sơn, nhân gia phong của Nghi Sơn rất nghiêm khắc và miên mật, chẳng dễ dàng dùng phương tiện tiếp người. Đối với thiền giả đi du phương vân thủy, thường dung câu: ỀChúng ở đã chật, không nhận tăng hành khước đến xin tá túcỂ. Nhưng thiền sư Trích Thủy không vì sự cự tuyệt của thiền sư Nghi Sơn mà thối chuyển. Sư quỳ tại cửa ba ngày, tuy trời mưa ướt cả người, vẫn như như bất động. Đến ngày thứ bảy, môn đầu mới cho phép vào bái kiến thiền sư Nghi Sơn.
Sư khổ tham dưới tòa của thiền sư Nghi Sơn, có lần xin chỉ dạy: “Vô tự và Bát-nhã có gì phân biệt?”
Nghi Sơn gầm lên:
- Cái tên tiểu bối ngạo mạn này!
Rồi còn tát một tát và đuổi Trích Thủy ra khỏi pháp đường. Trích Thủy áo não dị thường, về đến tăng đường, tiếng đóng cửa vang dội vào lỗ tai, hoát nhiên khai ngộ. Sư trở vào thất, trình bày vô tự và Bát-nhã ở trong tiếng gầm, được thiền sư Nghi Sơn ấn khả.
Có lần thiền sư Nghi Sơn đi tắm, vì nước quá nóng, sai người đem nước lạnh. Trích Thủy vội vàng xách một thùng nước lạnh đến châm thêm, tiện tay hắt nước còn thừa ra đất. Thiền sư Nghi Sơn không vui trách rằng:
- Nhân địa tu hành, âm đức là bậc nhất. Ông vì sao không tiếc phước như thế ? Tuy là một giọt nước, tưới cây, cây cũng vui, tưới cỏ, cỏ cũng mừng; nước cũng không mất đi giá trị của nó, vì sao không tiếc vật như thế ?
Lời răn dạy này khiến Trích Thủy ghi khắc trong long, bèn đổi pháp danh là Trích Thủy.
Lại có lần Trích Thủy dung giấy trắng lau mũi, thiền sư Nghi Sơn cũng thẳng thắn hét:
- Lỗ mùi của anh sao mà trọng đến thế ? Giấy trắng sạch sẽ, được nó đâu dễ, anh thực là pháp tặc tổn đức, tu hạnh gì chứ ?
Thiền sư Trích Thủy do thừa hưởng gia phong nghiêm khắc của thiền sư Nghi Sơn, nên về sau lúc tiếp đãi người học, cũng rất là nghiêm cách, có lúc thậm chí đánh người, rất nhiều học tăng chịu không nổi thiền phong mà đánh trống rút lui; chỉ có thiền sư Nga Sơn kiên trì ở lại và nói:
- Tăng có ba loại, tăng hạ đẳng dung ảnh hưởng của thầy, tăng trung đẳng vui hưởng từ bi của thầy, tăng thượng đẳng dưới sự rèn luyện của thầy ngày càng thêm mạnh mẽ.
16. Lại Nặng Chăng
Thiền sư Cảnh Hư - Hàn Quốc- mang theo đệ tử mới xuất gia tên Mãn Không ra ngoài đi hành khước khắp nơi. Mãn Không suốt đường đi càm ràm, phiền vì hành lỶ quá nặng, luôn xin thầy kiếm chỗ nào nghỉ ngơi, thiền sư Cảnh Hư chẳng chịu, cứ việc hăng hái tiến tới trước.
Một hôm qua một thôn trang, một phụ nữ từ trong nhà bước ra, ông thầy đang đi trước bất chợt nắm chặt hai tay của vị phụ nữ này, bà ta vội kêu lên. Người nhà và hàng xóm của bà nghe tiếng kêu ùa ra nhìn cho là ông Hòa thượng sàm sỡ phụ nữ, hè vô đòi đánh.
Thiền sư Cảnh Hư vóc dáng cao lớn lắc đầu không đoái tới mà bỏ chạy, đệ tử Mãn Không vác túi hành lỶ cũng chạy theo thầy như bay.
Qua một hồi lâu, chạy qua mấy con đường núi, dân làng không cách nào đuổi kịp hai thầy trò. Ở một bên đường núi vắng vẻ, thầy dừng lại, quay đầu, rất quan tâm hỏi đệ tử:
- Lại có thấy nặng không?
- Sư phụ! Thật lạ lùng, vừa rồi chạy không thấy hành lý nặng một chút nào cả !
17. Chân Tướng
Ẩ Thiền sư cảnh Hư, một đêm dẫn một cô gái về chùa, rồi đưa cô ta vào phòng mình, đóng cửa lại, cùng ăn ngủ với cô trong phòng, không cho ai quấy rối.
Đồ đệ Mãm Không trong lòng rất bất an, bèn làm gan đến tìm thiền sư Cảnh Hư, vừa đến trước cửa, rõ ràng thấy cô gái tóc xõa bờ vai đang nằm trên giường, dáng thon thả thước tha, sau lưng cũng trắng trẻo mịn màng, mà Thiền sư lại ngồi bên giường mân mê thân thiếu nữ.
Nhìn tận mắt trong lòng ông giận tức bội phần, không nhịn được, tiến lên to tiếng hỏi:
- Sư phụ ! Thầy làm như thế lại cho là Bậc nhân thiên sư phạm sao? Thầy có xứng đáng với Phật Tổ, đại chúng mười phương không ?
Thiền sư cảnh Hư dừng tay lại, quay nhìn nhẹ nhàn từ tốn đáp:
- Tại sao lại không thể làm mô phạm cho đại chúng ?
Mãn Không lất tay chỉ cô gái trên giường, lớn tiếng nói:
- Thầy nhìn đó!
Thiền sư cũng ôn tồn nói:
- Ngươi xem đi!

Lúc thầy trò nói chuyện, cô gái trên giường đã từ từ quay mình lại. Chỉ thấy cô gái này có bộ mặt, lỗ mũi, lông mi đều vặn vẹo một đống rất đáng sợ, miệng cũng bị thối rữa méo mó hơn một nửa, đang ngước nhìn họ dở khóc dở cười.
Té ra cô gái nằm trên giường là một cô gái hủi.
Lúc ấy, thiền sư Cảnh Hư lấy thuốc trong tay đưa ra trước mặt đồ đệ, thản nhiên nói:
- Đúng vậy, bây giờ ngươi đến thật đúng lúc.Đồ đệ lúc này mới đại ngộ, vội vả quỳ xuống xin thầy tha thứ.
18. Đóng Cửa lại
Có tên trộm vặt trời tối đột nhập vào một ngôi chùa, nhưng lật rương giỡ tráp kiếm cũng chẳng ra vật gì đáng tiền để chôm. Bắt đắc dĩ, đành chuẩn bị đi ra. Thiền sư Vô Tướng đang nằm trên giường mở miệng kêu:
- Ê! Anh bạn kia, đã muốn đi thì xin thuận tiện đóng giùm ta cái cửa!
Tên ăn trộm thoạt tiên kinh ngạc, sau đó bèn nói:
- Té ra ông là người biếng nhác như thế, đến cái cửa mà cũng đòi người khác đóng, chẳng trách chùa ông chẳng có một vật nào đáng tiền.
Thiền sư Vô Tướng nói:
- Anh bạn này cũng thật là quá phận, chẳng lẽ muốn lão già như ta mỗi ngày phải cực khổ kiếm tiền mua cái gì đó để anh ăn trộm sao?
Tên trộm biết gặp phải loại hòa thượng này thì chẳng còn cách gì nữa.
19. Giúp Trộm Độ Trộm
Một tối nọ, thiền sư Tân Mộng đang đọc sách tại phương trượng, chợt nghe có tiếng động bên vách tường, liền nghĩ có thể là một chú trộm, bèn kêu thị giả nói:
- Cầm ít tiền này đưa cho anh bạn đục vách đi!
Thị giả chạy đến nhà bên, lớn tiếng nói:
- Ê! Không cần phá hư tường, cho anh ít tiền là được rồi!
Tên trộm vừa nghe, sợ quá quay mình chạy mất.
Thiền sư Tân Mộng bèn trách thị giả:
- Ông sao kêu la lớn tiếng thế! Nhất định thanh âm của ông quá to, làm nó sợ. Đáng thương! Tiền chưa cầm đến mà đã chạy. Trời lạnh như vầy, có thể chưa ăn cơm tối, ông mau đuổi theo đưa tiền cho nó.
Đệ tử hết phép, chỉ đành vâng lời thầy, giữa đêm khuya lạnh lẽo, tìm kiếm khắp nơi chẳng biết tên ăn trộm núp ở xó nào.
***
Lại có một vị thiền ni tên An Dưỡng, đang ngủ nửa đêm, một tên trộm mò đến ăn trộm, lấy cắp chiếc mền bông duy nhất của bà. An Dưỡng không có cách nào khác, bèn lấy tờ giấy che lên thân cho ấm.
Tên trộm lúc vội vàng, bị đệ tử phụ trách tuần liêu bắt gặp, hoảng hốt làm cái mền bông vừa trộm được rơi xuống đất. Đồ đệ lượm được biết là mền của Sư phụ, vội vàng mang đến phòng Thầy, chỉ thấy thiền ni An Dưỡng đang đắp giấy, co người lại run cầm cập. Bà vừa trông thấy cái mền liền nói:
- Ái da! Cái mền này không phải là bị ăn trộm mang đi rồi sao? Vì sao lại đưa trở lại chứ? Đã là ăn trộm trộm rồi, thì là vật của nó. Mau mau cầm trả cho nó.
Đệ tử bị sư phụ thúc hối quá, phí bao nhiêu sức lực chin trâu hai cọp, mới bắt được chú ăn trộm đã trốn rất xa, nói rõ ý của sư phụ, khăng khăng đưa mền cho nó. Tên trộm cảm động, đặc biệt chạy về chùa sám hối với thiền ni An Dưỡng và nhân đó xin quy y, từ đây cải tà quy chánh.
20. Giống Phân Bò

Đời Tống, Tô Đông Pha đến chùa Kim Sơn cùng thiền sư Phật Ấn ngồi thiền. Tô Đông Pha cảm thấy thân tâm khoan khoái, thế rồi hỏi thiền sư:

- Thiền sư, ông xem dáng ngồi của tôi thế nào ?
- Rất trang nghiêm giống như một vị Phật.

Tô Đông Pha nghe xong hết sức khoái chí. Thiền sư Phật Ấn tiếp đó hỏi Tô Đông Pha:

- Học sĩ ! Ông xem tư thế ngồi của tôi thế nào ?

Tô Đông Pha xưa nay chưa hề bỏ qua cơ hội đùa cợt Thiền sư, lập tức đáp :

- Giống một đống phân bò !

Thiền sư Phật Ấn nghe xong cũng rất cao hứng. Tô Đông Pha nhân Thiền sư bị chính mình ví với phân bò, lại không trả lời gì, trong lòng cho là đã thắng thiền sư Phật Ấn, do đó gặp ai ông cũng nói:

- Hôm nay ta đã thắng rồi.

Chuyện này đồn đến tai em gái ông là Tô tiểu muội, em ông bèn hỏi:

-Anh ơi ! Rốt cuộc làm sao mà anh thắng Thiền sư vậy?

Tô Đông Pha mặt mày hớn hở, thần thái thơ thới thuật lại.
Tô tiểu muội thiên tư hơn người, tài hoa xuất chúng. Cô nghe Tô Đông Pha đắc ý thuật lại, rồi nghiêm nét mặt nói:

- Anh ơi ! Anh thua rồi ! Thiền sư trong tâm như Phật, do đó nhìn anh như Phật, còn anh trong lòng như phân bò, do đó anh nhìn Thiền sư mới giống phân bò!

Tô Đông Pha nghẹn lời, mới biết chính mình công phu tu hành chẳng bằng thiền sư Phật Ấn.

21. Cầu Người Chẳng Bằng Cầu Mình

Lúc thiền sư Phật Ấn Liễu Nguyên cùng Tô Đông Pha đi dạo, giữa đường thấy một tượng đá Mã Đầu Quan Âm, Phật Ấn lập tức chấp tay lễ bái Quan Âm.
Tô Đông Pha thấy tình hình này, không hiểu liền nói:
- Quan Âm vốn là đối tượng để chúng ta lễ bái, vì sao trên tay Ngài cũng có xâu chuổi như chúng ta rồi cũng chấp tay niệm Phật, rốt cuộc Quan Âm niệm ai ?
Thiền sư Phật Ấn nói:
- Đây cần phải hỏi chính ông.
Tô Đông Pha:
- Tôi làm sao biết Quan Âm lần chuổi niệm ai?
Phật Ấn :
- Niệm Bồ Tát Quán Thế Âm!
Tô Đông Pha:
- Bồ Tát Quán Thế Âm vì sao phải niệm chính mình?
Phật Ấn:
- Cầu người không bằng cầu mình.

22. Con Rận Từ Đâu Ra

Có một hôm Tô Đông Pha và Tân Thiếu Du cùng ngồi ăn cơm. Hai người vì tài hoa rất cao, thường thường bàn luận về đạo lỶ hoặc sở học đều chẳng nhường nhau. Hôm đó đang ăn cơm, vừa lúc có người đi qua, người này nhiều ngày chẳng tắm, rận bò đầy người. Tô Đông Pha bèn nói:
- Người đó thật dơ, cáu ghét trên thân đều sanh thành rận!
Tân Thiếu Du khăng khăng lối khác:
- Đâu phải! Con rận là từ vải bông sanh ra.
Hai người đều giữ Ỷ của mình, tranh chấp không xong, liền quyết định đi mời thiền sư Phật Ấn làm người phân xử, xem con rận là do cái gì tạo ra, và giao ước người thua phải mời một chầu rượu.
Tô Đông Pha tâm mong thắng tha thiết, lén đến chỗ Phật Ấn, yêu cầu Sư giúp mình. Sau đó Tân Thiếu Du cũng xin Thiền sư giúp. Thiền Sư Phật Ấn nhận lời hết. Hai người đều cho là nắm chắc phần thắng, yên tâm đợi chờ tuyên bố kết quả. Thiền sư bình đoán rằng:
- Phần đầu của con rận là từ cáu ghét sanh, còn phần chân của rận là từ bông vải sanh ra.
Thiền sư làm một hóa giải tốt đẹp có thơ rằng:
Nhất thụ xuân phong hữu lưỡng ban
Nam chi hướng noãn Bắc chi hàn
Hiện tiền nhất đoạn Tây lai Ỷ
Nhất phiến Tây phi, nhất phiến Đông.
Một cây gió xuân chia hai bên
Cành Nam thì ấm cành Bắc lạnh
Trước mặt một đoạn Ỷ Tây sang
Một mảnh bay Tây, một mảnh Đông

23. Tám Gió Thổi Không Động
Cư sĩ Tô Đông Pha đời Tống quê ông ở Giang Bắc và nhậm chức ở Qua Châu. Giang Bắc và chùa Kim Sơn ở Giang Nam cách một con sông. Ông ta thường cùng thiền sư Phật Ấn trụ trì chùa Kim Sơn bàn luận Phật pháp. Một hôm ông tự cảm thấy mình tu hành đã có chỗ sở đắc, bèn viết một bài thơ sai tiểu đồng sang sông đưa cho Thiền sư nhờ Ngài ấn chứng. Bài thơ:
Cúi đầu lễ chư Phật
Hào quang chiếu đại thiên
Tám gió (1) thổi không động
Vững vàng trên tòa sen
.
Thiền sư đọc thơ xong cầm bút phê hai chữ rồi đưa cho tiểu đồng đem về. Tô Đông Pha nghĩ thế nào Thiền sư cũng khen ngợi về cảnh giới tham thiền và công đức tu hành của mình. Ông vội vàng mở thư ra xem, ông vừa mở thư là thấy hai chữ “đánh rấm” đề trên phong thư. Không cầm được ngọn lửa không tên, ông bèn chèo thuyền qua song hỏi Thiền sư cho ra lẽ.
Thuyền vừa đến chùa Kim Sơn đã thấy Thiền sư đứng chờ ở bờ song. Vừa thấy Thiền sư, Tô Đông Pha tức giận hỏi:
- Thiền sư! Chúng ta là thiện hữu thâm giao, thơ của tôi, sự tu hành của tôi Ngài không khen thì thôi sao lại chửi tôi ?
Thiền sư tỉnh bơ hỏi lại:
- Ta chửi ôngcái gì? Tô Đông Pha đưa hai chử “đánh rắm” trên phong thư cho Phật Ấn xem. Thiền sư cười ha hả:
- Này, chẳng phải ông nói tám gió thổi không động sao? Sao chỉ một cái “đánh rắm” mà phải bay qua sông lúc nữa đêm như thế?
Tô Đông Pha vô cùng hổ thẹn.
Không phải việc gì ta cũng nói suông trên cửa miệng là được mà phải thực hành mới có công phu.
( 1 ) Tám gió là chỉ cho cảnh thường gặp trong đời sống hàng ngày như khen, chê … vì nó ảnh hưởng đến tình cảm nên hình dung như gió.
24. Đại Thiên Làm Giường

Có lần Tô Đông Pha muốn gặp thiền sư Phật Ấn, do đó trước tiên viết thư cho Thiền sư, bảo Thiền sư không cần ra ngoài đón tiếp, như thiền sư Triệu Châu đón tiếp Triệu Vương.
Tô Đông Pha tự cho mình hiểu rõ diệu thú của thiền, thiền sư Phật Ấn phải dùng lễ Tối thượng thừ mà tiếp ông ta – Không tiếp mà tiếp. Nhưng lại thấy thiền sư Phật Ấn ra khỏi cổng chùa nghênh đón, cuối cùng ông nắm cơ hội cười Thiền sư, ông nói:
- Đạo hạnh của Sư không thanh thoát như thiền sư Triệu Châu, tôi bảo Sư không cần đến đón tôi, Sư lại không thoát khỏi thói thường chạy khá xa mà đón tiếp tôi.
Tô Đông Pha cho rằng phen này chắc chắn Thiền sư thua rồi. Ai dè Thiền sư dung một bài kệ trả lời:

Triệu Châu đương nhật khiếu khiêm quang
Bất xuất sơn môn nghinh Triệu Vương
Chẩm tợ Kim Sơn vô lượng tướng
Đại thiên thế giới nhất thiền sàng.

Triệu Châu ngày ấy thiếu khiêm cung
Chẳng ra cổng chùa đón Triệu Vương
Đâu giống Kim Sơn vô lượng tướng
Đại thiên thế giới một giường thiền

25. Hấp Dẫn Bậc Nhất
Có một nữ thí chủ, gia cảnh giàu có, bất kể tài sản, địa vị, năng lực, quyền lực, và bề ngoài đẹp đẽ đều không ai sánh bằng. Nhưng cô ta lại u uất chẳng vui, ngay cả người để tâm sự cũng không có. Thế rồi cô đến thỉnh giáo thiền sư Võ Đức, làm thế nào để có đủ sức hấp dẫn, để được mọi người ưa thích.
Thiền sư Võ Đức bảo cô rằng:
- Cô có thể tùy lúc tùy nơi hợp tác với mọi người, và có đủ long từ bi thương xót như Phật, nói một ít lời thiền, nghe một chút tiếng thiền, làm một chút việc thiền, dùng một chút tâm thiền, như thế cô sẽ trở thành người hấp dẫn.
Nữ thí chủ nghe xong, hỏi:
-  Lời thiền làm sao nói?
Thiền sư Võ Đức nói:
- Lời thiền chính là nói lời hoan hỷ, nói lời chân thật, nói lời khiêm cung, nói lời làm lợi người.
Nữ thí chủ lại hỏi:
- Tiếng thiền làm sao nghe?
Thiền sư Võ Đức nói:
- Tiếng thiền là biến tất cả âm thanh thành âm thanh vi diệu. Đem âm thanh nhục mạ chuyển thành âm thanh từ bi. Đem âm thanh phỉ báng chuyển thành âm thanh giúp đỡ, Tiếng khóc, tiếng ồn, tiếng thô, tiếng xấu, cô đều có thể không để ý đến. Đó là tiếng thiền.
Nữ thí chủ lại hỏi:
- Việc thiền làm sao làm?
Thiền sư Võ Đức nói:
- Việc thiền là việc bố thí, việc từ thiện, việc phục vụ, việc hợp với Phật pháp.
Nữ thí chủ lại tiến một bước nữa hỏi:
- Tâm thiền là dùng cái gì?
Thiền sư Võ Đức nói:
- Tâm thiền là tâm người và ta nhất như, tâm thánh phàm một mối, tâm bao dung tất cả, tâm lợi khắp tất cả.
Nữ thí chủ nghe xong, sửa đổi vẽ kiêu ngạo từ trước, đối với người không còn khoe khoang sự giàu có của mình, không còn cậy sự đẹp đẻ của mình, luôn luôn khiêm tốn lễ độ, đối với quyến thuộc hết lòng bảo bọc thương xót, không bao lâu nổi tiếng là “Thí chủ có sức hấp dẫn nhất”
26. Có Thể Lớn Có Thể Nhỏ
Có một tin đồ hỏi thiền sư Võ Đức rằng:
- Đồng dạng một trái tim, vì sao tâm lượng có sai biệt lớn nhỏ ?
Thiền sư chưa trả lời trực tiếp, mà bảo tín đồ rằng:
- Mời ông nhắm mắt lại, thầm tạo một tòa tường thành.
Thế là tín đồ nhắm mắt thầm tưởng, trong tâm vẽ ra một tòa tường thành. Tín đồ nói:
-Tường thành tạo xong.
Thiền sư:
- Mời ông lại nhắm mắt thầm tạo một sợi lông.
Tín đồ:
- Sợi lông tạo xong.
Thiền sư:
- Ngay lúc tạo ra tường thành. Là chỉ dùng tâm của một mình ông tạo hay là nhờ tâm người khác cùng tạo ra ?
Tín đồ:
- Chỉ dùng tâm một mình tôi tạo.
Thiền sư:
- Ngay lúc ông tạo sợi lông, là dùng toàn bộ tâm của ông tạo ra hay chỉ dùng một bộ phận của tâm tạo ?
Tín đồ:
- Dùng toàn bộ tâm tạo chớ !
Vậy là Thiền sư bèn khai thị cho tín đồ:
- Ông tạo ra một tòa tường thành lớn, chỉ dùng một cái tâm, tạo ra một sợi lông nhỏ xíu cũng lại dung một cái tâm. Có thể thấy tâm của ông có thể lớn có thể nhỏ đấy!
27. Tướng Quân Sám Hối
Quốc sư Mộng Song có lần đi thuyền qua sông, ngay lúc thuyền rời bến, có một vị tướng quân vác đao, cầm roi lớn tiếng kêu:
- Đợi một chút, lái thuyền chở ta qua với!
Mọi người trong thuyền đều nói:
- Thuyền đã chạy rồi, không thể quay đầu.
Lái thuyền cũng lớn tiếng đáp:
- Xin đợi chuyến sau!
Bấy giờ, thiền sư Mộng Song nói:
- Nhà thuyền, thuyền rời bến chưa xa, cho ông ta phương tiện, quay đầu chở ông ta đi!
Lái thuyền nhìn thấy người xuất gia nói, nhân đó quay thuyền cho vị tướng quân kia lên. Tướng quân lên thuyền rồi, vừa đứng cạnh quốc sư Mộng Song, ông ta nắm roi đánh Quốc sư một cái, mắng:
- Hòa thượng! Xê ra để chỗ ngồi này cho ta!
Roi này đánh lên đầu quốc sư Mộng Song, máu tươi chảy xuống, Quốc sư không nói một lời và nhường chỗ. Mọi người thấy thế hết sức sợ hãi, không dám to tiếng chuyện trò, cùng nói lến với nhau. Thuyền sư đòi thuyền chỡ hắn, hắn lại đánh ông ta. Tướng quân đã biết tình huống vừa rồi, nhưng vẫn không them xin lỗi.
Thuyền đến bờ, quốc sư Mộng Song theo mọi người rời bến, đến bờ song lặng thinh rửa sạch máu trên mặt. Vị tướng quân ngang tang kia cuối cùng cảm thấy áy náy với quốc sư Mộng Song, liền đến trước quỳ xuống sám hối Quốc sư ngay bờ sông, ông nói:
- Thiền sư! Xin lỗi!
Quốc sư Mộng Song bình thản nói:
- Không sao! Người đi ra ngoài tâm tình đều không được khỏe.
Có một lần, một đoàn quân dã chiến tùng sự diễn tập, một số sĩ quan cho rằng đem quân đội ở trong chùa của thiền sư Nga Sơn là kín đáo nhất, và lại đòi chùa lo cho ba bữa ăn.
Thiền sư Nga Sơn giao phó cho điển tọa:
-  Cho họ ăn giống như chúng ta, để kết duyên với họ.
Nhân đó đoàn quân này mỗi ngày ba bữa cơm, không có cá thịt, chỉ có rau xanh củ cải, thực tình ăn không quen, thế là họ nổi giận. Trong đó có một vị sĩ quan chạy đến, chỉ vào thiền sư Nga Sơn giận dữ trách:
- Ông cho chúng ta là hạng người nào?
Thiền sư Nga Sơn chẳng chút hoang mang nói:
- Ta coi các ông như người của mình.
Vị sĩ quan vẫn trách hỏi:
- Ông lại cứ mỗi ngày nấu một chút rau xanh củ cải chùa thường ăn cho chúng ta ăn sao ?
Thiền sư Nga Sơn từ tốn giải thích:
- Rau xanh củ cải đã là rau ăn hàng ngày, thì ngày ngày ăn nó cũng không biết ngán.
Vị sĩ quan vô cùng tức giận hét lớn:
- Ông cho chúng ta là hạng người gì? Chúng ta là chiến sĩ quốc gia, chẳng tiếc thân, quyết liều mình với quân địch!
Thiền sư Nga Sơn cũng chẳng cần giữ kẻ, lớn tiếng hét:
- Ông cho chúng ta là hạng người gì? Chúng ta là Sứ giả chân lý của nhân gian, chúng ta xả bỏ hết tất cả, vì chính muốn cứu độ chúng sanh.
Đời Tống, thiền sư Tùng Duyệt ở Giang Tây lúc đi tham học thiền sư Vân Cái Thủ Trí, thưa hỏi chưa được mấy câu, thiền sư Vân Cái Thủ Trí phê bình Sư rằng:
- Xem ông tuy là thủ tọa của núi Trường Sa Đạo Ngộ, nhưng nói năng giống như người say.
Tùng Duyệt đỏ mặt tía tai đáp:
- Xin Hòa thượng từ bi, chẳng tiếc lời chỉ dạy!
Thiền sư Thủ Trí hỏi:
- Ông từng thăm hỏi thiền sư Pháp Xương chưa?
- Học nhân xem ngữ lục của Ngài lòng đã tham hiểu nên không có đi tham vấn.
Thiền sư Thủ Trí lại hỏi:
- Ông từng hỏi qua thiền sư Động Sơn Khắc Văn chưa ?
Tùng Duyệt không chần chờ trả lời:
- Động Sơn Khắc Văn ư ? Suốt ngày dở dở ương ương, kéo cái quần khai nước tiểu, chẳng thể coi là thiền giả đại đức.
Thiền sư Thủ Trí nghiêm trang dạy:
- Thiền ở chỗ đó ! Ông hãy đến mùi nước tiểu mà tham đi!
Tùng Duyệt thấy thiền sư Thủ Trí nói rất chân thật, bèn y lời chỉ dạy của Thiền sư, đến tham vấn thiền sư Động Sơn Khắc Văn, sau thâm lãnh ý chỉ huyền áo, liền cảm tạ thiền sư Thủ Trí:
Thiền sư Thủ Trí hỏi:
- Ông tham vấn thiền sư Khắc Văn ra sao?
Tùng Duyệt thành khẩn cung kính thưa trình:
- Nếu không được Thầy chỉ dạy, đời nay con đã lầm lỗi rồi, nên đến đây lễ tạ.
Thiền sư Thủ Trí nói:
- Lễ tạ cái gì ? Lễ tạ mùi khai được rồi.
Thiền sư Ngưỡng Sơn có một đệ tử Tỳ-kheo ni tên là Diệu Tín. Vì sư tri khách trong chùa giải chức. Ngưỡng Sơn sai cô phụ trách công việc tiếp đãi, mọi người trong chùa cũng cho là rất thích hợp; Diệu Tín có khả năng, biết phát tâm và có sức thuyết phục.
Một hôm, có mười bảy tăng hành khước từ Tứ Xuyên đến xin trọ ở chùa, dự bị gặp Ngưỡng Sơn để hỏi đạo. Sau khi ăn chiều, họ rảnh rỗi mới bắt đẫu bàn luận Phật pháp, lúc thảo luận đến vấn đề “phong động phan động”, hăng sai đến nổi không ai chịu ai, âm thanh ồn náo vang đến Diệu Tín. Diệu Tín bèn lớn tiếng mắng:
- Mười bảy tên ngoài cửa kia! Sáng mai lúc lên đường phải trả tiền phòng, tiền cơm cho rõ ràng!
Sự oai nghiêm của Diệu Tín, chẳng giống đàn bà một tí nào, tăng hành khước lập tức nín khe, không biết phải làm sao mới phải. Diệu Tín lại ra lệnh:
- Không cần tranh chấp, đến trước mặt ta, ta bảo cho các ông!
Mười bảy người bất giác đến trước mặt Diệu Tín, Diệu Tín nói:
- Đã không phải phong động cũng không phải phướn động, sao có thể tâm động?
Nhóm tăng hành khước vừa nghe xong, lập tức sáng mắt, tâm ý khai mở. Mọi người bàn tính, không đợi đến lúc thiền sư Ngưỡng Sơn khai pháp đường nghe pháp thỉnh chỉ dạy, ngày thứ hai toàn thể cáo từ Diệu Tín mà đi.
31. Một Miếng Lá Cải

Tuyết Phong, Nham Đầu, Khâm Sơn, ba thiền sư kết bạn đi thăm viếng, hoằng pháp khắp mọi nơi. Một hôm, đi ven một con sông, đang tính xem đến chỗ nào khất thực, chợt thất một miếng lá cải còn tươi tốt trôi trên mặt nước.
Khâm Sơn nói:
- Các ông xem có lá cải trôi trong dòng sông, có thể thấy phía trên có người ở, chúng ta trở lại phía trên sẽ có người.
Nham Đầu nói:
- Cọng rau này tốt như thế, để nó trôi đi thật đáng tiếc !
Tuyết Phong nói:
- Dân làng chẳng biết tiếc phước như thế, sẽ chẳng đáng được giáo hóa, chúng ta đi đến thôn trang khác khất thực đi!
Lúc ba người anh một câu, tôi một câu đàm luận, thấy một người đang hớt hải từ phía trên chạy xuống hỏi:
- Sư phụ! Các vị có thấy một cọng cải trôi qua không? Tôi vừa rữa rau, vô ý bị nước cuốn nó đi, nhất định phải kiếm lại, không thì tiếc lắm.
Ba người nghe xong cười ha hả, chẳng hẹn cùng nói:
- Chúng tôi đến nhà ông hoằng pháp, ở nhờ nhen!

32. Quỷ Tàn Tật

Có một lần thiền sư Huệ Nguy đang ngồi thiền trong hang núi, một con quỷ không đầu đi đến. Nếu là người thường nhất định sợ đến hồn bất phụ thể; thế mà thiền sư Huệ Nguy chẳng đổi sắc bảo với nó:
- Anh vốn không có đầu, do đó không bị đau đầu, thật là khỏe khoắn quá!
Quỷ không đầu nghe xong lập tức biến mất.
Lại có một lần, xuất hiện một con quỷ không thân thể chỉ có tay chân. Thiền sư Huệ Nguy lại bảo quỷ này rằng:
- Anh vốn không có thân thể, do đó không bị lục phủ ngũ tạng bệnh tật mà cảm thấy đau khổ, đây thật là hạnh phúc nào bằng!
Quỷ không thân nghe xong, cũng đột nhiên mất tung mất tích.
Có lúc, quỷ không miệng xuất hiện, Huệ Nguy lại nói không có miệng rất tốt, khỏi nói ác, hai lưỡi, tạo nghiệp, mắc tội. Có lúc quỷ không mắt hiện ra trước, Huệ Nguy nói không có mắt rất tốt, khỏi xem bậy tâm phiền, có quỷ không tay hiện, Huệ Nguy lại bảo không tay rất tốt, khỏi trộm cắp đánh người. Các thứ u hồn quỷ hoang chỉ cần một lần xuất hiện trước Ngài, Huệ Nguy liền đem những câu trên ra nói, bọn chúng sẽ biến mất tiêu.


33 Quý Tiếc Hiện Tại

Thượng nhân Thân Loan - Nhật Bản, khi quyết tâm xuất gia, đã yêu cầu thiền sư Từ Trấn xuống tóc cho mình, thiền sư Từ Trấn hỏi Ngài:
-  Ông nhỏ tuổi như thế, vì sao muốn xuất gia ?
Ngài Thân Loan đáp:
-  Con tuy mới chín tuổi, cha mẹ đã mất hết, con vì không biết tại sao người ta nhất định phải chết? Vì sao con nhất định phải xa lìa cha mẹ? Do đó, vì muốn nghiên cứu đạo lý này, con nhất định phải xuất gia.
Thiền sư Từ Trấn rất vui, chấp nhận chí nguyện của Ngài, Sư nói:
-  Tốt, ta đã rõ rồi. Ta bằng lòng nhận con làm đệ tử, nhưng hôm nay quá muộn rồi, đợi sáng sớm ngày mai, sẽ cạo tóc cho con nhe !
Thân Loan nghe xong không bằng lòng nói:
- Sư phụ! Tuy Thầy nói sáng sớm mai cạo tóc cho con, nhưng con trọn là tuổi thơ lkhông biết, chẳng thể bảo đảm quyết tâm xuất gia của mình có thể giữ tiếp đến mai không? Sư phụ! Thầy tuổi cao như thế, Thầy cũng không thể bảo đảm là sớm mai thức dậy có còn sống hay không?
Thiền sư Từ Trấn nghe rồi, vỗ tay khen hay, đầy lòng hoan hỷ nói:
- Đúng đấy! Lời của ông hoàn toàn chẳng lầm. Bây giờ ta cạo đầu cho ông ngay!
Đời Đường có Đại sư Huyền Trang, lúc mười hai tuổi xuất gia, thời đó xuất gia làm tăng phải thi đậu mới được. Lúc đó Huyền Trang tuổi nhỏ, chưa thể ghi tên, tủi thân khóc to. Quan chủ khảo là Trịnh Thiên Quả hỏi vì sao nhất định đòi xuất gia? Huyền Trang đáp vì muốn “Truyền bá lời dặn dò của Như Lai, nối năm hạt giống Phật Bồ đề”. Do chí nguyện to lớn này, được đặc biệt cho phép xuất gia. Hai vị thánh tăng Trung Hoa và Nhật Bản này rạng rỡ cổ kim, cũng là chuyện hay trong Phật giáo.
34. Một Và Hai

Trong lịch sử Phật Giáo Trung Quốc, đạo sĩ Đạo giáo và Pháp sư xuất gia Phật giáo thường hay biện luận, đấu phép. Có một đạo sĩ bảo thiền sư Pháp Ấn:
- Phật giáo các ông làm cách nào cũng chẳng bằng Đạo giáo của chúng tôi. Vì cảnh giới tối cao của Phật giáo là "nhất tâm", là "nhất thừa", là "nhất chân pháp giới", "nhất Phật, nhất Như Lai", cũng là "một", mà Đạo giáo chúng tôi giảng cái gì cũng đều là "hai", có thể nói "hai" thắng hơn "một" của các ông, như "càn khôn", "âm dương", đó đều là "hai", thực tại mà nói, "hai" so ra cao minh hơn "một " của các ông. Thiền sư Pháp Ấn nghe xong, làm bộ không hiểu nói:
-Thật vậy sao ? Cái hai của các ông thật có thể thắng hơn một sao ?
Đạo sĩ:
- Chỉ cần ông nói "một" là tôi có thể nói "hai", nhất định thắng các ông.
Thiền sư Pháp Ấn liền co một đùi lên, chậm rãi nói:
- Tôi hiện tại dựng một chân, ông có thể đem hai chân co lên được chăng ?
Đạo sĩ câm miệng chẳng nói.

35. Một Chỗ Bốn Mươi Năm

Đời Tống, thiền sư Phật Quật Quy Tắc, người Trường An, tuổi trẻ xuất gia rồi đến am Phật Quật ở núi Thúy Bình thuộc vùng núi Thiên Thai tỉnh Triết Giang tu hành.
Sử dụng lá rơi che mái, kết thành am cỏ, uống nước trong, mỗi ngày chỉ lượm quả rừng mà độ thực.
Một hôm, một tiều phu đi ngang qua am, thấy một lão tăng tu đạo, hiếu kỳ đến hỏi:
- Ngồi ở đây đã bao lâu?
Thiền sư đáp:
- Đại khái đã qua bốn mươi năm.
Tiều phu tò mò hỏi tiếp:
- Ngài chỉ một mình tu hành ở đây hay sao?
Thiền sư Phật Quật gật đầu:
- Bụi rậm non sâu, một người tu e đã quá nhiều, còn đòi nhiều người làm gì?
Tiều phu lại hỏi:
- Ông không có bạn sao?
Thiền sư Phật Quật vỗ tay, khá nhiều hổ báo sau am phóng ra. Tiều phu cả kinh, thiền sư Phật Quật bảo chớ sợ, ra dấu cho hổ báo lui ra sau am. Thiền sư nói:
- Bạn bè rất nhiều, đất đai sông núi, cây cối thảo mộc, côn trùng dã thú, đều là bạn pháp. Tiều phu hết sức cảm động, tự nguyện quy y làm đệ tử. Phật Quật hết lòng dạy cho tiều phu về tâm yếu của Phật pháp, Ngài nói:
- Hôm nay ông tuy là phàm phu, nhưng không phải phàm phu. Tuy không phải phàm phu mà không phá hỏng pháp phàm phu.
Tiều phu liền khế nhập. Từ đây người mộ đạo ùn ùn kéo đến, trên núi Thúy Bình mây trắng bềnh bồng, cỏ cây đón người, hổ nai qua lại, chim hót trùng kêu, thành một Thiền phái Phật Quật.

36. Lượm nhiều một chút.

Thiền sư Đảnh Châu và Sa-di đang đi kinh hành trong sân. Chợt có một trận gió nổi lên, lá cây rơi xuống ào ào. Thiền sư bèn cúi mình, lượm từng chiếc lá lên. Sa-di đứng bên nói:
- Thiền sư! Chẳng cần lượm, đợi sáng mai chúng con quét luôn!
Thiền sư Đảnh Châu không bằng long nói:
- Không nói như vậy được, quét, chẳng lẽ nhất định sẽ quét sạch chăng? Ta lượm thêm một lá, là trên đất sẽ sạch một phần!
Sa-di lại nói:
- Thiền sư! Lá rơi nhiều như thế, Thầy lượm đằng trước, nó rụng đàng sau, Thầy làm sao lượm cho hết?
Thiền sư Đảnh Châu nói:
- Lá rụng không chỉ ở trên mặt đất, lá rụng ở trên đất tâm của chúng ta, ta lượm lá rơi ở trên đất tâm của mình, cúi cùng cũng có lúc lượm hết.
Sa-di nghe xong, cũng hiểu được sinh hoạt của thiền gia là cái gì.

37. Tầng Lớp Sinh Hoạt

Trời vừa hừng sáng, cư sĩ Chu Hữu Phong hứng khởi ôm một bó hoa tươi và trái cây đến chùa Đại Phật định dự khóa lễ sáng của chùa. Ai hay vừa mới đến đại điện, bên trái đột nhiên có một người chạy ra tông ngay vào Chu Hữu Phong, làm mâm trái cây đang bưng bị lật nhào xuống đất. Chu Hữu Phong thấy trái cây tung tóe đầy đất nhịn chẳng được kêu lên:
- Anh xem! Anh thô tháo như thế, làm trái cây tôi mang cúng Phật bị đổ nhào hết, anh tính sao với tôi đây ?
Người này tên Lý Nam Sơn, hết sức bất mãn nói:
- Lật đổ thì đã đổ nhào rồi, quá mức thì nói một tiếng xin lỗi là đủ rồi, ông làm gì hung hăng dữ vậy?
Chu Hữu Phong giận dữ nói:
- Anh như vầy là thái độ gì ? Chính mình lỗi còn đi trách người!
Sao đó, hai bên mắng nhiếc, âm thanh chỉ trích thi nhau nổi lên.
Thiền sư Quảng Ngữ chính lúc ấy đi ngang qua, bèn dẫn hai người lại một bên, hỏi rõ đầu đuôi rồi dạy:
- Chạy ẩu tông người ta là việc không nên. Nhưng không nhận lời xin lỗi của người khác cũng không đúng. Đây đều là hành vi ngu xuẩn. Chân thành nhận lỗi lầm của mình và chấp nhận lời xin lỗi của người mới là cử chỉ của người trí.
Thiền sư Quảng Ngữ lại nói tiếp:
- Chúng ta sống trên thế giới này, ắt phải sống sao cho hợp điệu rất nhiều phương diện. Như tại xã hội, làm sao cùng thân tộc, bạn bè giữ được sự hợp điệu; trên mặt dạy dỗ, làm sao cùng sư trưởng giữ được sự thông cảm; trên mặt kinh tế làm sao lường nhập thành xuất; trên mặt gia đình làm sao bồi dưỡng cảm tình giữa chồng vợ, cha con; trên mặt sức khỏe, làm sao khiến thân thể kiện toàn; trên mặt tinh thần, làm sao chọn lựa phương thức sinh hoạt cho chính mình, có thể đủ như thế mới chẳng cô phụ sanh mạng đáng quý của chúng ta. Thử nghĩ xem, vì một chuyện nhỏ nhặt, mà sớm phá hoại hết lòng thành kính, có được không?
Lý Nam Sơn nói trước:
- Thiền sư! Con lẫm rồi, thật là quá thô lỗ.
Nói xong quay về phía Chu Hữu Phong nói:
- Xin nhận lời xin lỗi chí thành của tôi! Tôi thật rất ngu si!
Chu Hữu Phong cũng chân thành nói:
- Tôi cũng có chỗ không phải, chẳng nên vì chuyện nhỏ mà nổi giận. Thật rất ấu trĩ.

38. Trừ Lửa Trong Tâm
Có một tướng quân từngchiến đấu lâu ngày ở sa trường, đã chán ghét chiến tranh, chuyên thành đến chỗ thiền sư Đại Huệ Tông Cảo xin xuất gia. Ông thưa với ngài Tông Cảo rằng:
- Thiền sư! Bây giờ con đã nhìn rõ hồng trần, xin Thiền sư từ bi nhận con xuất gia, để con làm đệ tử của Thầy!
Tông Cảo:
- Ông có gia đình, có thói quen xã hội quá nặng, từ từ rồi hãy nói nhen!
Tướng quân:
- Thiền sư! Bây giờ việc gì con cũng buông được hết, vợ con, gia đình đều không phải là vấn đề, xin Thầy tức khắc cạo tóc cho con!
Tông Cảo:
- Từ từ hãy tính!
Tướng quân không biết làm sao. Một hôm dậy thật sớm, đến chùa lễ Phật. Thiền sư Đại Huệ Tông Cảo thấy liền nói:
Tướng quân sao mới sớm thế này đã đến lễ Phật?
Tướng quân bắt chước dùng thi kệ thiền ngữ nói:
Vì trừ lửa trong tâm,
Dậy sớm lễ sư tôn.
Vi trừ tâm đầu hỏa
Khởi tảo lễ sư tôn.
Thiền sư cười đùa cũng dùng kệ đáp:
Dậy được sớm như thế,
Không sợ vợ theo ngươi?
Khởi đắc na ma tảo
Bất phạ thê thâu nhân?
Tướng quân vừa nghe, rất giận dữ, chửi:
- Ông là lão quái vật, nói năng thật hại người.
Thiền sư cười ha hả nói:
Vừa quạt phát nhè nhẹ,
Lửa tánh đã phừng phừng,
Khí hung bạo như thế,
Làm sao buông xuống được.
Khinh khinh nhất phát phiến
Tánh hỏa hựu nhiên thiêu
Như thử bạo tháo khí
Chẩm toán phóng đắc hạ?
39. Kéo Lỗ Tai Dài
Thiền sư Bố Đại là người đời Ngũ Đại, ứng hóa ở Triết Giang, huyện Phụng Hóa, tự cho rằng chính mình trên có thể khế hợp lý của chư Phật, dưới khế hợp căn cơ của chúng sanh, nên xưng là “Khế Thử”. Lại nhân thân thể mập mạp, nên có ngoại hiệu là Trường Đinh Tử.
Thiền sư Bố Đại suốt ngày phanh ngực phơi bụng, nói năng vô định, thường dùng tích trượng vác một bao vải, tay phải cầm xâu chuổi La-hán, du hóa bốn phương, thấy người liền đến xin, được vật gì cũng bỏ vào bao, nên gnười đời thường gọi là Hòa Thượng Bố Đại.
Có một lần ở chùa Thiên Đồng tỉnh Triết Giang đến giờ đánh bảng quá đường, tăng chúng đang lục tục xếp hàng vào chỗ ngồi, Hòa Thượng Bố Đại khật khưởng khề khà chẳng biết từ đâu xuất hiện, chẳng chút khách khí đến ngay vị trí của Hòa thượng phương trượng ở giữa trai đường mà ngồi. Sư Duy-na vừa thấy chẳng cần khách sáo kêu Ngài xuống. Thiền sư Bố Đại lại coi như không, sư hành đường cũng chạy đến kéo Ngài khỏi ghế, ai dè Ngài vững như Thái sơn, chẳng hề nhúc nhít.
Mắt vừa trông thấy thiền sư Mật trụ trì sắp đến, sư Duy-na vội vã chạy hộc tốc đến trung ương, thở hồng hộc dùng tay nắm lỗ tai của thiền sư Bố Đại định kéo Ngài xuống tòa, nào hay lỗ tai thiền sư Bô Đại bị sư Duy-na kéo dài hơn một trượng, lỗ tai bị kéo đến cửa trai đường, mà thân thể vẫn ngồi tại trung ương an nhiên bất động. Đại chúng hai bên trông thấy đều hoảng sợ đến trợn mắt há miệng. Trụ trì là thiền sư Mật thấy tình hình này, bèn bảo sư Duy-na:
- Để Ngài ngồi trên, tôi ngồi sau được rồi.
Từ đây về sau, Mỗi ngày lúc thọ cúng ngọ, thiền sư Bố Đại lại đến, và cứ thực tình chẳng khách sáo gì ngồi trên bàn cơm trung ương của trai đường. Đến nay trong Ngũ Quán Đường của các tự viện, ở giữa lại có cung phụng tượng Di Lặc (thiền sư Bố Đại) theo phong tục để lại, mà trai đường chùa Thiên Đông ở Triết Giang lại có kệ rằng:
Di Lặc thị bần ổn tọa chủ vị
Đương Duy-na đà nhĩ nhĩ đà trường
Mật Tổ hiện hải lượng hỷ nhượng khách cư
Mệnh thị giả di tòa tòa di vị
Dịch:
Di Lặc bày tướng nghèo ngồi vững địa vị chủ
Ngay đó Duy-na kéo tai, tai kéo dài
Tổ Mật hiện lượng biến vui nhường khách ở
Sai thị giả dời ghế, ghế dời vị
Ngũ Đại nhà Lương niên hiệu Trác Minh thứ 3, thiền sư Bố Đại ở trước điện chùa Nhạc Lâm ngồi kiết già thị tịch trên tảng đá bàng lớn để lại bài kệ:
Di Lặc thật Di Lặc
Phân thân ngàn trăm ức
Luôn luôn dạy người đời
Người đời tự chẳng biết.
40. Ta Có Ông Rồi
Thiền sư Phật Quang lãnh đạo Truyền Đăng Tự, đồ chúng theo Sư tham học rất đông. Có một hôm, thiền sư Phật Quang giảng Thiền Môn Chân Thuyên xong, dồ chúng Giáp đến bạch với Thiền sư rằng:
- Lão sư! Sanh tử là việc lớn, muốn liễu sanh thoát tử chỉ có niệm Phật vãng sanh Tịnh độ, nên đệ tử định đến đạo tràng Niệm Phật Linh Nham để học pháp môn Niệm Phật.
Thiền sư nghe xong rất hoan hỷ đáp:
- Rất tốt! Ông đi học pháp môn Tịnh độ Niệm Phật trở về, có thể làm đất này tiếng niệm Phật không dứt, khiến đạo tràng chúng ta chân chính như thế giới Liên Hoa.
Thiền sư Phật Quang và đồ chúng Giáp vừa nói xong, đồ chúng Ất tức khắc đứng lên chấp tay bạch:
- Giới trụ trì pháp trụ, cửa Phật chẳng có việc nào so với giới luật lại quan trọng hơn. Do đó, bạch Thầy! Con định lên núi Bảo Hoa Học Giới Đường để học Luật.
Thiền sư nghe xong vẫn vui vẻ đáp:
- Rất tốt! Ông học Luật trở về, có thể khiến đạo tràng chúng ta mọi người đều có đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn tế hạnh chân chính thành một tăng đoàn lục hòa, thật là quá tốt!
Thiền sư Phật Quang nói vừa dứt, đồ chúng Bính cũng sửa áo đảnh lễ thưa:
- Bạch Thầy! Học đạo chẳng gì bằng có thể tức thân thành tựu, đệ tử suy tới nghĩ lui, rất mong đến Tây Tạng học Mật.
Thiền sư điềm đạm cười, tức khắc đáp:
- Rất tốt! Mật tông giảng cứu tức thân thành Phật, ông học Mật trở về, ảnh hưởng đến chúng ta ở đây, nhất định nhiều người ngay thân này thành tựu kim cang bất hoại.
Thiền sư Phật Quang vì các đệ tử Giáp, Ất, Bính trả lời như thế. Thị giả đứng bên tòa rất không đồng ý, nhân đây bất mãn hỏi:
- Bạch Thầy! Thầy thật là một thiền sư một đời bây giờ. Thiền là pháp môn lấy tâm truyền tâm của Đức Phật ban đầu để lại, thành Phật thành Tổ. Chẳng có việc nào trọng yếu hơn so với tham thiền học đạo. Bọn họ Giáp, Ất, Bính … nên lưu lại, học thiền với Thầy dưới tòa, để mong trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh mới đúng, Thầy sao lại khuyến khích họ đi?
Thiền sư Phật Quang nghe xong, ha hả cười to nói:
- Ta lại còn có ông mà!

41. Khóa Hư Không

Thiền sư Kim Bích Phong từ khi chứng ngộ rồi, có thể buông bỏ hết mọi duyên tham ái khác, chỉ độc đối với cái bát ngọc dung ăn cơm là yêu thích chẳng rời tay.

Mỗi lần trước khi nhập định, nhất định trước tiên đem bát ngọc cất tử tế, sau đó mới an tâm nhập vào cảnh giới thiền định.

Có một lần, Diêm vương nhân vì tuổi thọ của Sư đã hết, liền sai mấy tên tiểu quỷ định đến bắt Thiền sư. Nhưng Kim Bích Phong biết trước giờ chết, định đùa bởn với Diêm Vương, liền nhập vào cảnh giới thiền định rất sâu, nhĩ bụng, xem Diêm vương ông có cách nào. Mấy tiểu quỷ đợi Đông đợi Tây, đợi hết một ngày lại thêm một ngày nữa, mà bắt chẳng được Kim Bích Phong. Mắt thấy không có cách nào trình báo với Diêm vưng, mấy tiểu quỷ bèn hỏi kế thổ địa, xin ông ta giúp cho, khiến thiền sư Kim Bích Phong xuất định.

Thổ địa ngẫm nghĩ rồi nói:

- Thiền sư Kim Bích Phong này rất thích bát ngọc của mình, nếu như các anh có thể kiếm cách lấy bát ngọc của Sư, tâm Sư lo lắng bèn sẽ xuất định.

Bọn tiểu quỷ nghe xong, vội chạy tìm bát ngọc của Thiền sư, hết sức khua động nó. Thiền sư nghe bát ngọc bị khua ra tiếng leng keng, tâm nôn nóng, vội vàng xuất định đến cứu. Tiểu quỷ thấy Sư xuất định, liền vổ tay cười nói :

- Hay quá! Hiện tại mời Ngài theo chúng tôi đi gặp Diêm vương nhé!

Thiền sư Kim Bích Phong nghe qua, biết rõ vì tham ái nhất thời mà cơ hồ tiêu hủy hết huệ mạng ngàn xưa của mình, lập tức đập nát bát ngọc, rồi nhập định lại, và để lại một bài kệ :

Nhược nhân dục nã Kim Bích Phong
Trừ phi thiết luyện tỏa hư không
Hư không nhược năng tỏa đắc trụ
Tái lai nã ngã Kim Bích Phong

Nếu người muốn bắt Kim Bích Phong
Trừ phi luyện sắt khóa hư không
Hư không nếu khóa cho chắc được
Lại đến bắt ta Kim Bích Phong

Sau đó nhập vào cảnh giới Niết-bàn vô trụ.

42. Có Oán cừu gì

Mộ tháp của thiền sư Đạt Ma, Sơ tổ Thiền tông Trung quốc tại dốc Ngô núi Hùng Nhĩ tỉnh Hà Nam bây giờ. Từ xưa tương truyền, hễ làm một thiền sư, trong một đời ắt phải đến đây thăm viếng một lần. Có một thiền tăng, xưa nay chưa hề thấy mặt Tổ sư Đạt Ma, nhưng ông tình nguyện suốt đời giữ mộ của Tổ. Mộ phần này, đời Đường Đại Tông từng được ban hiệu “Tháp Không Quán của Đại sư Viên Giác”. Do đó mọi người gọi thiền tăng này là tháp chủ.

Có lần thiền sư Lâm Tế lừng danh thiên hạ đến mộ Tổ sư Đạt Ma. Ngài là truyền nhân đời thứ 11 của Tổ sư Đạt Ma. Tháp chủ thấy mặt bèn hỏi:

-          Xin hỏi Trưởng lão cách Ngài quang lâm là trước lễ Phật hay là lễ Tổ?

Thiền sư Lâm Tế nói:

-          Mục đích tôi đến đây không phải lễ Phật cũng không lễ Tổ!

Tháp chủ nghe xong không hiểu, hỏi:

-          Xin hỏi Đại đức Phật và Tổ có oán cừu gì với Ngài?

Thiền sư Lâm Tế hỏi ngược lại:

-          Ông vì Phật, Tổ nói như thế, Phật và Tổ có ân huệ gì cho ông sao?

Tháp chủ nghe xong, hoang mang không biết đáp như thế nào?


43. Chẳng để người hoài nghi

Thiền sư Huyền Tố ở Hạc Lâm, họ Mã. Người đời đều gọi Sư là Mã Tổ. Người đời sau này lại nghĩ theo thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất mà gọi sư là Mã Tổ, có thể thấy Ngài cũng nổi danh tợ hồ bằng với Mã Tổ.

Có một tên đồ tể, ngưỡng mộ đạo đức và tiếng tăm của thiền sư Hạc Lâm, đặc biệt chuẩn bị thức ăn thật ngon, chí thanh khẩn thiết mời thỉnh Sư đến dự tiệc. Thiền sư Hạc Lâm cũng rất tùy duyên mà đi, đến nỗi đại chúng cả chùa chê trách. Thấy đại chúng biểu lộ tình ý bất bình, thiền sư Hạc Lâm thản nhiên nói:
- Phật tánh bình đẳng, hiền ngu một mối, buông đap đồ tể, ngay đó thành Phật, người đáng độ ta liền độ họ, đây có gì mà phải lạ lùng?

Thiền sư Hạc Lâm nói xong, không thèm để ý cứ đi nhận cúng dường của đồ tể. Lúc trở về, Thiền sư đóng chặt cửa phòng, không nói chuyện với ai, có một học tăng mấy lần gõ cửa phòng của Sư. Sư ở trong phòng hỏi ra:

- Ai đó?

Học tăng trả lời:

- Lão sư! Con đây!

Thiền sư hạc Lâm bảo:

- Chẳng cần nói là ông, chính là Phật Tổ cũng không thể vào.

Học tăng không hiểu hỏi:

- Vì sao mà ngay cả Phật Tổ cũng không vào được?

Thiền sư Hạc Lâm đáp:

- Vì ở đây không có không gian cho Phật Tổ ở.

Học  tăng hỏi:

- Như thế. Thầy nói cho con, cái gì là ý Tổ sư Tây lai, con sẽ không vào?

Thiền sư Hạc Lâm dùng âm thanh rất từ bi đáp:

- Ý Tổ sư từ Tây đến chính là đến nhận cúng dường trong nhà đồ tể.

Học tăng nghe xong đến gần hỏi:

- Ý Tây lai thế này, chẳng lẽ không sợ người hoài nghi sao?

Thiền sư Hạc Lâm đáp:

- Việc hoài nghi chính là chẳng hoài nghi, việc nhận biết chính là chẳng nhận biết. Ta ở đây không có người hoài nghi, ông muốn hoài nghi thì đi chỗ khác mà hoài nghi, nhân vì ta không khẳng định sự vụ chẳng hoài nghi; chẳng hoài nghi sự vụ không khẳng định.

Học tăng cuối cùng có tỉnh, đứng ngoài cửa đảnh lễ mà đi.

44. Bảo tòa của thiền sư

Thiền sư Phật Quang thuyết pháp khai thị, tiếp tâm cho học tăng, đều ngồi lại bảo toà trong pháp đường, do đó dưới tầm mắt của đồ chúng toàn chùa bảo tòa này là tượng trưng cho “pháp”, tiêu chí cho “ngộ”, nhân đây còn kêu bảo tòa này là “pháp tòa”

Có lần, thiền sư Phật Quang đáp lời mời đi miền Nam hoằng pháp, vắng chùa một mạch mấy ngày, thị giả mỗi ngày vẫn lau quét tại pháp đường như thường lệ, nhất là bảo tòa của thiền sư Phật Quang, lại càng lau kỹ không để dinh một hạt bụi. Một hôm, sau khi bão hương trưa, thị giả vô cùng kinh ngạc khi phát hiện sư tri khách đang ngồi chễm chệ trên bảo tòa của thiền sư Phật Quang, nói chuyện với tín đồ. Nhưng vì đối phương là sư tri khách nên thị giả không dám lộ gì ra, chỉ bực bội trong lòng. Đến giờ ăn chiều, sư Duy na cũng rất tự nhiên ngồi lên bảo tòa, nhắm mắt tham thiền. Thị giả nhìn thấy càng không bằng long, nghĩ bụng: Đó là bảo tòa của Thiền sư! Sao có thể không tôn trọng như thế được?

Liên tiếp mấy ngày, sư  y bát, sư điện chủ, sư hương đang … thường mượn cớ gặp khách tại pháp đường, và cũng lại rất tự nhiên an tọa trên bảo tòa của thiền sư Phật Quang.

Một hôm, sau khi tụng kinh xuống, thị giả chính đang muốn đến pháp đường lau quét, thấy sư tri khách, sự điện chủ, sư hương đăng … toàn bộ chấp sự đều tại pháp đường nói chuyện, nhất là sư tri khách lại ngồi trên bảo tòa của thiền sư Phật Quang, thị giả đã nhiều ngày bất bình, bây giờ nhịn hết nổi, bất giác hỏi:

- Các vị pháp sư chấp sự, Các  vị biết đây là chỗ nào không?

Sư tri khách đáp:

- Pháp đường!

Thị giả lại hỏi:

- Pháp đường dùng làm gì?

Sư điện chủ đáp:

- Là nơi thiền sư Phật Quang khai thị, thuyết pháp và tiếp tâm cho học tăng, ai mà chẳng biết?

Thị giả không vui hỏi:

- Đã là như thế, vì sao các ông không có chút cung kính mà ở đây tán tâm tạp thoại, lại ngồi trên bảo tòa của Thiền sư?

Những pháp sư chấp sự không hẹn đồng đáp:

- Nhưng Thiền sư không có nhà mà!

Thị giả buột miệng nói:

- Thiền sư đã không có nhà, như thế các Thầy thay mặt Thiền sư làm trụ trì, trước hết mời vì tôi khai thị tiếp tâm!

Đại chúng chẳng biết nói sao.

45. Lòng dạ của thầy

Thiền sư Tông Diễn lúc còn làm tăng vân du, tham thiền dưới tòa của thiền sư Tuấn Nhai ở chùa Kiến Nhơn. Mùa hạ nọ, khí trời rất nóng bứnực. Tông Diễn lợi dụng lúc thiền sư Tuấn Nhai đi vắng, cởi trần nằm trên hien của tự viện, giang thẳng chân cẳng mà ngủ. Không bao lâu thiền sư Tuấn Nhai trở về, thấy Tông Diễn đang ngủ trong tư thế chữ (Đại), bất giác thất kinh: đồng thời Tông Diễn nghe tiếng chân cũng giật mình tỉnh giấc, nhưng không kịp tránh né, chỉ đành làm mặt dày giả bộ ngủ tiếp.

- Xin lỗi! Xin lỗi!

Thiền sư Tuấn Nhai nói khẻ, và cẩn thận rón rén bước quanh chân của Tông Diễn mà vào khách đường. Tông Diễn lúc này xấu hổ đến toát mồ hôi lạnh. Từ đấy, một phút cũng không dám buông lung, sớm tối tinh tấn tham thiền.

Sau khi thiền sư Tuấn Nhai viên tịch, Tông Diễn từ từ trở thanh Tông sư một đời, lãnh đạo ba trăm học tăng tham thiền. Vì nghĩ lòng từ bi của Lão sư đối với mình trong quá khứ, ngay cả lúc nằm ngủ trên hiên cũng không trách mắng. Do đó, Sư đối đãi học tăng một mực khá khoan dung.

Về sau, thiền sư Tông Diễn tuổi già, mỗi ngày vì giáo dục học tăng mà mệt nhọc, ngày đêm không cách gì ngon giấc. Bấc đắc dĩ lợi dụng giờ tĩnh tọa ngủ một chút.

Có lần, một vị học tăng tập thiền dưới tòa của thiền sư Tông Diễn phê bình rằng:

- Lão sư Tông Diễn của chúng ta, mỗi ngày lúc ngồi thiền đều có thói quen ngủ muồi, chúng ta hỏi Sư vì sao ngồi thiền mà ngủ? Sư đáp là Sư đi gặp Cổ thanh tiên hiền, giống như Khổng Tử mộng gặp Chu Công vậy.

Lời phê bình này lan truyền rất rộng trong nhóm học tăng, thậm chí về sau học tăng cũng bắt chước lợi dụng giờ tọa thiền mà ngủ. Thiền sư Tông Diễn vẫn không hề mệt nhọc khích lệ học tăng luôn luôn dụng công. Học tăng chẳng phục thưa:

- Chúng con đến cõi mộng để gặp Cổ thanh tiên nhiền, giống như Khổng Tử gặp Chu Công.

Thiền sư Tông Diễn không giận dữ chút nào, hỏi:

- Các ông gặp Cổ thanh tiên hiền, các Ngài có khai thị gì cho các ông?

Học tăng không ai đáp đượx, nhưng đều có chỗ ngộ.

46. Cưỡi trâu tìm trâu

Thiền sư Trường Khánh Đại An, người Phước Châu, sau khi đắc pháp với Thiền sư Thạch Đầu. Nhân vì lúc thường đối với kinh điển có nghiên cứu khá sâu, nhưng đối với lý huyền cực tối cao về tâm tánh của thiền đạo, cuối cùng không được cửa vào, thường rất hổ thẹn với thiền sư Thạch Đầu, về sau đặc biệt đi lễ bái thiền sư Bách Trượng Hoài Hải, nói:

Học nhân muốn cầu biết Phật, làm sao là phải ?

Thiền sư Bách Trượng trả lời :

- Thật giống cưỡi trâu tìm trâu.

Thiền sư Đại An lại hỏi :

- Sau khi biết Phật thì thế nào ?

Thiền sư Bách Trượng lại trả lời :

- Như người cưỡi trâu về nhà.

Thiền sư Đại An đối với lời giải thích này, tợ hồ không yên tâm hỏi tới :

- Chẳng biết phải bảo nhậm thế nào ?

Thiền sư Bách Trượng khai thị :

- Như người chăn trâu, cầm gậy coi chừng, không cho phạm lúa mạ của người.

Thiền sư Đại An nghe xong, y theo đây tu hành, giữ gìn chính mình, khẳng định chính mình, chẳng hướng bên ngoài đuổi tìm nữa. Về sau cùng với bạn đồng tham là thiền sư Linh Hựu xây dựng Quy Sơn, thiền sư Đại An cày bừa trợ đạo. Sau  khi thiền sư Linh Hựu viên tịch, đại chúng suy cử Sư nhậm chức Trụ trì.

Cuối đời, thiền sư Đại An trờ về Phúc kiến, trụ viện Di Sơn, suốt ngày ngồi thiền, không nói, không năng chẳng làm việc gì cả, đại chúng gọi sau lưng Ngài là thiền sư Lại An (An làm biếng). Như có thiền tăng nói :

- Suốt ngày không nói không năng, y hệt cây đá, đó mà là thiền sao ?

Một thiền tăng khác nói :

- Suốt ngày ngồi yên, đã không lãnh chúng tu phạm hạnh, cũng không chỉ đạo làm việc, đây mà là thiền sao ?

Cái lười của thiền sư Đại An lại làm nổi lên sự không bằng long của đại chúng. Một hôm Sư tập họp đại chúng, tuyên bố :

- Hôm nay, mời đại chúng ngồi thiền suốt ngày theo tôi, không nói không năng, chỉ cần ba ngày, sẽ có thể khiến mọi người biết được chính mình.

Mọi người theo thiền sư Đại An tĩnh tọa một ngày, lưng đau, vế nhức. Ngày thứ hai, người người thỉnh cầu, thà cho làm việc, không chịu tĩnh tọa. Thiền sư Đại An lúc ấy mới bảo mọi người :

- Lão tăng ngồi một ngày, hơn cả ngàn năm bận rộn.

Đại chúng không nói gì.

47. Tr ái Mai Xanh
Thiền sư Đam Nguyên có lần xách giỏ định đến phương trượng, giữa đường bị quốc sư Huệ Trung kêu lại hỏi:
-          Ông đựng trái mai xanh như thế để làm gì ?
Đam Nguyên nói:
-          Cúng dường chư Phật Bồ-tát dùng.
Huệ Trung:
-          Trái mai xanh như thế vẫn còn chưa chin, ăn vừa chua vừa xảm, làm sao cúng dường được ?
Đam Nguyên:
-          Nói cúng dường là để biểu thị ý thành khẩn.
Huệ Trung:
-          Chư Phật Bồ-tát không có nhận thành ý chua xảm như thế. Ta xem, ông lại là cúng chính ông đi!
-          Tôi hiện giờ chính là đang cúng dường Tâm - Phật – Chúng sanh cả ba không sai biệt, hà tất tính toán như thế ? Quốc sư? Ngài thì sao?
Huệ Trung:
-          Ta không cúng dường như thế, ta rất tính toán kỹ càng, ta cần đợi trái mai chin rồi mới cúng dường.
Đam Nguyên:
-          Trái mai của Quốc sư bao giờ mới chin ?
Huệ Trung:
-          Kỳ thật trái mai của ta chin lâu rồi.
Đam Nguyên:
-          Đã chin lâu rồi, Quốc sư vì sao không cúng dường?
Huệ Trung:
-          Nhân vì ta thích trái mai, giữ nó lại, không tùy tiện cho người.
Đam Nguyên:
-          Quốc sư hà tất tham lam bủn xỉn như thế? Vật tốt, nếu như người có tâm từ bi, thì vui lòng chia người hưởng.
Huệ Trung:
-          Ta không biết cái gì mới là vật tốt?
Đam Nguyên:
-          Đó là trái mai xanh.
Huệ Trung:
-          Nếu như vật tốt là trái mai xanh, lại nên cần hết sức quý tiếc nó, không thể tùy tiện cho người.
Đam Nguyên:
-          Nói không lại Sư, Sư quá keo kiệt.
Huệ Trung:
-          Keo kiệt phải là ông, không phải tôi!
Đam Nguyên không lời để đáp.
Huệ Trung:
-          Trái mai xanh giữ lại mình dung, chẳng thể tùy tiện cho người, đó mới là từ bi!
Đam Nguyên ngay đó đại ngộ.

48. Bánh Đường
Có học tăng đến tham vấn thiền sư Mục Châu Đạo Nguyên, thiền sư hỏi:
-          Bình thường ông xem kinh gì?
Tăng đáp:
-          Từng đọc Luận đại thừa
Giảng được đầy đủ Đại thừa không?
-          Không dám (dạ được).
Thiền sư đem một miếng bánh đường bẻ làm hai hỏi:
-          Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức, ông nói pháp như thế nào?
Tăng không đáp được.
-          Cái này gọi là bánh đường? Hay không bánh đường?
Tăng khẩn trương tháo mồ hôi hột, đáp:
-          Không thể gọi là bánh đường.
Thiền sư ngó và hỏi một Sa-di đứng bên:
-          Một cái bánh bẻ làm hai ông nói pháp gì?
Sa-di:
-          Hai miếng lưu trong tâm.
Thiền sư:
-          Ông gọi nó là gì?
Sa-di:
-          Bánh dường.
Mục Châu Đạo Minh cười lớn:
-          Ông biết giảng Đại thừa.

49. Phật Bây Giờ Ở Đâu ?

Đường Thuận Tông một hôm hỏi thiền sư Phật Quang Như Mẫn:

- Phật từ đâu đến? Chết đi về đâu ? Đã nói thường trụ nay Phật ở xứ mô ?

Thiền sư đáp:

- Phật từ vô vi đến, chết về vô vi, pháp thân đồng hư không, thường trụ chỗ vô tâm, có niệm về vô niệm, có trụ về vô trụ. Đến vì chúng sanh, đi vì chúng sanh. Biển chân như thanh tịnh thể trạm nhiên thường trụ. Người trí khéo tư duy, chớ lại sanh nghi ngờ.

Thuận Tông không chịu, vặn hỏi:

- Phật sanh ở vương cung, chết ở rừng Sa-la, giảng đạo bốn mươi chín năm, lại nói không thuyết pháp. Núi sông và đất liền, trời đất và nhật nguyệt, thời đến đều mất hết, ai nói chẳng sanh diệt? Nghi tình còn như thế, người trí khéo giải bày.

Thiền sư giải thích thêm:

- Thế Phật vốn vô vi, mê tình dối phân biệt, pháp thân đồng hư không, chưa từng có sanh diệt. Đủ duyên Phật xuất hiện, hết duyên Phật nhập diệt, nơi nơi độ chúng sanh, cũng như trăng trong nước. Không phải thường hay đoạn, không phải sanh hay diệt, sanh cũng chưa từng sanh, diệt cũng chưa từng diệt. Thấy rõ chỗ vô tâm, tự nhiên không nói pháp.

Thuận Tông nghe xong rất vui, đối với Thiền sư càng thêm tôn trọng.

50. Tư Lương Chẳng Tư Lương

Một hôm thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm đang tọa thiền, có một vị tăng hành khước thấy, bèn hỏi:

- Thầy ngồi yên bất động ở đây, suy nghĩ việc gì ?

- Suy nghĩ chẳng suy nghĩ.

Tăng không buông tha, hỏi:

- Đã là chẳng suy nghĩ, lại suy nghĩ như thế nào ?

-          Chẳng phải suy nghĩ.

51. Ta Cũng Có Lưỡi

Thiền sư Quảng Huệ Nguyên Liễn lúc mới học đạo, y chỉ tham thiền với thiền sư Chân Giác, ban ngày làm điển tọa nhà bếp, chiều tối lo tụng kinh làm công khóa tu tập. Một hôm Chân Giác hỏi:
-          Ông xem kinh gì?
-          Kinh Duy Ma.
-          Kinh đây, cư sĩ Duy Ma ở đâu?
Nguyên Liễn ngơ ngác không biết trả lời sao, thầm hổ mình chỗ hạn hẹp, hỏi lại thiền sư Chân Giác:
-          Duy Ma ở đâu?
Thiền sư Chân Giác:
-          Ta biết hay không biết cũng tốt, nhưng không thể bảo cho ông.
Nguyên Liễn rất hổ thẹn, từ biệt thiền sư đi vân du hành khước, tham học thiện tri thức hơn năm mươi vị, nhưng vẫn không khế ngộ.
Một hôm đến tham vấn thiền sư Thủ Sơn Tỉnh Niệm ở Hà Nam, hỏi:
-          Học nhơn đến núi báu, khi tay không trở về thì sao?
Thiền sư:
-          Nhận lấy kho báu nhà mình
Nguyên Liễn ngay đó đại ngộ, nói:
-          Tôi không còn nghi lời các thiền sư.
-          Tại sao?
-          Tôi cũng có lưỡi.
Thủ Sơn cao hứng nói:
-          Ông đã liễu ngộ tâm yếu của thiền.

52. Sanh Tử Do Nó

Đời Hậu Đường, thiền sư Bảo Phước lúc sắp thị tịch, bảo đại chúng rằng:

- Ta gần đây khí lực không còn, nghĩ đại khái thời hạn thế duyên sắp đến rồi.

Môn đồ, đệ tử nghe xong lao nhao nói:

- Sư phụ pháp thể còn rất khang kiện.
- Đệ tử chúng con vẫn cần sư phụ chỉ dạy.
- Yêu cầu sư phụ thường trụ thế gian vì chúng sanh thuyết pháp.

Đủ thứ nghị luận bất nhất. Trong đó có một đệ tử hỏi:

- Thời hạn nếu đã đến, Thiền sư đi là tốt hay ở lại là tốt?

Thiền sư Bảo Phước hết sức an tường, mở lời rất thân thiết hỏi ngược lại:

- Ông nói làm sao mới tốt?

Vị đệ tử không chút do dự đáp:

- Sanh cũng tốt, tử cũng tốt, tất cả tùy duyên mặc nó đi là xong rồi.

Thiền sư cười ha hả nói:

- Lời ta trong lòng muốn nói, chẳng biết lúc nào ông nghe trộm mất rồi.

Nói xong ngồi kiết già thị tịch.

53. Nên Im Lặng Chẳng Nên Ồn

Viện Linh Thọ có một năm lúc nhập hạ an cư. Lư Vương nhà Hậu hán thời Ngũ Đại, kiên trì mờI thỉnh thiền sư Vân Môn và toàn thể đại chúng trong chùa đến cung vua quá hạ. Chư vị pháp sư ở trong cung, được bọn cung nữ lễ kính hỏi pháp, oanh oanh yến yến, nhiệt náo khác thường, Nhất là Lưu Vương chí thành trọng pháp, nên giảng tòa tu thiền không ngày nào trống. Lão túc trong chùa cũng đều thích thuyết pháp cho cung nữ và thái giám. Nhưng chỉ có thiền sư Vân Môn ở một bên lặng lẽ tọa thiền, đến nỗi cung nữ không ai dám đến gần mời chỉ dạy.
Có một vị quan viên trực điện, thường thấy tình hình này, bèn thỉnh thiền sư Vân Môn dạy cho pháp yếu, thiền sư Vân Môn vẫn lặng thinh, quan trực điện không những không cho là bị xúc phạm, ngược lại càng thêm tôn kính, bèn đề một bài thơ ở điện Bích Ngọc rằng:
Đại trí tu hành mới là thiền
Thiền môn nên lặng chẳng nên ồn
Muôn thứ nói hay đâu bằng thật
Thua hẳn thiền môn chẳng nói năng.

54. Hóa Duyên Độ Chúng

Hòa thượng Chiêu Dẫn đi lang thang khắp nơi, mọi người cho là vị tăng hành khước. Có tín đồ đến hỏi:
- Nổi giận làm sao sửa?
- Giận dữ do tâm sân mà ra, như thế tốt thôi, tôi đến hóa duyên ông, ông đem giận dữ và tâm sân cho tôi được không?
Cn trai tín đồ rất ham ngủ, cha mẹ không biết làm sao sửa đổi nó. Hòa thượng Chiêu Dẫn bèn đến nhà họ, đánh thức đứa con đang ngủ:
- Ta đến hóa duyên giấc ngủ của con, con đem giấc ngủ cho tan hen!
Nghe vợ chồng tín đồ cải nhau. Sư bèn đi hóa duyên cãi cọ. Tín đồ uống rượu, Sư bèn đi hóa duyên uống rượu.


55. Không Tiếng Không nghe

Tăng quan Cung Phụng Hạo Nguyệt một hôm xin thiền sư Triệu Châu chỉ dạy:
- Thế nào là Đà-la-ni (Mật chú) ?
Thiền sư Triệu Châu chẳng mở miệng, lấy tay chỉ bên phải giường thiền.
Hạo Nguyệt:
- Cái này ư?
Triệu Châu:
- Ông cho cái này không phải là mật chú sao? Tăng lại tụng được đấy!
Hạo Nguyệt:
- Lại có người tụng được sao?
Thiền sư Triệu Châu chỉ qua bên trái giường thiền.
Hạo Nguyệt:
- Cái này ư?
Triệu Châu:
- Có gì chẳng đúng, Tăng cũng tụng được.
Hạo Nguyệt:
- Vì sao con không nghe?
Triệu Châu nói:
- Đại đức há chẳng biết: Chân tụng không có tiếng, chân thính không có nghe.
Hạo Nguyệt:
- Nói như thế thì âm thanh không nhập vào pháp giới tánh rồi.
Triệu Châu:
- Lìa sắc muốn thấy không phải là chánh kiến, lìa thanh muốn nghe là tà văn.
Hạo Nguyệt:
- Thế nào là không lìa sắc là thấy chân chánh, không lìa thanh là nghe chân chánh?
Thiền sư triệu Châu dùng kệ dạy:
Đầy mắt vốn không phải sắc
Đầy tai vốn chẳng phải thanh,
Văn Thù thường chạm mắt
Quan Âm nhập lỗ tai
Hội ba nguyên một thể
Đạt bốn vốn đồng chân
Đường đường pháp giới tánh
Không Phật cũng không người.

56.

Trân Châu buộc trong vải rách
Tướng quốc Bùi Hưu có lần đến chùa Đại An, thưa hỏi tăng trong chùa rằng:
-          Đức Phật có mười đại đệ tử, mỗi người đứng đầu một hạnh, LaHầu La bậc nhất về cái gì?
Tất cả tăng trong chùa cho đây là Phật giáo thường thức dơn giản, do đó đều cùng trả lời:
-          Lấy mật hạnh làm đệ nhất.
Bùi Hưu không bằng long vì câu trả lời này, thuận miệng hỏi:
-          Ở đây có thiền sư không?
Đúng dịp thiền sư Long Nha Cư Đôn đang trồng rau ở vườn sau. Tăng trong chùa bèn mời Ngài ra. Bùi Hưu lại đem vấn đề trên hỏi:
-          La Hầu La đệ nhất về gì?
Thiền sư Long Nha chẳng chút do dự đáp:
-          Không biết !
Bùi Hưu nghe xong rất mừng, liền lễ bái và tán thán:
-          Trong vải rách có buộc trân châu.

57.

Đi đường thuận gió
Thiền sư Động Sơn Lương Giới một tối nọ thuyết pháp chẳng đốt đèn. Có thiền tăng Năng Nhẫn hỏi Thiền sư rằng:
-          Vì sao không đốt đèn?
Thiền sư Động Sơn nghe xong, sai thị giả đốt đèn sang lên, rồi bảo Năng Nhẫn::
-          Mời ông đến trước mặt ta!
Thiền tăng Năng Nhẫn đến trước. Thiền sư Động Sơn bảo thị giả:
-          Ông đem ba ký dầu thắp đèn tặng cho thuợng tọa này!
Ý của Động Sơn là từ bi? Hay đùa cợt? Hay lại có ý gì khác? Năng Nhẫn vung tay áo ra khỏi giảng dường, tham cứu qua một đêm Năng Nhẫn dường như có chỗ ngộ. Thế rồi lập tức đem toàn bộ của cải ra bày trai phạn cúng dường đại chúng. Ông  theo chúng sinh hoạt trong ba năm. Sau đó cáo từ thiền sư Động Sơn, ý muốn đi nơi khác.
Thiền sư Động Sơn chẳng giũ lại chỉ nói:
-          Chúc ông đi đường thuận gió.
Lúc này thiền sư Tuyết Phong vừa đứng bên cạnh thiền sư Động Sơn, đợi thiền tăng Năng Nhẫn xoay mình ra ngoài, Sư liền hỏi thiền sư Động Sơn:
-          Vị thiền tăng này về sau không biết bao lâu mới trở lại được?
Thiền sư Động  Sơn đáp:
-                      Ông ta bết ông ta đã đi, nhưng ông ta lại không biết chính mình lúc nào trở lại. Ông nếu không yên tâm, có thể đến tăng đường xem ông ta một cái.
Tuyết Phong đến tăng đường nhìn. Đâu hay Năng Nhẫn trở về tăng đường đến ngồi tại chiếu của mình mà tịch. Thiền sư Tuyết Phong vội đi báo thiền sư Động Sơn. Thiền sư Động  Sơn nói:
-          Ông ta tuy chết rồi, nhưng so với ta lại chậm hơn ta ba mươi năm.


58. Phật Phi Lai

Chùa núi Thê Hà ở núi Thê Hà - Nam Kinh, được tôn là thánh địa sáu triều, đạo tràng danh lam Ngàn Phật.

Núi Thê Hà có công trình dùng đá khắc ngàn pho tượng là lớn nhất, ở trên đỉnh núi cao nhất không ai có thể trèo lên, có một pho tượng Phật đứng, trang nghiêm sinh động, người đi qua dưới núi không ai không ngước mắt lên nhìn.

Năm 1941, có một tín đồ tham quan núi Thê Hà, thấy tượng Phật trên đỉnh núi, bèn hỏi thiền sư Trác Thành dẫn đường:

- Lão Thiền sư ! Vị Phật đó tên là gì ?

Thiền sư Trác Thành đáp:

- A ! Vị Phật đó tên là Phi Lai !

Ý của Lão Thiền sư là ngọn núi đó rất cao, người ta không cách gì mà trèo lên điêu khắc, vị Phật đó phải từ nơi khác bay đến.

Tín đồ nghe xong, rất hiếu kỳ hỏi:

- Đã là bay đên sao không bay đi ?

Thiền sư Trác Thành nói:

- Một động không bằng một tĩnh.

Tín đồ lại hỏi:
- Vì sao cần "tĩnh" ở đây ?

Thiền sư đáp:

-          Đã đến đó thì yên ở đó.

59. Nửa chịu nửa chẳng chịu

Thiền sư Động Sơn Lương Giới lúc ngộ đạo dưới tòa của thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện, gặp ngày kỵ của thiền sư Vân Nham Đàm Thạnh là vị ân sư thế độ của Ngài. Nhân đây Ngài thiết trai cúng dường. Có học tăng hỏi:
-          Thiền sư ở chỗ lệnh sư Vân Nham dược khai thị những gì?
Động Sơn đáp:
-          Tuy ở dưới tòa của Vân Nham, nhưng không hề được ơn chỉ dạy.
Học tăng nghi hoặc hỏi:
-          Đã kông được chỉ dạy, vì sao muốn thiết trai cúng dường Ngài làm gì?
Động Sơn nói:
-          Ta dám trái nghịch Ngài?
Học tăng lại hỏi:
-             Tôi thật không hiểu, Thầy đến chỗ thiền sư Nam Tuyền Phổ Nguyện ngộ đạo, tại sao lại vì Vân Nham thiết trai?
Động Sơn điềm tỉnh đáp:
-          Ta không tôn trọng đạo đức Phật pháp của Tiên sư, chỉ tôn trọng Ngài không vì ta nói rõ, riêng dựa vào điểm này, cũng hơn cả cha mẹ.
Học tăng lại hỏi tiếp:
-          Thiền sư đã vì Tiên sư thiết trai, như thế là đã chấp nhận thiền phong của Tiên sư rồi?
Động Sơn đáp:
-          Một nửa chịu, một nửa chẳng chịu.
Học tăng hỏi:
-          Vì sao không chịu toàn bộ?
Động Sơn đáp:
-          Vì nếu như chịu toàn bộ, là đã cô phụ Tiên sư rồi.

60. Chim Về Lạc Tổ

Có môt tín sĩ hỏi thiền sư Phật Quang rằng:
- Kinh nói cúng duờng trăm ngàn chu Phật, chẳng bằng cúng duờng một ộạo nhân vâ tâm. Chẳng biêt trăm ngàn chà Phật có lỗi gì? Đạo nhân vô tâm câ đức gì?
Thiền su Phât Quang dùng kệ đáp:
       - Nhất phiên bạch vân hoành cốc khẩu
         Kỷ đa quy điểu tận mê sào!
        Một mảnh mây trắng ngang miệng hang
        Bao nhiêu chim quên hết đường về tổ
Ý này nói chỉ vì một mảnh mây trắng mà chim chóc về tổ đều mê mất đường, bay không về nhà. Vì cúng dường chư Phật, đã có đối tượng, ngược lại mê mất chính mình. Cúng dường đạo nhân vô tâm, là dung trí vô phân biệt siêu việt tất cả. Trăm ngàn chư Phật, tuy không lỗi lầm, nhưng do đạo nhân vô tâm mà có thể nhận biết chính mình.
Tín sĩ lại hỏi :
- Đã là chùa Phật thanh tịnh, vì sao lại gõ mõ, đánh trống?
Thiền sư Phật Quang vẫn dung kệ đáp:
      - Trực tu đả xuất thanh tiêu ngoại
        Miễn kiến long môn điểm ngạch nhân.
        Phải nên đánh ra ngoài vũ trụ
        Khỏi thấy người vượt long môn bị điểm trán.
Đây là ý nói đạo tràng, tự viện thanh tịnh sở dĩ gõ mộc ngư (mõ), đánh trống da, hoàn toàn có nghĩa sâu xa riêng. Như đánh mõ là vì cá ở trong nước, không nhắm mắt, nên dung mộc ngư để biểu thị sự tinh tấn không lười nhác, đánh trống chỉ vì tiêu nghiệp, tăng phước. Tiếng mõ trống đạt ngoài bầu trời, hà tất lại chịu khổ luân hồi?
Tín sĩ lại hỏi:
- Tại gia đã có thể học Phật đạo, đâu cần phải xuất gia mặc đồ tu?
Thiền sư Phật Quang lại dung thi kệ đáp:
     - Khổng tước tuy hữu sắc nghiêm than
       Bất như hồng hộc năng cao phi ?
      Chim công tuy có sắc làm đẹp than
      Không bằng thiên ngà có  thể bay cao.
Đây ý là nói tại gia tu hành cố nhiên rất tốt, nhưng trọn không bằng người xuất gia tu hành có thể tinh chuyên một mực. Vẻ đẹp của công tuy dễ xem, trọn khiông bằng chim nhạn có thể bay caọ.
Đám mây nghi ngờ trong long tín sĩ được thiền sư Phật Quang quét sạch.

61. Cỏ cây thành Phật

Thiền sư Chân Quán người Nhật Bản, ban đầu nghiên cứu giáo nghĩa Thiên Thai sáu năm, về sau đổi qua tu tập Thiền học bảy năm, vì muốn tìm thầy hỏi đạo mong minh tâm kiến tánh, kiếm cho ra bản lai diện mục của chính mình, lại vác tráp đến khắp danh sơn tùng lâm Trung Quốc, tham thoại đầu, tập thiền định lại trải qua mười hai năm.
Hơn hai mươi năm sau, Sư rốt cuộc ở trong cửa thiền nhận được tin tức chính mình, nhân đây thu xếp hành trang về nước, ở chùa Nại Lương, Đông Đô hoằng dưong Thiền pháp. Học giả các nơi đua nhau đến tham thiền cầu đạo. Mọi người tranh nhau đem những vấn đề khó khăn muốn sư giải đáp.
Những vấn đề đó bao quát:
Cái gì là bản lai diện mục của chính chúng ta?
Thế nào là ý của Tổ sư Đạt Ma từ Tây đến?
Người hỏi Triệu Châu con chó có Phật tính không. Triệu Châu lúc thì đáp có, lúc lại đáp không?
Vấn đề tuy nhiều, thiền sư Chân Quán chỉ nhắm mắt lại chẳng trả lời. Có người cũng biết thiền sư Chân Quán không thích nghị luận công án thiền môn với mọi người. Vi mọi người đối với công án cứ bàn ra tán vào, đều không thể được thọ dụng chân chính.
Một hôm có pháp sư Đạo Văn là một học giả Thiên Thai, hơn năm mươi tuổi, nghiên cứu giáo nghĩa Thiên Thai hơn ba mươi năm, hâm mộ danh sư mà đến, rất thành khẩn hỏi:
-             Tôi từ bé nghiên cứu tu tập tư tưởng Pháp Hoa của tông Thiên Thai, có một vấn đề rốt cuộc không thể hiểu rõ.
Thiền sư Chân Quán rất ngay thẳng đáp:
-             Tư tưởng Pháp Hoa của Thiên Thai tinh thâm rộng lớn, viên dung vô ngại, đáng lẽ rất nhiều vấn đề, mà ông chỉ có một vấn đề không hiểu, chẳng biết là vấn đề gì?
Pháp sư Đạo Văn hỏi:
-             Kinh Pháp Hoa nói: “Tình và vô tình đồng viên chủng trí”, ý này là cây cối hoa cỏ đều có thể thành Phật, xin hỏi: Hoa cỏ thành Phật, thật có thể được sao?
Thiền sư Chân Quán không đáp mà hỏi ngược lại:
-          Ba mươi năm rồi, ông cứ đeo ý nghĩa cây cối hoa cỏ có thành Phật được không, đối với ông có lợi ích gì? Điều ông nên quan tâm là chính mình làm sao thành Phật? Ông phải nghĩ như thế mới đúng!
Pháp sư Đạo Văn trước tiên ngạc nhiên, sau đó nói:
-          Tôi chưa hề nghĩ đến điều này. Vậy xin hỏi chính tôi làm sao thành Phật?
Thiền sư Chân Quán nói:
-          Ông nói chỉ có một vấn đề hỏi tôi, còn vấn đề thứ hai thì chính ông giải quyết lấy.

62. Xương bọc da

Có một học tăng trông thấy con rùa bên cạnh am, bèn hỏi thiền sư Đại Tùy:
Chúng sanh đều là da bọc xương, vì sao rù lại là xương bọc da?
Thiền sư Đại Tùy nghe xong không đáp, chỉ tháo giày cỏ úp lên lưng rùa.
Thiền sư Thủ Đoạn từng vì cử chỉ của Đại Tùy mà làm một bài kệ tụng:

Phân minh bì thượng cốt đoàn đoàn
Quái họa trùng trùng cánh cách khả quan
Niệm khởi thảo hài đô cái liễu
Giá tăng khưóc bị Đại Tùy man.
Rõ rang trên da xương bao quanh
Quẻ vẽ lớp lớp càng dễ xem
Giơ chiếc giày cỏ đậy hết lại
Đại Tùy lại gạt được ông tăng.

Thiền sư Phật Đăng cũng theo đó làm một bài kệ:

Pháp không riêng khởi,
Nương cánh mới sanh
Rùa không biết trèo vách
Giày cỏ theo chân người đi

Thiền sư Bảo Phong lại chỉ ra rõ rệt:
Minh minh ngôn ngoại truyền
Tín hà hữu cổ kim?
Rõ ràng truyền ngoài lời
Tin đâu có xưa nay.

Tụng rằng:

Trịch kim chung, cổn thiết cốt
Thủy Đông lưu, nhật tây khứ.
Ném chuông vàng quay xương sắt
Nước chảy về Đông mặt trời lặn phương Tây.


63. Chớ khinh viên đầu
(Tiếp theo trang 15)

Có một học tăng cáo từ thiền sư Lạc Phố ra đi, định đến nơi khác tham học. Thiền sư Lạc Phố bèn hỏi:
-          Nơi này bốn mặt là núi, ông muốn đến đâu?
Học tăng câm miệng không biết đáp ra sao.
Thiền sư Lạc Phố nói:
-          Nếu ông nội trong mười ngày có thể đáp được, thì xin mời tự tiện.
Học tăng ngày đêm suy nghĩ, kinh hành qua lại, chợt gặp thiền sư Thiện Tịnh đang giũ chức Viên đầu tại vườn rau. Thiền sư Thiện Tịnh bèn hỏi:
-          Nghe nói ông đã giã từ muốn đến nơi khác tham học, sao còn ở đây không đi?
Học tăng thuật lại chuyện không thể trả lời thiền sư Lạc Phố. Thiền sư Thiện Tịnh nói:
-                      Tôi có thể dạy ông trả lời. nhưng không được bảo với thiền sư Lạc Phố câu này là của tôi nghe!
Học tăng nghe xong mừng quá khẩn cầu:
-          Được xin thầy dạy tôi đáp án.
Thiện Tịnh chậm rãi nói từng chữ:
Trúc mật bất phong lưu thủy quá
Sơn cao khởi ngại bạch vân phi.
Trúc dày chẳng ngăn nước chảy qua
Núi cao há ngại mây trắng bay.
Thiền sư Lạc Phố nghe xong lời đáp của học tăng, bèn nói:
-          Đáp án này ai nói cho ông?
Học tăng trả lời:
-          Là của chính con
Thiền sư Lạc Phố trợn tròn hai mắt:
-          Ta không tin!
Học tăng đành nói là của thiền sư Thiện Tịnh dạy cho. Ngay chiều hôm đó, Thiền sư Lạc Phố thượng đường, tuyên bố với đại chúng:
-          Chớ khinh Viên đầu; ngày sau dưới tòa của ông ta có năm trăm người!
Về sau Thiền sư Thiện Tịnh hoằng hóa một phương, đệ tử của Sư quả thật có hơn năm trăm người.


64. Cần phải chính mình

Có một tín đồ hỏi thiền sư Triệu Châu:
Xin hỏi thiền sư, tham thiền thế nào mới có thể ngộ đạo ?

Thiền sư Triệu Châu bị hỏi, lập tức đứng lên nói:

- Ta muốn đi tiểu !

Nói xong đi vài bước lại quay đầu bảo tín đồ:

- Ông xem ! Đi tiểu là việc nhỏ như thế, lại cần phải chính tôi đi, người khác không thể thay thế.

65.

Chỗ Ở Của Chính Mình

Thiền sư Triệu Châu một đời lang thang không thích trói buộc, đến đâu cũng cứ yên thân, tùy duyên, tùy hỉ, tùy chúng sinh hoạt, xưa nay đều là xứ xú không nhà, xứ xứ nhà mà đến. Sư một đời mây nước, đến tám mươi tuổi vẫn còn hành khước bên ngoài, có thơ rằng:

Triệu Châu bát thập du hành khước
Chỉ vì tâm đầu vị tiểu nhiên
Cập chí qui lai vô nhất sự
Thùy tri không phí thảo hài tiên

Triệu Châu tám mươi vẫn lang thang
Chỉ vì trong tâm chưa lặng trang
Kịp đến trở về không một việc
Mới hay giày cỏ phí tiền suông

Có hôm Sư hành khước đến chỗ thiền sư Vân Cư, thiền sư Vân Cư hỏi:
-          Ông tuổi đã già như thế, vẫn chạy khắp nơi, sao không kiếm một chỗ để yên than luôn?
Thiền sư Triệu Châu nghe xong, làm như không hiểu hỏi:
-          Thế nào mới là chỗ tôi ở yên thân luôn?
Thiền sư Vân Cư nói:
-          Trước núi có một nền chùa cổ bị hoang phế, ông có thể sửa sang lại mà ở.
Triệu Châu không cho là phải, hỏi ngược lại.
-          Lão hòa thượng vì sao không tự mình đện ở.
Lại có lần, thiền sư Triệu Châu đến chỗ thiền sư Thù Du, Thiền sư Thù Du nói:
-             Ông tuổi đã già như thế, vẫn vân du hành khước khắp nơi, vì sao không kiếm một chỗ trụ để an nhiên tu hành?
Thiền sư Triệu Châu nghe nói, không khỏi kính cẩn đứng lên đáp:
-                      Tôi ba mươi năm phóng ngựa ruổi rong non nước, tùy duyên sinh hoạt, đâu ngờ hôm nay bị con lừa đá một chân.
(Thiền sư Triệu Châu đi hành khước, ban đầu vì có tăng hỏi: -  Tương lai lúc kiếp hỏa thiêu đốt, thân thể tứ đại ngũ uẩn có hoại hay không? Triệu Châu đáp: - Hoại. Tăng lại hỏi: - Thân thể đã bị hoại, đó là tùy theo nó mà đi rồi! Triệu Châu đáp: - Tùy theo nó mà đi! Nghe lời đáp của Triệu Châu, vị tăng này rất nghi mà Triệu Châu cũng do dự nổi lên, do đó bèn đi khắp núi sông, hành khước khắp nơi, tìm thầy quyết nghi. Chỗ nói:
Một câu nói tùy theo nó
Nạp tăng chạy ngàn núi
Triệu Châu tám mươi tuổi vẫn đi qua trăm ấp, vì cầu quyết trạch trừ nghi cho khỏe khoắn mà thôi, kỳ thực Triệu Châu hành khuớc đã sớm tìm ra chỗ trụ trường cửu, chỗ nói khi đến đã có chỗ đi trong động tự có thú tĩnh. Con lừa đá một chân, chẳng qua hơn một lần đã nêu lên vậy)

66. Oai Đức Và Tổn Phước

Thiền sư Tăng Trừ thời Nam Bắc Triều, lúc trụ ở Tung Sơn, tăng chúng trong chùa cả trăm người, mỗi ngày uống nước chỉ nhờ một dòng suối phun lên tự nhiên. Một hôm chợt có một cô gái mặc một bộ y phục dơ dáy bẩn thỉu, hai chân kẹp một cái chổi ngồi trên bậc đá chỗ suối phun nghe chúng tăng tụng kinh, mọi người cho cô ta là người cùi, hợp sức đuổi cô ta đi. Thiếu nữ này thấy tình hình như thế rất tức giận, bèn dung chân đạp vào nước suối, nước suối lập tức khô kiệt, cô ta cũng theo đó biến mất.
Lúc ấy chúng tăng đứng bên rất sợ hãi, mọi người biết là họa tới, liền đem việc này một năm  một mười kể cho thiền sư Tăng Trù. Thiền sư lộ vẻ tươi cười, từ trong chùa khoan thai bước ra, miệng hô:
-          Ưu bà di! Ưu bà di! Ưu bà di!
Lời chưa dứt thì thiếu nữ ăn vận lam lũ kia theo lời xuất hiện, Thiền sư bảo cô ta:
-          Chúng tăng chính đang hành đạo, cô đáng lẽ hộ trì thêm, không nên quấy nhiễu!
Ưu ba di bèn dùng chân nhè nhẹ khơi động dòng suối đang khô kiệt một cái, nước lại phun lên.
Bấy giờ mọi người đều rất cảm kích oai đức và thần dị của thiền sư Tăng Trù.
Về sau Tề Văn Tuyên Đế, mỗi lần lo xong việc nước, lại dẫn vệ sĩ đến chùa hỏi đạo. Nhưng mặc cho Văn Tuyên Đế tới tới lui lui nhiều lần, thiền sư Tăng Trù lại không hề đón rước qua một lần, đệ tử có người thấy không được, liền khuyên can lão sư rằng:
-                      Thiền sư! Bệ hạ mỗi lần đến lễ Phật, giúp đỡ rất nhiều cho việc hoằng truyền Phật pháp, mà Thiền sư lại xưa nay không đón tiếp, sợ phải chịu lời dị nghị!
Thiền sư Tăng Trù chẳng bằng lòng nói:
-                      Ngày xưa, Tân Đầu Lô có một lần rước vua bảy bước, khiến quốc vương chịu nạn bảy năm, đạo đức của ta tuy so không hơn người khác, nhưng ta không thể khiến Hoàng thượng tổn phước.

67. Quốc Sư Là Báu

Quốc sư Huệ Trung là nguời Triết Giang, hiệu là Quang Trạch, là đệ tử của Lục Tổ đại sư Huệ
Năng. Năm hai mươi sáu tuổi vào hang Đảng Tử ở Hà Nam, tu hành bốn muoi năm, Được vua sắc đến chùa Long Hưng ở Nam Duong. Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông đều từng mời thỉnh Sư vào nội cung thuyết pháp.

Một hôm, Đại Tông mời Sư đến gặp một nguời, vị nhân sĩ này tự xưng là Thái Bạch Sơn Nhân, chẳng nói họ tên, tuổi tác, quê quán chân thật. Đại Tông bèn bảo quốc sư Huệ Trung:

Nguời này tự nhận là kỳ nhân một thời, rất có kiến giải, kính mời quốc sư khảo nghiệm.

Quốc sư Huệ Trung trước tiên ngắm Thái Bạch Sơn Nhân, sau đó hỏi:

- Bệ hạ nói ông là một dị sĩ, xin hỏi ông có sở trường gì đặc biệt?

Thái Bạch Sơn Nhân nói:

- Tôi biết núi, biết đất, trên biết thiên văn, dưới biết địa lỶ, làm văn nhận chữ, không gì chẳng tinh thông, và sở trường là đoán mệnh.

Quốc sư Huệ Trung nói:

- Xin hỏi Sơn Nhân: Núi Thái Bạch mà ông ở là núi trống hay núi máỉ

Lời này vừa buông, Thái Bạch Sơn Nhân mờ mịt không biết đáp gì. Quốc sư Huệ Trung lại chỉ đất hỏi:

- Xin hỏi đây là đất gì?

Sơn Nhân nói:

- Tính một cái là có thể biết.

Quốc sư Huệ Trung lại vẽ trên đất một chữ nhất ( ), hỏi:

- Đây là chữ gì?

Sơn Nhân đáp:

- Chữ nht.

Quốc sư Huệ Trung không chịu, sửa lại lời ông ta, bảo:
- Trên đất ( ) thêm chữ ( ) phải nói là chữ vuong ( ? ), sao lại là chữ nhất ( ). Bây giờ ta lại hỏi ông, vậy ba bảy cộng lại là bao nhiêu chữ số?

Sơn Nhân trả lời:

- Ba bảy là hai mươi mốt, người nào không biết?

Quốc sư Huệ Trung nói:

- Ba và bảy hợp lại là mười, làm sao nhất định sẽ là hai mươi mốt ?

Đại Tông ở bên cạnh rất vui, nói:

- Trẫm có quốc vị không đủ là báu, trẫm có Quốc sư, Quốc sư là báu!

68. Mặn Lạt Có Vị

Đại sư Hoằng Nhất vốn là một nghệ thuật gia vào đạo, đem việc tu hành cùng với sinh hoạt nghệ thuật hợp chung lại là thấy được cách sống của Sư.
Có hôm tiên sinh Hạ Miện Tôn, một nhà giáo dục nổi tiếng đến thăm, lúc ăn cơm, chỉ thấy Sư ăn một món dưa muối, Hạ tiên sinh không đành lòng nói:
-          Chẳng lẽ Thầy không chê món dưa muối này quá mặn sao ?
Đại sư Hoằng Nhất nói:
-          Mặn có đạo vị của mặn.
Lát sau, đại sư Hoằng Nhất ăn xong, tay cầm một tách nước lạnh, Hạ tiên sinh lại nhíu mày nói:
-          Không có trà sao? Mỗi ngày Thầy đều uống nước lạnh lạt lẽo vậy sao?
Đại sư Hoằng Nhất lại cười nói:
-          Nước lạnh tuy lạt, nhưng lạt cũng có đạo vị của lạt.

69. Hồi Hướng

Có một người nhà quê, mời thiền sư Vô Tướng đến nhà tụng kinh siêu độ cho vợ ông ta, Phật sự đã hoàn tất người nhà quê hỏi:
-          Thiền sư! Thầy cho rằng vợ tôi có thể được bao nhiêu lợi ích từ Phật sự này ?
Thiền sư Vô Tướng cứ thật mà nói:
-                      Đương nhiên! Phật pháp như thuyền từ độ khắp, như ánh mặt trời soi khắp, chẵng những vợ ông được lợi ích, mà tất cả chúng sanh hữu tình đều lợi ích.
Người nhà quê không vui nói:
-                      Nhưng vợ tôi rất yếu đuối, chúng sinh khác có thể chiếm lợi thế của nàng, đoạt mất công đức của nàng. Có thể nào xin Thầy tụng kinh siêu độ cho riêng một mình nàng được không? Chẳng cần hồi hướng cho chúng sanh khác.
Thiền sư Vô Tướng ngán ngẩm cho tính riêng tư của ông ta, nhưng vẫn từ bi dạy dỗ:
-                      Chuyển công đức của mình đến người khác, khiến cho mỗi chúng sinh đều thấm nhuần lợi ích, là cái pháp môn tu trì rất khéo léo, “hồi hướng” có nội dung hồi hướng lý, hồi hướng quả, hồi tiểu hướng đại, như một ánh sáng không phải chiếu rọi một người, lại như một mặt trời trên hư không, mà muôn vật đều được chiếu rọi, một hạt giống có thể sinh muôn ngàn quả trái, ông nên dùng sự phát tâm đốt ngọn nến này, mồi vào ngàn ngàn muôn muôn ngọn nến, chẳng những sáng chói ngàn muôn lần, mà bản thân ngọn nến này cũng không nhân đó mà giảm bớt ánh sáng. Nếu như người người đều có quan niệm như thế, thì thân nhỏ bé của chúng ta, thường do sự hồi hướng của ngàn ngàn muôn muôn người mà nhận được rất nhiều công đức, còn vui nào hơn nữa? Nên Phật giáo đồ của chúng ta phải đối với tất cả chúng sinh bình đẳng!
Người nhà quê vẫn ngoan cố nói:
-                      Cái giáo nghĩa này rất tốt, nhưng lại xin Pháp sư phá lệ cho, lão Triệu hàng xóm nhà tôi, đối với tôi có thể nói là khinh khi tôi, hại tôi, có thể trừ ông tar a khỏi tất cả chúng sanh là tốt rồi.
Thiền sư Vô Tướng nghiêm giọng nói:
-          Đã nói tất cả sao lại có trừ ra?
Người nhà quê ngớ ra, như bị mất mát vật gì.

70. Một bộ áo nạp

Thiền sư Vô Quả ở trong hang sâu một lòng tham thiền, hai mươi năm đều do hai mẹ con nhà nọ hộ pháp cúng dường. Vì chưa đuợc sáng tâm, Sư thầm sợ tín thí khó tiêu nên định ra khỏi núi tìm thầy học đạo để rõ việc lớn sanh tử. Mẹ con hộ pháp yêu cầu Thiền sư lưu lại thêm mấy ngày để họ may một bộ áo nạp cúng Thiền sư.

Hai mẹ con về nhà, lập tức cắt may, cứ một mui kim niệm một câu A Di Đa Phật. Làm xong lại gói bốn đính bạc hình móng ngựa, cấp cho thiền sư Vô Quả làm lộ phí. Thiền sư nhận hảo Ỷ của hai mẹ con, chuẩn bị sáng mai bắt đầu xuống núi. Đêm đó vẫn ngồi thiền dưỡng hơi thở, chợt đến nửa đem, có một đồng tử áo xanh, tay cầm một lá cờ, theo sau có mấy người thổi trống kèn đi đến, nâng một hoa sen rất lớn đến trước mặt Thiền sư. Đồng tử nói:

- Mời Thiền sư lên đai sen !

Thiền sư nghi thầm:

- Ta tu công phu thiền định, chưa tu pháp môn Tịnh độ, cho dù hành giả tu tập pháp môn Tịnh độ, cảnh này c ũng chẳng thể đuợc, sợ là cảnh ma.

Thiền sư Vô Quả không thèm để ý đến, đồng tử lại hai ba phen mời thỉnh, nói chớ lầm qua. Thiền sư Vô Quả  bèn thuận tay cắm cái khánh lên đài sen. Không bao lâu đồng tử và các nguời chơi nhạc, bèn nổi trống kèn mà đi.

Sớm ngày thứ hai, lúc Thiền sư muốn lên đường, hai mẹ con nhà kia lại cầm một cái khánh đến hỏi thiền sư Vô Quả:

- Đây là vật Thiền sư bị mất phải không? Chiều qua con ngựa mẹ trong nhà bị đọa thai, mã phu dùng dao mổ ra thấy cái khánh này, biết là của Sư, nên đem trả lại chỉ là chẳng biết vì sao lại lọt vào bụng ngựa ?

Thiền sư Vô Quả nghe xong toát mồ hôi, bèn làm bài kệ:

Một bộ áo nạp một tấm da
Bốn đính nguyên bảo bốn cái vó
Nếu định lực lão tăng chẳng sâu
Đa làm con ngựa nhà bà.

Nói xong bèn đem áo và bạc trả lại cho hai mẹ con, rồi từ biệt lên đuờng./-

71. Nước Mắt Thiền Sư

Thiền sư Không Dã một hôm đi ra khỏi chùa hoằng pháp, đi qua con đường núi đột nhiên gặp nhiều thổ phỉ, tay cầm gươm đao đòi tiền mãi lộ. Thiền sư thấy chúng bất giác rơi lệ. Thổ phỉ thấy Ngài khóc, cười lớn:
-          Đây là ông Thầy nhát gan.
Thiền sư Không Dã nói:
-                      Các ngươi đừng cho rằng ta khóc vì sợ hãi, sanh tử ta đã sớm vượt qua. Ta chỉ thương các ngươi tuổi trẻ sức mạnh, có khí lực mà không làm việc trong xã hội, không phục vụ mọi người, mỗi ngày ở đây phá nhà đoạt của, ta nghĩ đến tội lỗi của các ngươi, đã bị pháp luật truy nã, xã hội không dung tha, tương lai còn bị đọa địa ngục chịu khổ tam đồ, vì thấy sự nguy cấp của bọn ngươi mà ta khóc.
Bọn thổ phỉ nghe xong rốt cuộc bỏ tâm tham sân, cùng quy y với thiền sư Không Dã.

72. Đi Đuờng Trân Trọng

Thiền su Linh Huấn khi tham học với ngài Qui Tông Linh Son, một hôm động niệm muốn xuống núi, nên dến từ biệt Quy Tông. Thiền su hỏi:

Ông muốn đi đâu?

Linh Huấn thật tình:

Về Linh Trung.

Quy Tông từ bi luu tâm:

Ông ở đây tham học muời ba năm, nay muốn đi, ta muốn vì ông nói điều tâm yếu, ông sửa soạn hành lý xong, trở lại đây gặp ta.

Linh Huấn đem hành trang đa để ngoài cửa, mang vào gặp Quy Tông. Quy Tông nói:

Hãy đến truớc mặt ta.

Linh Huấn y lời. Quy Tông nhẹ nhàng nói:

Trời lạnh giá, trên đuờng khéo giữ sức khỏe. Linh Huấn ngay lời ấy hoát nhiên triệt ngộ.

“Com chưa chín không nên vội mở nắp nồi,
Trứng ấp chưa đủ không nên vội khẻ vỏ”

73. Tinh Thần Học Đạo

Đại su Viên Chiếu Tông Bổn, nguời đời Tống, thiên tánh nhân từ, thông minh đinh ngộ, giỏi tho phú, nuong theo pháp su Vinh An Đạo Thăng xuất gia học đạo.

Đạo Thăng là một Đại su đức học đạt đến chỗ thâm sâu, đối với kinh điển có ngộ giải đặc biệt, đạo hạnh rất cao, rất đuợc mọi nhân si từ triều đinh đến dân giả kính trọng. Trong tùng lâm nguời chẳng tiếc ngàn dặm xông pha, từ xa đến cầu đạo rất nhiều. Đại su Viên Chiếu Tông Bổn theo hầu một bên. Đại su, thấy khá nhiều nguời đến truớc cầu đạo, liền đem lòng xót thuong kính phục. Su thuờng mặc y rách, gánh nuớc, chặt củi, xuống bếp chuẩn bị ẩm thực để cúng duờng đạo hữu đến tham học. Tuy  nhiên ban ngày làm việc Tăng bận rộn, nhung chiều đến Su vẫn đến chỗ ân su tham học, chẳng dám luời biếng kiêu mạn mảy mai.

Có lần ngài Đạo Thăng hỏi:

- Hành hạnh đầu đa, vì đại chúng làm việc bận rộn, có cảm thấy mệt nhọc chăng?

Su đáp:

Nếu bỏ một pháp tức chẳng viên mãn Bồ-đề. Con vì muốn đời này có chỗ chứng ngộ, đâu dám nói mệt mỏi!

Tinh thần của Su thật là khiến nguời kính phục.

74. Cuốc Cỏ Chặt Rắn

Có một học tăng đến thiền sư Trí Thường để tham học. Thiền sư Trí Thường đang cuốc cỏ, một con rắn vừa bò ra, Thiền sư giơ cuốc chặt. Học tăng không chịu, nói:
- Đã lâu ngưỡng mộ đạo phong từ bi ở đây, đến nơi rồi, lại chỉ thấy một người phàm tục thô lỗ.
Thiền sư trí Thường nói:
- Như lời ông nói thì là ông thô hay ta thô?
Học tăng bực mình hỏi: - Cái gì là thô ?
Thiền sư Trí Thường buông cuốc xuống.
Học tăng lại hỏi: - Cái gì là tế?
Thiền sư giơ cuốc lên, làm thế chặt rắn. Học tăng  chẳng hi<u rõ ý của thiền sư Trí Thường, nói:
- Thầy nói về thô tế, khiến người không sao hiểu được!
Thiền sư Trí Thường hỏi lại:
- Chẳng cần theo đây nói thô tế, xin hỏi anh ở chỗ nào thấy ta chặt rắn?
Học tăng chẳng nể nang nói:
- Ngay đây!
Thiền sư Trí Thường dùng lời dạy dỗ:
- Ông "ngay đây" chẳng thấy lại chính mình, lại thấy ta chặt rắn làm gì ?
Học tăng cuối cùng có chổ tỉnh ngộ./-

75. Lớn Tiếng

Đại su Ngộ Tân ở Hoàng Long, nguời Thiếu Châu họ Hoàng, đắc pháp với thiền su Tổ Tâm ở Hoàng Long.
Đại su Ngộ Tân tánh chất trực làm việc thanh tín thật thà. Mỗi lần gặp bạn hữu phạm lỗi liền chỉ thẳng không dối mình dối nguời. Đối đai nguời công chính, nhiệt tâm hoằng pháp.
Lúc Su trụ trì chùa Vân Nham thuờng thấy nguời xuất gia đến chùa tham học, Su ua lớn tiếng trách mắng, do đó một số nguời tham học rất nể sợ Su, thuờng “kính nhi viễn chi”.
Su có một thị giả là thiền su Huệ Phuong, quê ở Cát Châu, đắc pháp với Su. Có lần, vị nầy thấy Su mắng một vị tham học, liền bạch Su rằng:
Làm một vị thiện tri thức thì phải hành đại đạo của Phật Tổ, hiệu lệnh đua ra trời nguời tuân theo, đáng lẽ phải xem nguời học đạo nhu con đỏ, lấy tâm từ bi quan thiết để đối xử với họ, và phải thuờng an ủi vỗ về, chớ đâu mà động một chút lại nổi giận chửi mắng, giống nhu oán cừu đa chất chứa nhu biển sâu. Nhu thế làm sao gọi là tâm tu của thiện tri thức đuợc.
Đại su nghe xong, nói:
Kiến giải của ông nhu vậy tuong lai nếu hoằng pháp ở một phuong sẽ xiễm mị để phụng sự nguời quyền thế, cẩu thả dựa vào bọn cuờng hào mua bán đại pháp của Nhu Lai và dối gạt bọn pham phu tục tử. Ta không nhịn nổi bọn nguời ngu si theo đời, không phát tâm dõng mảnh, không rõ Phật đạo này. Do đó phải dùng lời nặng nề để khích lệ họ, cho họ biết liêm si, tự mình sửa đổi lỗi lầm, hầu mong làm su phạm cho trời nguời. Đây mới là tâm từ bi chân chánh, lo lắng và bảo bọc thuong yêu chân chánh.


76. Ân tình

Đi Tng, Nam Khang, Giang Tây có đi sư Hiu Thun, h H, đc pháp vi thin sư Hiu Thông. Đi sư Hiu Thun tánh tình cương trc, tu trì nghiêm cn, chng thích hi đến vic đi, mi ngày tu trì có thi khóa biu nht đnh. Mi vic ln nh đu t mình làm ly, không đ nhc đến người khác, rt được đi chúng kính mến.
Lúc Ngài tr trì chùa Thê Hin Lô Sơn, vì c tuyt viên thái thú đa phương đòi cht cây đi th sau chùa, cui cùng b người hãm hi bc bách bt phi hoàn tc. Đi sư Hiu Thun lin đến kinh thành đ bái phng thin sư Đi Giác Hoài Lin đang tr trì thin vin Thp Phương Tnh Nhân theo lnh vua.
Lúc đi sư Hiu Thun đi đến S Châu, gp tuỳết xung, không cách gì tiến bước, lin tm trú l điếm. Đến chiu có người khách mang gia nhân vào quán tr. Va thy Đi sư, ông ngc nhiwên biến sc, đnh l sư mt cách chí kính, đi sư hi ông ta là ai, ông ta nói:
- Quá khú lúc Đông Sơn, con là người hu ca Đi sư, h Tng tên Vinh, tng được Thy dy bo nghiêm cách, nay thành đt chút đnh, đu nh ơn Đi sư.
Đi sư k cho ông ta vic ng nn ca mình, Tng Vinh nghe xong than th không thôi. Sáng hôm sau, Tng Vinh lin chuan b cơm nước cúng dường đi sư Hiu Thun, và đưa năm lượng l phí, li sai mt gia nhân đến ri thưa Đi sư:
- Người này thường qua li kinh thành, đường đi rt quen thuc, Đi sư đi ln này chng cn lo lng.
Nh s giúp đ ca Tng Vinh, đi sư Hiu Thun cui cùng ggp thin sư Đi Giác Hoài Lin, li nh Thin sư nhiu cách giúp đ, cui cùng được Hoàng thượng ban pháp "min li làm Tăng", trù trì ti chùa Thê Hin.

77. Chặt Ngón Tay

Đời Đường thiền sư Ngưỡng Sơn Huệ Tịch lúc chin tuổi đuợc cha mẹ đưa đến chùa Hòa An ở Quảng Châu xuất gia. Đến mười bốn tuổi, cha mẹ đột nhiên lại bắt Sư về nhà để lấy vợ, bắt hoàn tục.

Thiên sư Huệ Tịch hỏi rõ nguyên nhân, biết đuợc cha mẹ hồi đầu cho đến chùa xuất gia vì thầy bói nói mạng của Sư phạm hung sát, nếu không đi tu, cầu sự gia hộ của Bồ tát, thì không cách gì nuôi dưỡng đến lớn. Nay vận ách đã qua, cha mẹ liền muốn Sư hoàn tục kết hôn.

Thiền sư Huệ Tịch đối với sự dụng tâm cực khổ của cha mẹ, một mặt rất cảm động ân tình sâu nặng, một mặt biết cha mẹ lợi dụng cửa Phật để bảo toàn sinh mạng con mình, như nay ách vận đã qua, lại lập tức bỏ rơi Tăng môn. Cái hành vi ngụy thiện, ngụy tín, tự tu tự lợi này nhất định chiêu lấy báo ứng. Nhân đây quyết tâm không tạo duyên ác, không theo tâm nguyện của cha mẹ để thành hôn, nhưng lại biết tranh chấp trên ngôn ngữ không ích lợi gì, nên nhằm lúc người nhà không thấy, dùng dao chặt củi chặt đứt ngón tay vô danh và ngón út của tay trái, máu tươi tuôn dầm dề xuống mâm, Sư bưng đi gặp cha mẹ, và quỳ mãi không đứng dậy, cầu khẩn cha mẹ cho phép hoàn thành tâm nguyện cầu Phật đạo của mình.

Cha mẹ Sư thấy bàn tay đẩm máu của Sư và hai ngón tay bị chặt xanh bầm nằm trong mâm lòng như dao cắt, hối hận vô cùng nên cuối cùng bằng lòng cho thiền sư Huệ Tịch trở lại Tăng môn.

Về sau thiền sư Huệ Tịch trở thành đại đệ tử nổi tiếng nhất của Quy Sơn Linh Hựu, thành tựu hệ phái tông Quy Ngưỡng trong Thiền Tông Trung Quốc, mọi nguời gọi Sư là tiểu Thích Ca.


78. Thanh Tu

Pháp su Thành Huệ nguời đời Đuờng ở viện Chân Dung tại Ngu Đai Son lễ Hòa thuợng Pháp Thuận xuống tóc xuất gia. Pháp su Thành Huệ sau khi xuất gia tinh cần tu tập, mỗi ngày tụng kinh Hoa Nghiêm để tu trì, ngày ăn cỏ non, lá cây để đỡ đói. Su thuờng ở hang Lý Nguu tụng kinh Hoa Nghiêm, mỗi lẫn tụng kinh có khoảng năm, sáu vị mặc áo nhà Nho, không biết tên họ, lai lịch đến nghe kinh. Trong đó mấy vị dâng cúng duờng Su kỳ hoa dị quả, hoa để lâu không rụng, quả ăn vào bụng cung không đói. Pháp su Thành Huệ lấy làm lạ hỏi họ:

Tín si nhà ở đâu?

Mọi nguời trả lời:

-  Chúng tôi đều là Son thần, vì pháp lực tụng kinh của Ngài, khiến núi này thanh tịnh bình an, nên đến cúng duờng hầu hạ.

Pháp su Thành Huệ nghe xong, chẳng mảy may vui mừng, vì minh tu mà nhận đuợc cúng dưng, nguợc lại cảm thấy Son thần làm quấy nhiễu sự thanh tu của mình, bèn dời đi noi khác.

79. Ném của báu xuống sông

Thiền su Đạo Son đời Tùy truớc khi xuất gia làm nghề tìm châu báu, qua lại trên sông nuớc Ngô Thục. Nhà rất giàu, vàng bạc châu báu chứa đầy hai thuyền lớn. Có lần ông đi buôn đến núi Ngô Đầu Từ Châu, gặp ngay lúc thiền su Tăng Đạt đang thuyết pháp ở đó. Ông hiếu kỳ đến nghe. Lúc ấy thiền su Tăng  Đạt lại đúng dịp nói đến “Sanh tử dài lâu, không có yêu thuong nào không lìa xa, thân mình còn vậy huống là tài sản?”

Thiền sư Đạo Sơn nghe xong chợt hiểu, trong lòng tự xét:

Ta một đời tham cầu không chán, tạo lỗi vô luợng, vừa rồi bài pháp của thiền sư Tăng Đạt, chính là chấm đúng vào ta!
Rồi liền đem hai thuyền đầy châu báu đẩy một luợt xuống biển. Ngay khi ông đẩy chiếc thuyền thứ nhất, mọi nguời bên cạnh đều ngăn lại, bảo ông:
Vì sao ông không lợi dụng tiền này để tạo dựng công đức?
Thiền su Đạo Son nghe xong nói:
- Cái đó không đuợc, tuong lai có đuợc phuớc báu lại khởi tham dục, suốt ngày bị nó quấy rầy, phải nên khắc khổ tu hành.
Nói xong đem chiếc thuyền thứ hai nhận chìm luôn. Từ đây giã từ vợ con đi đến chùa Trúc Lâm núi Quảng Khẩu xuất gia. Khi cạo tóc, ông thề truớc đại chúng:
- Nếu nhu tôi không đắc đạo, nhất định không rời khỏi núi này.
Về sau quả nhiên tham thiền ngộ đạo, đi khắp noi hoằng hóa, on khắp hữu tình. Thẳng đến niên hiệu Nhon Thọ thì vãng sanh, huởng thọ hon một trăm tuổi.

80. Giáo Hóa

Đời Tống, thiền su Phật Nhật Khế Tung ở Hàng Châu, bảy tuổi xuất gia, muời chin tuổi tham vấn thiện tri thức khắp noi, đắc pháp với thiền su Động Son, đệ tử đời thứ mui duới của thiền su Thanh Nguyền.

Thiền su tâm đạo vững chắc, tinh tấn tu hành, mỗi khi chiều xuống đội tuợng Bồ tát Quán Thế Âm lên đầu, tụng niệm danh hiệu Quan Âm đủ muời vạn tiếng, mới chịu vào thất đi ngủ. Nhiều năm chua hề gián đoạn, nhân đây túc tuệ mở toang, kinh sách chuong cú đều hiểu suốt, từng viết Nguyên Giáo Luận hon muời vạn lời, phản bác lại bọn văn si sùng bái Hàn Du chủ truong phế bỏ Phật Giáo. Lại soạn Phụ Giáo Thiên, rất đuợc Nhân Tông khen ngợi, ban hiệu cho là Minh Giáo Đại Su.

Lúc ấy Lý học hung thịnh, Âu Dương Tu là bậc thạc nho một thời, lấy lập truờng Nho gia, viết bản luận phỉ báng Phật pháp, đuợc nhiều ngui huởng ứng. Đại su Minh Giáo bèn nhắm vào thói đời xấu xa đề xuớng tam giáo Nho – Thích - Đạo tưởng nhất quán, viết Phụ Giáo Thiên để biện chính thêm.

ÂuDuong Tu xem xong sách này, hoàn toàn biến đổi quan niệm sai lầm đa qua, nói: Phật dạy tâm kinh chỉ có 260 chữ, ta vẫn chua rõ nghia lý của nó, lại bàn Phật pháp là gì ? Và khen ngợi Đại su: Dè đâu trong Tăng chúng lại có bậc Long tuợng này! Bèn sửa sang y phục nghiêm chỉnh đến bái kiến đại su Minh Giáo, thỉnh cầu Đại sư chỉ dạy. Sau một lần đuợc Đại sư chỉ dạy, Âu Dương Tu mới tỉnh ngộ chỗ bất tri phỉ báng Phật pháp của chính mình trong quá khứ, lập tức sám hối tạ lỗi, và từ đây tín nguỡng Phật giáo, tự xung là Lục Nhất cư si, thời thuờng viết văn khuyến thiện, qua lại rất mật thiết với cao tăng nhà Phật thành giai thoại đuợc luu truyền trên văn đan đương thời.

81. Tội của ai ?

Có một vị cư sĩ đi tản bộ bên sông, thấy một người chèo thuyền đảy chiếc ghe trên bãi sông xuống nước, chuẩn bị chở khách qua sông. Lúc ấy có một thiền sư đi qua, cư sĩ bèn bước tới hỏi:
- Xin hỏi Thiền sư, vừa rồi người chèo ghe đảy thuyền rời bến khiến cho loài cua, tôm, ốc trên bãi cát bị đè chết vô số. Văy là tội của khách đi ghe ? Hay là tội của người chèo ghe ?
Thiền sư không cần suy nghĩ đáp:
- Không phải tội người qua đò, không phải tội người chèo đò.
Cư sĩ không biết, hoài nghi hỏi lại:
- Cả hai đều vô tội, như văy thì tội của ai ?
Thiền sư trừng mắt, lớn tiếng:
- Là tội của ông !

82. Tôi Không Phải Phật

Có một Tú tài đến chùa đọc sách tự cho là thông minh, thuờng dung thiền co biện luận với thiền sư Triệu Châu.
Ngày nọ hỏi Thiền sư:
-  Phật đa từ bi, độ sanh thuờng chìu theo tâm nguyện của họ, phải không?
Thiền sư:
-  Phải!
- Tôi muốn xin cây gậy trong tay Thiền sư, đuợc chăng?
Thiền sư cự tuyệt:
- Nguời quân tử không đoạt vật ua thích của nguời, ông hiểu không?
Tú tài lanh miệng:
- Tôi không phải quân tử.
Thiền sư ngay đó nói lớn:
- Tôi cũng không phải Phật.
Tú tài tuy không đối đáp đuợc, chẳng chịu thua. Một hôm khi Tú tài tọa thiền, Thiền sư đi ngang bên cạnh, ông ta thấy chẳng ngó ngàng, Thiền su trách:
- Thanh niên thấy nguời lớn tuổi sao không đứng dậy thi lễ đón tiếp?
Tú tài học lóm lời thiền, đáp:
- Tôi ngồi tiếp ngài cung nhu đứng dậy tiếp thôi.
Thiền sư đến truớc mặt ông đánh cho một thoi, Tú tài nổi giận trách:
- Tại sao ngài đánh tôi?
Thiền sư ôn hòa nói:
- Tôi đánh anh cung như không đánh.

83. Tụng Kinh 80%

Có một ông con, ngày cha mất đến chùa thỉnh thiền su Phật Quang tụng kinh siêu độ, thiền su vì ông mà cụ bị huong hoa quả phẩm cúng Phật, vì nguời chết mà tụng kinh.
Nguời con nghi đến sở phí, chẳng đặng đừng bèn hỏi Thiền su:
-  Thiền su! Tụng một quyển kinh A Di Đa cần bao nhiêu tiền?
Thiền su thấy ông keo kiệt bèn không làm khách nói:
 - Một quyển cần muời lạng vàng.
Nguời con không chịu, trả giá:
-  Thiền su! Muời lạng mắc quá. Có thể tám phần thôi, tám lạng đuợc không?
Thiền su gật đầu. Tụng xong nguời con nghe Thiền su phục nguyện:
-  Muời phuong chu Phật Bồ-tát, xin đem tất cả công đức tụng kinh hôm nay hồi huớng cho vong hồn vãng sanh Đông phuong thế giới .
Nguời con kháng cáo:
-  Không đuợc! Tôi chỉ nghe nói nguời chết vãng sanh Tây phuong, không nghe vãng sanh Đông phuong.
-  Vãng sanh Tây phuong cần muời lạng, ông nhất quyết muốn 80% chỉ đến đuợc thế giới Đông phuong.
Nguời con bất đắc di nói:
-  Tôi thêm hai lạng nữạ Ngài đua dùm tía tôi Vãng sanh Tây phuong nhé!
Lúc ấy nguời chết nằm trong quan tài không nhịn đuợc, phải lớn tiếng mắng nguời con:
-  Mày là thằng hu đốn! Tiếc hai lạng vàng, báo hại lão già này một phen sang Đông phuong rồi một phen sang Tây phuong, khổ thân ta phải chạy Đông chạy Tây./-

84. Từ Bi

Có ba anh em,tuy không xuất gia nhưng thích tham thiền. Do đó theo học với thiền sư Pật Quang. Lâu ngày vì muốn tìm cảnh ngộ cao hơn, mới hẹn cùng nhau đi hành khước.
Một hôm, vào lúc trời chiều, tá túc ở một thôn trang, gặp ngay phụ nữ nhà này vừa chết chồng, nuôi một đàn con bảy đứa. Ngày thứ hai, lúc ba an hem sắp lên đường, người em út bảo hai anh:
Các anh đi tham học nhen! Em quyết định ở lại đây không đi nữa.
Hai người anh thấy em mình đổi nết rất bất mãn; cho rằng thật không có chí khí, ra ngoài tham học, mới thấy một góa phụ, đã động tâm lưu lại; giận quá phất tay áo mà đi. Người phụ nữ mới góa này phải một mình nuôi nấng bảy đứa con nhỏ dại, thật chẳng phải chuyện dễ, may có vị sư đệ này tình nguyện giúp đỡ.
Cô ta thấy sư đệ thứ ba là một nhân tài, bèn tự nguyện kết thân. Sư đệ thứ ba nói:
- Chồng cô mới chết chưa lâu, chúng ta kết hôn liền thật là không tốt, cô nên thủ hiếu với chồng ba năm rồi hãy nói chuyện này.
Sau ba năm cô nọ đưa ra yêu cầu kết hôn, sư đệ này lại nói:
- Nếu như tôi với cô kết hôn, thật là có lỗi với chồng cô, để tôi thủ hiếu với ông tab a năm đã !
Sau ba năm cô nằng lại yêu cầu kết hôn, sư đệ này một lần nữa khéo léo cự tuyệt:
- Vì muốn tương lai của chúng ta được hạnh phúc mỹ mãn, không hổ thẹn trong long, chúng ta cùng vì chồng cô mà thủ hiếu ba năm rồi kết hôn !
Ba năm, ba năm, lại ba năm, trải qua chín năm, con trai, con gái nhỏ xíu nay đã lớn khôn, sư đệ thấy long giúp người của mình đã hoàn thành, liền từ biệt người đàn bà nọ, một mình lên đường cầu đạo.

85. Cô Gái Xấu Xí

Có một cô tiểu thư trẻ tuổi, mặt mày ủ dột đứng bên bờ sông. Thình lình cô thu can đảm nhảy ùm xuống nước, bọt sóng văng tung tóe.Một Hòa thượng già vừa đi đến, vội vàng cứu cô ta lên, Đâu ngờ cô chẳng cảm kích mà còn nói:
- Thầy vì sao không để tôi chết cho rồi! Tôi rất ghét Thầy!
Hòa thượng già hỏi:
- Cô vì sao muốn tự sát?
Cô ta nói:
- Tại quá xấu xí, mọi người đều chế nhạo tôi, phê bình tôi, không ưa tôi.Tôi sống không thú vị gì, chẳng bằng chết cho xong.
Lão Hòa thượng nhẫn nại chỉ bày cho cô:
- Con người có hai mạng sống, một cái là của riêng mình, chỉ nghĩ đến chính mình, mọi việc vì mình mà lo toan. Nhưng cái sinh mạng ích kỷ đó, vừa mới chết rồi. Ngoài ra người ta lại có cái sinh mạng thứ hai, là cái chuyên lo cho người khác. Hiện tại ta cứu sống cô lại rồi. Từ đây trở đi, cô phải sửa đổi tư tưởng, hành vi của mình, tùy nơi, tùy lúc giúp đỡ người, phục vụ cho người khác.
Cô gái xấu xí nghe xong bèn bắt đầu làm việc thiện, ngày ngày phục vụ cho người khác, nhân đó mỹ danh Hạnh Thiện của cô vang khắp xóm làng. Mọi người đều khen ngợi, tâm tình của cô càng ngày càng mở rộng, càng ngày người càng đẹp ra. Cuối cùng cô kiếm được một người chồng vừa ý.

86. Thiền Không Phải Hỏi Đáp

Có một vị thiền sư viết hai câu nói muốn cho đệ tử tham cứu. Hai câu đó là:
‘Trời mưa miên man hai người đi, tại sao trời không ướt một người ?’
Bọn đệ tử được hai câu liền bàn tán xôn xao.
Người thứ nhất nói:
- Hai người đi dưới mưa, có một người không thấm nước mưa, đó là vì hắn mặc áo mưa.
Người thứ hai nói:
- Đó là một trận mưa cục bộ. Có lúc ngay trên lưng ngựa mà một bên ướt, một bên khô. Hai người đi dưới mưa, mà một người không thấm mưa, lại khô quep, đó có gì kỳ lạ.
Đệ tử thứ ba đắc ý nói:
- Cả hai anh đều sai hết, rõ ràng là mưa miên man, làm sao nói là trận mưa cục bộ được ? Đó nhất định là có một người đi dưới hiên nhà.
Cứ thế anh một câu, tôi một câu, ai cũng dường như có lý, mà khôn g có cái nào xong.
Cuối cùng, Thiền sư thấy thời cơ đã đến, mới vén mở chỗ mê:
- Các người đều chắp chặt ở câu ‘không ướt một người’ mà lại cũng chắp chặt đến chỗ quá tệ hại, đương nhiên tranh luận không dứt. Do tranh luận mà khoảng cách chân lý càng lúc càng xa. Kỳ thật chỗ nói: ‘không ướt một người’, không phải cả hai người đều bị ướt sao ?

87. Tâm Chí Thành

Khi chưa học Phật, Quang Tạng mơ ước trở thành một nhà điêu khắc tượng Phật. Anh đặc biệt đến thăm viếng thiền sư Đông Vân, mong thiền sư chỉ cho cách thức, đường nét thông thường của một tượng Phật để công tác điêu khắc được thành tựu viên mãn.
Thiền sư Đông Vân khi thấy Quang Tạng đến, không nói một lời nào, chỉ tay bảo Quang Tạng ra giếng xách nước. Thiền sư quan sát cử chỉ của Quang Tạng liền quát lớn và đuổi đi. Lúc ấy trời đã sắp tối, các đệ tử bèn xin. Thiền sư cho ông ta ở lại qua đêm, sáng mai hãy đi. Đến nửa đêm, khoảng canh ba ông ta bị gọi dậy đến gặp Thin sư. Thiền sư từ tốn nói:
- Ta nói cho ông biết nguyên nhân hôm qua ta mắng ông. Tượng Phật là hình ảnh để người ta kính lễ, muốn khắc một tượng Phật trang nghiêm trước hết đòi hỏi người điêu khắc phải có lòng chí thành. Hôm qua lúc xách nước ta thấy ông để nước tràn ra ngoài, khối lượng nước tuy ít nhưng đó đều do phước duyên mà có, thế mà ông không chút lưu tâm. Người lãng phí không biết tiết kiệm phước như thế, làm sao có thể điêu khắc tượng Phật?
Nghe Thiền sư chỉ dạy, Quang Tạng vô cùng cảm kích và khâm phục, càng nghĩ càng thêm bội phục. Sau đó ông xin làm đệ tử của Thiền ssư Đông Vân. Trong việc điêu khắc tượng Phật, sau này tài nghệ của ông đã đạt đến đỉnh cao của sự độc đáo.


88. Không Giống Người

Thiền sư Thân Sơn là bạn đồng sư với thiền sư Vân Thăng. Tuy cùng học đạo tham thiền nhưng tính cách hai người trái ngược nhau. Sư huynh Thân Sơn thì phóng khoáng không câu nệ những điều nhỏ nhặt. Thậm chí còn phá giới hút thuốc, uống rượu nên bị mọi người chê hiềm. Co`n sư đệ Vân Thăng thì nói năng cẩn trọng, hoằng pháp lợi sinh, được Phật tử hết long quý trọng. Một hôm Thân Sơn đang uống rượu thấy Vân Thăng đi ngang qua cửa phòng, Thân Sơn kêu:
-  Sư đệ! Mời vào đây nhâm nhi một chén rượu chơi được không?
Thiền sư Vân Thăng không them để ý, còn nói châm chọc.
-  Hư đốn! Không giữ giới hạnh, hút thuốc, uống rượu thì còn ra thể chống gì!
Thân Sơn cười nói:
-  Không cần uống nhiều, chỉ cần nhấp một chén thôi được không?
Vân Thăng vừa đi vừa nói:
-  Ta không biết uống rượu.
Thân Sơn mất hưng nói:
-  Ngay cả rượu mà cũng không biết uống, thật chẳng giống người!
Nghe vậy, Vân Thăng giận dữ đứng lại hỏi:
-  Ông dám mắng ta ư?
-  Ta mắng ngươi hồi nào? Thân Sơn làm tỉnh hỏi lại.
Vân Thăng nói:
-  Ông nói không biết uống rượu đúng là không giống người. Đó chẳng phải rõ ràng là ông chửi tôi sao?
Thân Sơn lại lặp lại.
-  Ông đúng là không giống người.
Vân Thăng hỏi:
-  Tại sao chửi tôi không giống người?
-  Tôi nói ông không giống người thật đúng là không giống người!
Vân Thăng tức giận:
-  Được, ông mắng tôi không giống người vậy giống cái gì? Nói đi! Nói đi!
-  Ông giống Phật!
Vân Thăng nghe xong lặng thinh không biết nói thế nào.

89. Để Phật Tử Giữ Tiền

Để góp phần thúc đẩy sự phát triển của Phật Giáo, thiền sư Phật Quang đã đóng góp rất nhiều Phật sự. Muốn đi theo lý tưởng của Thầy, các vị đệ tử của sư đã thi nhau dốc sức quyên góp Phật tử bố thí cúng dường, làm mọi công đức. Một hôm thiền sư Phật Quang vừa đi hóa duyên về, các vị đệ tử đã tranh nhau đến báo cáo về thành tích quyên góp làm công đức của mình.
Vị đệ tử tên Phổ Quang thích chí thưa:
-                      Bạch Thầy, hôm nay có một vị đại thí chủ cúng dường một trăm lạng bạc để gây quỹ xây Đại hùng bảo điện.
Vị đệ tử tên Phó Đức cũng bước ra thưa:
-                      Hôm nay có một ông cư sĩ Trần ở trong thành đến thăm Thầy. Con đưa ông ta đi lễ lạy các điện đường, ông ta cúng lương thực cho ta tròng vòng một năm!
Các đệ tử hương đang, tri khách … trong chùa cũng muốn khoe với Thiền sư về sự phát tâm và quyên góp của Phật tử. Nhưng Thiền sư đã nhíu mày ngăn không cho ai nói nữa. Thiền sư dạy:
-                      Dù các con đã quyên góp cực khổ nhưng đáng tiếc là hóa duyên thì nhiều mà không có công đức gì.
Đại chúng ngơ ngác thưa:
-          Bạch Thầy! Tại sao chúng con hóa duyên vậy mà không có công đức?
Thiền sư dạy thêm:
-          Ta phải để Phật tử giữ tiền, Phật tử giàu có thì Phật giáo mới hưng thịnh. Không nên đòi hỏi Phật tử phải đóng góp hết công đứ[c này đến Phật sự nọ. Nhu ta giết gà để lấy trứng thì còn ngu si nào hơn! Đến một ngày nào đó Phật tử không còn gánh vác nổi nữa thì Phật giáo lấy ai hộ pháp, làm sao hưng thịnh?

90. Tiền Trao Cháo Múc

Thiền sư Thành Chuyết hoằng pháp ở chùa Viên Giác, pháp duyên rất hưng thạnh, mỗi lần giảng kinh người đến nghe đông nghẹt cả giảng đường. Do đó có Phật tử yêu cầu xây một giảng đường khác to lón và nghiêm trang hơn. Một Phật tử nọ đưa cho Thiền sư một túi năm mươi lạng vàng, nói rõ là muốn cúng dường để làm phần nóc giảng đường, Thiền sư nhận xong quay quả đi làm việc khác. Thấy thế Phật tử rất bất mãn vì năm mươi luợng vàng đâu phải là số lượng nhỏ, nếu cho một người bình thường có thể xài được vài năm. Ấy vậy mà Thiền sư cũng không them nói một lời cám ơn. Ông bèn chạy theo sau lưng nhắc nhở với Thiền sư:
- Cái túi đó đựng năm mươi lượng vàng.
Thiền sư tỉnh bơ vừa đi vừa nói:
- Ông đã nói rồi, ta đã nghe rồi!
Phật tử nọ lớn tiếng than:
- Thầy ơi! Năm mươi lạng vàng con vừa cúng không phải là số lượng nhỏ! Chẳng lẽ ngay cả một lời cám ơn Thầy cũng không thể nói sao ?
Vừa lúc đi đến trước tượng Phật ở chánh điện, Thiền sư nói:
- Sao ông lải nhải hoài thế, ông cúng tiền cho Phật tổ sao lại bắt ta cám ơn. Ông cúng dường là tạo công đức cho chính ông. Nếu ông muốn xem công đức là một thứ hang hóa có thể mua bán thì ta sẽ thay Phật tổ nói lời cám ơn ông. Mời ông đem câu “Cám ơn” này đi đi, từ đây ông cứ tự thương lượng với Phật tổ nhé!

91. Chẳng Để Lại Tâm Bình Thường

Việc thế gian chẳng phải cứ chấp trước bèn có thể tiến bộ. Đọc sách chết mà không dung cho sống động, chẳng thể được lợi ích. Giữ một chút không gian để chính mình chuyển than; dư một chút thời gian, để chính mình suy gẫm, chẳng gấp chẳng hoãn, chẳng khẩn chẳng buông, đó chính là cửa vào đạo.
* Tinh Vân
Có một học Tăng đến pháp đường thưa với Thiền sư rằng:
Thiền sư! Con thường ngồi thiền, luôn luôn niệm kinh, dậy sớm, thức khuya, tâm không tạp niệm, tự xét dưới tòa của Thầy không có ai dụng công hơn con, tại sao không cách gì khai ngộ ?
Thiền sư cầm một hồ lô, một nắm muối hột đưa cho vị học Tăng nói:
Anh đem hồ lô này đựng đầy nước, rồi bỏ muối vào cho nó hoà tan lập tức, anh sẽ khai ngộ.
Học Tăng vâng y theo lời mà làm, không bao lâu chạy vào thưa:
Miệng hồ lô quá nhỏ, con đem bụm muối bỏ vào, hòa tan không xong, lấy cây khuấy cũng chẳng động, con lại chẳng cách nào khai ngộ.
Thiền sư cầm hồ lô đổ ra một ít nước, chỉ lắc vài cái, khối muối liền tan hết. Thiền sư từ tốn nói:
Một ngày từ sáng đến tối dụng công, chẳng để lại một chút tâm bình thường cũng như hồ lô đựng đầy nước, lắc không động, khuấy không được làm sao tan muối? Làm sao khai ngộ?
Học Tăng:
Chẳng lẽ là không dụng công mà có thể khai ngộ?
Thiền sư:
Tu hành như đánh đàn, dây căng quá thì đứt, Dây chùng quá thì khảy không ra tiếng. Tâm bình thường trung đạo mới là gốc ngộ đạo.

92. Tâm Không Thi Đậu

Có một thiền Tăng lớn tuổi tham thiền đã tròn một giáp, xuất gia mấy mươi năm, chưa cầu tuệ giải lại chưa khai ngộ, thường hối hận không thôi. Mộ,t hôm thấy một pháp sư thanh niênđang luận thuyết lý Tứ thánh đế cho người, long sanh khâm phục quý kính, liền rất thành khẩn thỉnh cầu pháp sư thanh niên khai thị cho mình. Pháp sư này đùa bỡn nói:
- Ông chỉ cần ngày ngày đem thức ăn ngon cúng dường tôi, tôi nhất định dạy ông pháp môn chứng ngộ.
Thiền sư già tâm cầu đạo tha thiết, chân thành dung món ngon thượng đẳng ngày ngày cúng dường pháp sư thanh niên. lâu ngày, pháp sư thanh niên nhân yêu cầu khai ngộ của thiền sư già, cứ nói ngày giờ không còn nhiều, không thể chờ đợi hơn nữa, pháp sư thanh niên định đùa một phen quái ác nữa, bèn nói:
- Tốt! Ông đi theo tôi.
Pháp sư thanh niên dẫn thiền tăng già vào một góc phòng trống, đến một góc, kêu thiền tăng già này quỳ xuống, dung nhành dương liễu gõ lên đầu ông ta nói:
- Đây là quả Tu-đà-hoàn!
Thiền tăng già một long chuyên thành, buộc niệm chẳng loạn, ngay đó thật tình chứng được Sơ quả..
Pháp sư thanh niên lại nói:
- Ông tuy được Sơ quả, lại có bảy lần sanh tử. Đứng lên! Đến góc khác!
Lão thiền tăng đến góc khác quỳ xuống, pháp sư thanh niên lại đánh lên đầu ông nói:
- Đây là quả Tu-đà-hàm! Quả này vẫn có qua lại sanh tử. Đứng lên đến một góc khác!
Lão thiền tăng đến góc khác quỳ xuống, pháp sư thanh niên đánh lên đầu ông nói:
- Đây là quả A-na-hàm! Đã chứng Bất hoàn, nhưng tại cõi Sắc và Vô sắc thọ than hữu lậu, niệm niệm là khổ. Đứng lên đến góc thứ tư!
Thiền tăng đến góc thứ tư quỳ xuống, pháp sư thanh niên đánh lên đầu ông nói:
- Đây là quả A-la-hán! Sanh tử đã hết, tốt lắm!
Thiền tăng lúc này đã chứng quả A-la-hán, hoan hỷ vô lượng, đảnh lễ pháp sư thanh niên, lại bày rất nhiều thúc ăn ngon cúng dường pháp sư thanh niên.
Pháp sư thanh niên hổ thẹn nói:
- Tôi đùa giỡn với Thầy. Thầy đừng cho là thiệt nữa.
Lão thiền tăng lúc này càng chí thành khẩn thiết nói:
- Tôi thật đã chứng quả A-la-hán, không phải là chuyện đùa bỡn.

*        Lão thiền tăng tham thiền sáu mươi năm, chưa khế hợp, pháp sư thanh niên đem ông già ra đùa, thật là chẳng nên, nhưng ngược lại giúp cho lão thiền tăng ngộ dược. Thật là “Có ý trồng hoa, hoa chẳng nở, vô tình cắm liễu xanh um”. Lão tăng kiên trì sáu mươi năm với thiền đạo, có thể nói tu hành có dư sức, sau đối với pháp sư thanh niên cung kính cúng dường, sung thượng huệ giải “hành giải đều trọng”, khai ngộ chứng quả dễ nhu trở bàn tay.
 * Tinh Vân

93. Tâm Yếu Của Thiền

Đại thi nhân Bạch Cư Dị có lần hỏi thiền sư Duy Khoan:
Thân, miệng, ý mỗi thứ tự tu hành như thế nào?
Duy Khoan đáp:
Vô thượng bồ đề trùm ở thân là Luật, nói ở miệng là Pháp, hành ở tâm là Thiền. Ứng dụng thời có ba, kỳ thực là một mối. Như sông Hoài, sông Hán, tùy chỗ đặt tên. Danh xưng tuy không đồng nhưng tánh nước chẳng khác. Luật tức là pháp, pháp chẳng là thiền. Thân miệng ý hợp nhất mà tu, thân miệng ý đều gọi là tâm vậy. Vì sao ở trong tâm vọng khởi phân biệt?
Bạch Cư Dị thưa:
Đã không phân biệt lấy gì tu tâm?
Duy Khoan đáp:
Tâm vốn không thương tổn, vì sao đòi tu? Cần biết đạo không kể dơ hay sạch, tất cả đều cốt chẳng nên khởi niệm!
Bạch Cư Dị:
Dơ thì có thể bỏ đi không nên khơi niệm, còn sạch có thể không niệm được sao?
Duy Khoan:
Cũng giống như mắt người, không thể chứa vật. Mạt vàng tuy là trân bảo, mà lọt vào mắt cũng là bệnh. Mây đen che bầu trời, mây trắng cũng che bầu trời.
Bạch Cư Dị:
Vô tu, vô niệm đâu khác phàm phu?
Duy Khoan:
Phàm phu thì vô minh hoài. Nhị thừa thì chấp trước mãi. Lìa hai bệnh vô minh và chấp trước này gọi là chân tu. Người chân tu khjông được siêng, không được quên. Siêng thì gần chấp trước, quên thì rơi vào vô minh. Đây là trọng điểm của tu tâm!
Bạch Cư Dị nghe xong tức thì rỗng suốt, đại ngộ. Về sau trở thành hành giả Phật giáo thực tiễn.

* Tất cả thế gian có tốt có xấu, có lớn, có nhỏ. Như bố thí, bố thí nhiều, nhiều công đức, bố thí ít, ít công đức. Nên tất cả đều có phân biệt. Thân tu thì không giết, không trộm, không tà dâm. Miệng tu thì không nói dối, không thêu dệt, không hai lưỡi, không nói ác. Ý tu thì không tham dục, không sân giận, không tà kiến. Thân miệng ý tu hành dương nhiên mỗi cái khác biệt. Nếu ở trên tự tánh chân tâm mà giảng thì vốn tự thanh tịnh, vốn tự đầy đủ, đâu nhờ tu chứng? Đâu có siêng - quên? Nên thiền sư Duy Khoan lấy đây làm Tâm yếu tu thiền.
* Tinh Vân


94. Khoái Lạc Và Thống Khổ
Thiền sư Đàm Chiếu mỗi ngày khai thị cho tín đồ luôn luôn nói:
- Khoái lạc thay! Khoái lạc thay! Cuộc đời rất khoái lạc!
Nhưng có một lần Sư bị bệnh lại luôn miệng kêu:
- Thống khổ ghê! Thống khổ ghê! Thật thống khổ ghê!
Đại Hòa Thượng trụ trì nghe được, liền đến trách Sư:
- Úy! Một người xuất gia có bệnh kêu khổ ghê, khổ ghê, thiệt là chẳng đáng nghe chút nào!
Đàm Chiếu:
- Mạnh khỏe thì khoái lạc, sinh bệnh thì thống klhổ, đây là việc đương nhiên, vì sao không thể kêu khổ ?
Trụ trì:
- Nhớ thuở ban đầu có lần ông té xuống song gần chết đuối mà sắc mặt không biến đổi. Cái kiểu không sợ, “xem chết như trở về” đó, đâu có giống như ngày nay ?
Thiền sư Đàm Chiếu bảo Hòa thượng trụ trì:
- Đến đây Ông đến đây! Ông đến trước giường tôi đi!
Trụ trì đến bên giường Su, thiền sư Đàm Chiếu nhẹ nhàng hỏi:
- Đại Hòa thượng trụ trì, ông vừa nói tôi lúc trước giảng khoái lạc thay, khoái lạc thay! Hiện tại lại nói thống khổ ghê, thống khổ ghê! Xin Thầy nói dùm cứu cánh là giảng khoái lạc đúng hay thống khổ đúng ?
  • Đời  người có hai mặt khổ vui, quá khổ rồi, đương nhiên cần để khoái lạc trong tâm. Quá vui rồi cũng nên rõ ràng chân tướng khổ của đời người. Khoái lạc nóng bừng bừng, biết vui cùng cực sẽ sanh khổ. Thống khổ lạnh băng băng, biết cái vô vị của khổ. Đời người tốt nhất là sinh hoạt trung đạo vượt qua không khổ không vui.
* Tinh Vân
95. Thắp Hương Thêm Phước
Tể tướng Bùi Hưu thời Đường, là một Phật giáo đồ rất thuần thành. Con trai của ông là Bùi Văn Đức, tuổi trẻ đỗ Trạng Nguyên, Hoàng đế phong chức Hàn Lâm. Nhưng Bùi Hưu không mong con mình sớm thành đạt, tuổi trẻ làm quan như thế! Ông bèn đưa con mình vào chùa tu hành tham học: lại đòi cậu trước tiên phải làm những việc khó nhọc như thủ đầu, hỏa đầu dành cho người hành đơn (công quả). Vị Hàm Lâm học sĩ đắc ý trẻ tuổi này, ngày ngày ở chùa chặt củi gánh nước, làm đến mệt nhoài, lại phiền não lớp lớp chất chồng, trong tâm chàng không ngừng càm ràm, không lúc nào không oán hận cha bắt mình vào ngôi chùa cổ tít núi sâu này làm trâu làm ngựa, chỉ vì mệnh cha khó trái, ráng tự ẩn nhẫn. Nhưng sau một thời gian với tâm tình chẳng phải tình nguyện mà làm này, cậu chịu hết nổi, oán hận đầy long càu nhàu:
Hàm Lâm gánh nước, mồ hôi ướt đẫ lưng,
Hòa thượng ăn rồi làm sao tiêu cho nổi ?
(Hàn Lâm đẩm thủy, Hàn Lâm yêu,
Hòa thượng ngật liễu chẩm năng tiêu ?
Hòa thượng Trụ trì và thiền sư Võ Đức vừa nghe được, cười riu riu, ngâm hai câu đáp:
Lão tăng một nén hương
Tiêu hết muôn kiếp lương
(Lão tăng nhất chú hương,
Năng tiêu vạn kiếp lương)
Bùi Văn Đức giật thót mình, từ đây thu thúc than tâm, hết lòng làm việc.
* Nhân vật vĩ đại chẳng phải là ngồi ở địa vị cao để người ta sung bái, thiền giả là người ở chỗ thấp kém làm việc trong lao động vất vả, đem thân thể ra sức mà làm, mài luyện ý chí. Nhà Nho có câu: “Trời muốn giao việc lớn cho người ấy, ắt trước hết làm khổ tâm chí họ, nhọc gân cốt họ, làm đói khát thể, làm thiếu thốn thân”. Phật giáo lại coi trọng đầu đà khổ hạnh, lao nhọc rèn luiyện. Tuy nhiên như thế, đây cùng chỉ là nhân duye6n làm đủ phước đức, là thuộc pháp hữu vi thế gian. Nếu thiền giả thắp hương, tâm có thể ngang khắp mười phương, tánh có thể dọc suốt ba mé, tâm tánh có thể tương ưng với pháp vô vi, đương nhiên “một nén hương của lão tăng, có thể tiêu lương thực của muôn kiếp” vậy.
* Tinh Vân
96. Dù Mình Minh Che
Có một tín đồ đang núp mưa dưới hiên nhà, trông thấy một thiền sư che dù đi qua, liền kêu lên:
- Thiền sư! Độ khắp chúng sanh một phen đi! Đem tôi đi một chặng được không ?
Thiền sư nói:
- Tôi ở trong mưa, ông ở dưới mái hiên, dưới hiên không có mưa, ông đâu cần tôi độ.
Tín đồ liền chạy khỏi hiên ra mưa đứng, nói:
- Hiện tại tôi cũng trong mưa, hãy độ tôi!
Thiền sư:
- Tôi cũng mắc mưa, ông cũng mắc mưa. Tôi không bị ướt vì có dù. Ông bị mưa ướt vì không dù. Do đó không phải tôi độ ông mà là dù độ tôi. Ông cần độ chẳng cần tìm tôi, mời tự đi kiếm dù!
* Chính mình có dù, là có thể không bị mưa ướt; chính mình có CHân như Phật tánh, cần không bị ma làm mê hoặc. Trời mưa không mang dù định nhờ người khác giúp, ngày thường chẳng tìm Chân như tự tánh, nghĩ có người khác độ mình, kho báu nhà mình không dung, chuyên tưởng của người khác. H’a có thể vừa long thích ý? Dù mình mình che, tự tánh tự độ, việc gì cũng cầu ở mình. Thiền sư không chịu cho nhờ dù, đây chính là Thiền sư rất từ bi vậy.
* Tinh Vân
97. Anh Đúng Tôi Sai
Ngày xưa có hai nhà ở cạnh nhau. Nhà họ Trương sống hòa thuận vui vẻ. Nhà họ Lý thì ba ngày một trận cãi nhau to, năm ngày một phen ầm ĩ, đến gà chó cũng chẳng yên, không cái gì sống yên tĩnh. Một hôm anh họ Lý vì hiếu kỳ chạy qua nhà anh họ Trương hỏi thăm:
- Vì sao nhà anh không nghe một tiếng cãi nhau, sống lại hòa mục vui vẻ vậy?
- Vì người nhà tôi ai cũng nhận mình là người xấu, do đó mới nhẫn nại với nhau, an ổn vô sự. Còn nhà anh ai cũng cho mình là người tốt, do đó tranh luận không thôi, thường thường đánh nhau.
- Đây là đạo lý gì ?
- Ví như trên bàn để một chén trà, có người vô ý làm vỡ, chẳng những không chịu nhận lỗi, còn phùng mang trợn má mắng lớn:
- Ai để chén trà ở đây?
Người để chén trà cũng chẳng chịu thua cãi lại:
- Tôi để đó thì có sao? Tại anh vô ý làm vỡ nó chứ!
Hai người chẳng nhường nhau, tự vì cho mình là người tốt, khư khư không bỏ, đương nhiên đánh mắng nhau. Ngược lại, người làm vỡ chén trà nếu như có thể nhỏ nhẹ nói:
- Xin lỗi tôi vụng về làm vỡ chén trà rồi!
Đối phương nghe xong cũng lập tức đáp:
- Điều này chẳng thể trách anh, đáng lý tôi không nên để chén trà ở đó.
Hai bên đều nhận lỗi của mình, nhường nhịn lẫn nhau, làm sao cãi vả được?
Do đó, người ta đối xử với nhau, chẳng ngại nên thường có thái độ: “Xin lỗi, tôi lầm!” Cho mình là xấu, học theo nước chảy xuống, khiêm hạ nhún nhường. Chỗ tốt nhường người khác hưởng, chỗ xấu mình lãnh. Thường khen người, tôn trọng người. Từ chỗ nhượng bộ, chịu thua mà rèn luyện tâm tánh, làm rộng lớn tâm lượng của mình. Tin chắc rằng người người đối xử với nhau như thế, nhất định yên vui khỏe khoắn.
98. Một Ngọn Đèn Của Cô Gái Nghèo
Có một cô bé bần cùng quá thể, thường ngày chẳng đủ ba bữa cơm. Một hôm, cô đi ngang qua một ngôi chùa, thấy bên trong có nhiều người đang lễ Phật, cúng trai, thắp đèn. Cô rất hổ thẹn tự nghĩ mình chẳng có năng lực thắp đèn lễ Phật. Nếu có tiền mình cũng sẽ cúng dường một ngọn đèn mới được! Trên đường về, cô cứ nghĩ lui nghĩ tới như thế, qua một chiếc cầu, nước dưới cầu hiện bóng của cô. Cô nhìn thấy mái tóc đen nhánh trên đầu mình, chợt nảy ý đem tóc bán lấy tiền mua đèn.
Ngay khi cô đốt đèn – một chiếc đèn bé tẹo – ánh sáng rực rỡ khắp nhà. Dầu chiếc đèn rất tầm thường nhưng ánh sang phát ra khí thế rất trang nghiêm túc mục.
Bấy giờ có một đại thí chủ gia tài đồ sộ, thấy chiếc đèn này bèn trách móc:
- Cái đèn xấu xí này của ai ? Vì sao dám cúng trước Phật?
Vị tri khách của chùa nghe được, bèn ra đáp:
- Đại thí chủ! Ông không nên trách cứ ngọn đèn này. Nó là của nữ thí chủ nghèo khó, dung đầu tóc mình bán để mua đó. Cô ta đem hết thân tâm để cúng dường.
Lúc vừa nói câu này, đột nhiên có một trận mưa gió nổi lên, một trăm ngọn đèn của vị đại thí chủ đều bị thổi tắt. Trong lúc mưa gió tăm tối, chỉ có ngọn đèn cô gái nghèo tên A Chiếu, vẫn bừng cháy sáng rỡ.
Đại thí chủ thấy vậy hết sức cảm động, ông bảo A Chiếu:
- Cô có tâm nguyện gì, tôi có tiền để giúp cô.
Đại thí chủ quá nhiệt thành. A Chiếu khó bề từ chối, cô miễn cưỡng đáp:
- Tôi chỉ định học Phât tu hành.
Đại thí chủ bèn phát tâm bố thí, cất cho A Chiếu một am đường.
Một chiều mưa to gió lớn A Chiếu đang tinh tấn tu hành như thường lệ, đột nhiên có một ông già té ngay trước cửa. A Chiếu là người hảo tâm, vội vàng đến cứu ông ta, săn sóc chu đáo, ông già bị lạnh chỉ còn thoi thóp, rất mau hồi tỉnh. A Chiếu sau lại phát hiện ông già này lại chẳng phải ai xa lạ mà chính là cha của mình bị thất lạc từ bé.
Vì lòng thành của A Chiếu và công đức đốt đèn mà cha con được đoàn viên. Do đó, một người chỉ cần từ bi, chỉ cần làm lành thì trong chỗ thâm thẩm, có nhiều nhân duyên chẳng thể nghĩ bàn, chiếu cố chúng ta.
99. Nhận Lỗi
Có một vị thầy từ bi, thâu đồ đệ rất nhiều, những đám đệ tử phần đông đều trẻ tuổi bồng bột không hiểu được dụng tâm của thầy, thường làm việc theo ý kiến chủ quan của mình. Đối với cách nhìn sự vật của một số người không đồng ý; chẳng những không hài lòng với hoàn cảnh hiện thực thậm chí nhìn khônbg quen tác phong của Sư phụ, không chịu tiếp nhận sự điều động của thường trụ, mà phẩn chí rồi bỏ chùa.
Có một đồ đệ sau khi bỏ đi, đi thăm viếng khắp mọi đạo tràng ở mười phương. Thường ở núi này thấy núi kia cao. Đến núi kia không củi đốt, không một con đường dẫn đến, bèn thầm thể ngộ. Dần dần nghĩ lại về chùa mình, thầy mình, mới biết chùa chiền nào cũng chẳng có cái hay của đạo tràng mình, rồi hồi tâm chuyển ý, về lại thường trụ của mình. Sư phụ thấy đệ tử trở về, bèn trách:
- Lúc đầu ông không từ giả mà đi, mặc ý rời chùa, sao lại trở về?
Đệ tử lập tức quỳ xuống, đảnh lễ sám hối Sư phụ, thưa:
- Xin Sư phụ tha thứ cho sự ngu si trước đây của đệ tử, ban cho con cơ hội hối cải.
Sư phụ từ bi thấy thái độ thành khẩn hối lỗi của đồ đệ, cũng không kể hiềm cũ, để cho con cừu non lạc đường, trở về thường trụ.
Trong xã hội công thương nhộn nhịp, tính tình con người càng lúc càng thô tháo, càng lúc càng nóng nảy, chỉ cần không hợp ý là nổi tức bỏ đi, chẳng đếm xỉa đến tất cả hậu quả. Kỳ thực đây là hành vi rất ngu muội. Nhất là trẻ tuổi hiện đại, thường thường sau khi phạm lỗi, chẳng những không hối cải mà còn tệ hại hơn, gây nên lỗi lầm không thể tha thứ, nhưng cái đáng quý khó làm chính là người đồ đệ này có thể sửa điều cũ tu lại nhận lỗi sám hối, thực tại là điều hết sức tài giỏi. Vì “người không phải Thánh Hiền, ai không có lỗi, biết lỗi sửa được là điều thiện hơn hết”.
Ma Ca
100. Trận Túc Cầu
Có một trận túc cầu hấp dẫn một vạn người xem. Lúc mọi người đang tập trung tinh thần để xem, có một khán giả hút thuốc, hồn nhiên quên mình, điếu thuốc làm cháy y phục người bên cạnh. “Ái cha! Đau quá!” Lúc ấy người hút thuốc mới ý thức sự cẩu thả của mình, vội vàng xin lỗi. Người ngồi bên do chuyên tâm nhìn trận đá bong, cũng chẳng so đo nói liền: “không quan trọng, về mua một cái áo mới là xong” hoàn toàn không để tâm về y phục bắ lửa.
Ai ngờ, lửa trên quần áo người này chưa dập tắt hết, sau lại bắt vào đầu tóc của cô gái ngồi bên. “Ối ối! Đầu của tôi”. Người hút thuốc nghĩ ngay là lửa điếu thuốc của mình của mình đã đốt đến cô ta, lại vội vàng đứng lên xin lỗi. Cô gái này cũng mắc xem đá banh quên luôn mình, cũng nói rằng “khônbg cần thiết, về mua đầu tóc giả đội lên là xong” tiếp tục xem trận đấu.
Chuyện này dạy cho chúng ta, khi một người quên mất mình, họ có thể miễn trừ rất nhiều thị phi, rất nhiều tranh chấp. Phật giáo giảng “Vô ngã”. Cảnh giới vô ngã chính là không đối đãi, không so đo, hoàn toàn là một thế giới bình đẳng, không có một điểm tranh chấp, không có một chút so đo như “chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” của Bát-nhã tâm kinh.
Nếu như một người chúng ta đem cái giả ngã do ngũ uẩn hòa hợp này, đem thành không huyễn, không thực tại; không ở trên cái “ngã” của ngũ uẩn mà so đo, chấp trước, cũng biết như thật “Ngã không”. “Ngã” là lời nhân duyên huyễn có, là có thể diệt trừ nhân ngã đối đãi, diệt trừ cách nghĩ về không gian thời gian, diệt trừ các loại so đo, các loại chấp trước, tiến lên độ tất cả khổ ách, tiến vào Niết bàn. Do đây có thể thấy lời chúng ta muốn truy cầu hạnh phước khoái lạc, làm người chẳng thể quá khăng khăng suy tính, nếu có thể “quên mình”, “vô ngã”, thì lại giảm thiểu rất nhiều phiền não và thống khổ.
* Ma Ca
101. Giá Đậu Hủ
Một ngôi chùa có thiền đường, bên ngoài có tiệm bán đậu hủ sát bên ngoài có tiệm bán đậu hủ sát bên. Chủ tiệm thường đem đậu hủ bán cho chùa. Bình thường chùa cửa đóng then cài. Chủ tiệm đậu hủ rất mhiếu kỳ muốn biết cách bày biện bên trong thiền đường, nghiũ bụng: Nhiều người như thế ở kín trong đó làm cái gì ? Nghĩ tới nghĩ lui vẫn kho6ng ra, do đó định tới phía trong thiền đường thăm dò cho tới nơi.
Từ trước ở Trung Quốc, lên đến thiền đường của tự viện tùng lâm, khjông phải là ai cũng tự do vào được. Nhưng cái ông đậu hủ này không chịu thôi, vì thế ông theo vị Sư hương đăng của thiền đường năn nỉ, xin xếp đặt cho một chỗ trong góc kẹt để ông ta tham thiền một lần.
Lúc đó ngồi một nén nhang đại khái là khoảng một giờ. Người bán đậu hủ đến thiền đường rồi, cảm nhận hoàn cảnh lặng lẽ không một tiếng. Ông ta ;lúc đầu mở to mắt, ngó Đông, ngó Tây, nhìn thấy người khác ai cũng mắt ngó mũi, mũi nhìn tâm, như như bất động. Do đó, ông ta cũng bắt chước học tập, theo đó tham thiền đả tọa, như thế cũng làm cho tâm lặng lẽ xuống. Người bán đậu hủ này một đời bận rộn, sinmh hoạt trong ồn ào, khi tâm lặng xuống chợt cảm được nhiều việc quá khứ đều nổi lên trước mắt, theo nhau dần dần tụ tập đến, khiến ông ta nhớ như mới xảy ra.
Sau ông ta về nhà, gặp ai cũng nói: Tham thiền quá hay ! Làm sao mà hay ? Té ra lúc ông tat ham thiền, nhớ được Lão Vương mua đậu hủ, tổng cộng thiếu ông ta năm đồng chưa trả.
“Chuyện này dạy chúng ta, ngồi thiền không phải là muốn nhớ tiền đậu hủ, mà là được biết từ đó ngồi thiền đối với đời người chúng ta rất trọng yếu. Tại giờ khắc này, một mực long lặng rỗng sang, việc quá khứ rất dễ dàng nhớ ra, rõ mồn một. Vì thế thiền định đối với cuộc đời chúng ta có sự trợ giúp rất lớn.
Ma Ca
102. Nhìn Ở Hai Mặt
Mọi việc đều có hai mặt của nó: Một mặt phải, một mặt trái; một mặt thiện, một mặt ác … Ngoài ra ngay cả những điều như tốt xấu, đúng sai, thêm bớt, có không cũng có hai mặt. Nói hai mặt nhưng kỳ thật không có nghĩa là phải có hai mặt tuyệt đối.
Có khi hai mặt đều đúng, cũng có khi hai mặt đều sai, thậm chí trong khi cái đúng lại có chút sai, trong cái sai lại có chút đúng.
Như khi hai người đang cãi nhau là do mỗi người đứng trên lập trường riêng để bảo vệ lý luận của mình. Thế nên không thể nói ai đúng ai sai, ai phải ai quấy … Ngay cả khi con cái nói cha là đáng yêu nhất hay mẹ là đáng yêu nhất cũng đều đúng nhưng chưa trọn vẹn. Nên nói cả cha và mẹ đáng yêu.
Phật tử thì nói Phật giáo là tôn giáo vĩ đại nhất, con chiên lại nói Thiên chúa giáo là tôn giáo vĩ đại nhất. Nói như thế là hoàn toàn đúng. Nhưng để thể hiện sự tôn trọng đối phương, người Phật tử nên nói thêm “Thiên chúa giáo cũng là tôn giáo vĩ đại”, con chiên cũng nói thêm “Phật giáo cũng rất vĩ đại”. Nói như thế sẽ trọn vẹn hơn.
Những chuyện phải trái là do mỗi người nhìn theo lập trường riêng. Lại do hoàn cảnh lịch sử, văn hóa, phong tục tạp quán của mỗi người khác nhau nên mỗi bên đều theo lý của mình mà không có một tiêu chuẩn chung.
Như người Đông Phương chê người Tây Phương ăn mặc hở hang ngay cả ở những nơi đông người, thật không nghiêm chỉnh chút nào. Còn người Tây Phương nói người Đông Phương (nam) có thể ở trần ngay trước công chúng, thật không ra thể thống gì cả. Người Đông Phương nói người Tây Phương làm gì cũng xếp hàng mà không nghĩ đến hiệu quả của công việc. Người Tây Phương thì nói người Đông Phương ai cũng chen lấn giành đứng trước, sợ mình phải đi sau tạo thành một mớ hổn loạn. Thật là một dân tộc không có tí trật tự nào.
Lại nữa người Trung Quốc nói người Nhật cứ cong lưng chào nhau, mỗi lần cáo biệt phải ba lần cung, bốn lần cúi mới ra khỏi cửa. Người Nhật nói người Trung Quốc ai cũng nghênh ngang sải bước tỏ vẻ khinh mạn, ngạo nghễ, thật là một dân tộc không có lễ độ!
Người Trung Quốc có thói quen hễ gặp nhau là hỏi “Ăn cơm chưa?”, Người Tây Phương cho đó là điều kỳ quái. Còn Tây Phương lại ôm nhau hôn, việc đó đối với người Trung Quốc không thể nào chấp nhận được.
103. Mẹ chồng nàng dâu
Trong gia đình, mâu thuẩn giữa mẹ và con thưòng đơn gỉản hơn nhiều so với mâu thuẩn giữa mẹ chồng và nàng dâu. Có một câu chuyện vui:
Năm hết Tết đến, mẹ chồng bảo con dâu gói ít bánh tét để cúng ông bà. Nhưng nàng dâu thời nay mấy ai mà biết gói bánh tét, nhưng cô này không dám cãi lời mẹ chồng. Cô hì hục làm từ sang đến chiều mà cũng chưa xong. Đang lúc mệt mỏi, căng thẳng lo nấu bánh cô lại nghe mẹ chồng gọi điện thoại bảo cô con gái đã có chồng về nhà ăn bánh. Cô tức giận nghĩ thầm mình mệt mỏi muốn lả cả người mà bà ấy chớ hề quan tâm. chờ đến khi bánh chin lại gọi con gái về ăn. Càng nghĩ càng tức cô ném cái tạp-dề, thay quần áo định bỏ về nhà cha mẹ. Vừa ra đến cửa thì nghe điện thoại reo, té ra mẹ cô gọi điện thoại bảo con gái mau về nhà ăn bánh tét của chị dâu gói. Nghe xong trong bụng cô rất bồi hồi … thì ra tình mẹ con trong thiên hạ đều giống nhu nhau!
104. Tình Cảm mẹ con
Đứa con là một phần than thể của người mẹ. Còn con dâu suy cho cùng cũng chỉ là người dưng được con mình cưới về nhà. Đó là chưa nói đứa con trai duy nhất của bà đã hoàn toàn bị cô ta chiếm giữ. Do đó, tình cảm giữa mẹ chồng và nàng dâu luôn có nguy cơ bị chôn vùi xuống hố sâu. Muốn cho quan hệ mẹ con, mẹ chồng nàng dâu được êm đẹp với nhau thì cần phải hiểu rõ mối quan hệ này.
Thực tế cuộc sống cũng có những quan hệ mẹ con không hòa thuận, nhưng lại có mẹ chồng nàng dâu thương yêu hơn cả mẹ con ruột thịt. Sự tương quan giữa người với người cũng như một cái chén không thể gây nên tiếng kêu loảng xoảng mà đòi hỏi ít nhất phải có hai cái trở lên.
Bác sĩ Triệu Lệ Vân trong một lần nói chuyện, có nhắc đến quan hệ đối xử giữa bà và mẹ chồng. Bà nói có một bí mật trong cuộc sống gia đình giữa mẹ chồng và nàng dâu là hai bên cần phải biết nghệ thuật nhảy đầm, vợ chồng bè bạn hay bất cứ mối quan hệ nào của mọi người trên thế giới cũng cần phải học theo nghệ thuật nhảy này. Nghệ thuật đó là nếu anh bước tới thì tôi bước lùi, tôi bước tới thì anh thụt lùi. Nếu hai người cùng bước tới thì sẽ giẫm đạp lên nhau, còn hai người cùng thụt lùi thì không thành điệu nhảy, không có sự nhịp ngàng.
105. Buông đi! Buông đi !
Xưa, có người nọ có việc phải vất vả băng núi, lội sông. đi qua những vách núi sừng sững, cheo leo rất nguy khốn. Bất thần, anh bị hụt chân té xuống vực sâu. Sinh mạng anh giờ chỉ còn trong chớp mắt, anh đưa hai tay quờ quạng quơ quào trên không trung, thời may chụp được một cành cây khô trên vách núi. Anh mừng rỡ vì mình còn cơ hội sống sót, nhưng khổ nỗi anh cứ bị treo lơ lửng không thể xuống hay lên.
Trong lúc vô cùng nguy cấp anh nhìn lên bờ, chợt thấy đức Phật từ bi đứng nhìn xuống. Gặp được cứu tinh, anh vội vàng cầu xin Phật từ bi cứu vớt. Đức Phật hiền từ nói:
- Ta sẵn sang cứu nhưng ngươi phải nghe lời ta.
Anh ta thưa:
- Bạch Ngài, đến nước này con đâu còn dám cãi lời Ngài. Con nhất định nghe lờiNgài chỉ dạy.
Đức Phật nói:
- Tốt lắm! Bây giờ ông hãy buông ta đang nắm cành cây ra.
Người này nghe xong liền nghĩ nếu buông tay sợ sẽ rơi xuống vực sâu muôn trượng, tan xương nát thịt làm sao bảo toàn sinh mạng đây ? Vì sợ mất mạng nên hai tay anh càng nắm chặt hơn.
Phật bảo:
- Người không chịu buông cây đưa tay lên cho ta thì làm sao ta cứu ngươi được ?
Thế nhưng anh ta vẫn khư khư nắm chặt cành cây, Đức Phật dù có thương cũng đành chịu..
106. Đôi Đủa
Chuyện kể: Đôi đủa ăn cơm của người ở thiên đường và địa ngục dài ba thước. Thế nên chúng sanh trong địa ngục khi gắp thức ăn đưa vào miệng liền bị người xung quanh cướp ăn. Vì vậy mà hai bên sinh ra cãi vã và oán hờn không dứt. Còn người ở thiên đường gắp thức ăn không đưa vào miệng mình mà đút cho người bên cạnh. Hai bên đút qua đút lại rồi cảm ơn nhau, vì thế mọi người luôn chan hòa vui vẻ.
Thực tế tâm ta cũng thường lên xuống thiên đường và địa ngục, rồi đến ngạ quỷ, súc sanh… Đồng thời cũng qua lại mười phương cõi Phật, Bồ tát. Chỉ cần chúng ta thương yêu giúp đỡ mọi người thì đó là thiên đường. Còn nếu ta chỉ nghĩ đến tự tư, tự lợi ôm lòng nghi ngờ, tật đố, ghen ghét thì đó là địa ngục. Trên đời này ai ai cũng muốn mình sống ở thiên đường nhưng nếu ta không thấy được giá trị cao đẹp của nó thì thiên đường cũng biến thành địa ngục. Còn nếu ta biết ứng dụng Phật pháp vào những tình huống khó khăn, chuyển hóa việc xấu thành việc tốt thì địa ngục cũng biến thành thiên đường.

107. Đời Người Ba Mươi Tuổi
Có câu chuyện ngụ ngôn: Hôm ấy, ở địa ngục có một cuộc hội thẩm, phạm nhân tên là Triệu Đại. Vua Diêm-la đập bàn, phán:
- Triệu Đại! Ở dương gian người làm nghề lương thiện, sống có đạo đức, biết bố thí, biết tin nhân quả tội phước, truyền ngươi được trở lại làm người sống ba mươi tuổi!
Triệu Đại cúi đầu cảm tạ rồi đứng qua một bên. Đập bàn, vua Diêm-la lại phán:
- Tiền Nhị! Ngươi ở nhân gian chỉ lo tự tư tự lợi, tà kiến ngu si, không tin chân lý, chấp trước biếng lười. Truyền người xuống nhân gian làm thân trâu ngựa ba mươi năm!
Tiền Nhị hốt hoảng, thưa:
- Làm thân trâu ngựa phải kéo xe, cày ruộng khổ sở quá, xin Đại vương giảm cho con xuống còn mười lăm năm thôi.
Vua Diêm-la hỏi:
- Còn mười lăm năm kia để làm gì ?
Triệu Đại đứng bên nghe thế liền quỳ xuống thưa:
- Tâu Đại vương, mười lăm năm ấy hãy để cho con.
Vua thuận cho. Thọ mạng Triệu Đại tăng lên thành bốn mươi lăm tuổi. Vỗ bàn lần nữa,vua Diêm-la phán:
- Tôn Tam! Ở nhân gian người không tin nhân quả, trung thành một cách ngu muội, truyền ngươi làm chó sống ba mươi năm.
Tam Tôn thưa:
- Làm chó chỉ ăn cơm thừa canh cặn, từ sáng đến tối phải giữ nhà lại còn bị người đánh đập. Xin ngài giảm cho con còn mười lăm năm là đủ rồi.
Triệu Đại lại đến trước vua xin mười lăm năm của chó. Thế là tuổi Triệu Đại tăng lên được sáu mươi. Vua lại đập bàn pháp tiếp:
- Lý Tứ! Ngươi sống bất lương, trộm cá thịt của dân làng. Truyền ngươi phải làm khỉ sống ba mươi năm.
Lý Tứ kinh hoàng thưa:
- Loài khỉ chỉ ăn toàn trái cây, ngày ngày sống trong sự rình rập của thợ săn, luôn phải nơm nớp lo sợ. Xin giảm cho con còn mười lăm năm thôi.
Triệu Đại đứng bên lại thưa:
- Mười lăm năm ấy xin hãy cho con luôn.
Tuổi,Triệu Đại tăng lên thành bảy mươi lăm tuổi.
Theo truyện này thọ mạng con người chỉ có ba mươi tuổi, thế nên những năm tháng tốt đẹp của đời người chỉ có ba mươi năm. Còn lại là làm trâu, làm ngựa cho con cái. Ăn cơm thừa canh cặn của chúng nó, vì con cái mà tựa cửa ngóng trông đến nỗi cứ nơm nớp lo sợ phải mất mạng vì đời sống có rất nhiều cạm bẫy. Những năm tháng sau ba mươi tuổi là đời sống của trâu, ngựa, chó, khỉ để lo cho gia đình.
108. Kẻ Thù Của Con Người
Kẻ thù là người hay đối nghịch với ta, là kẻ gây ra mọi chướng ngại, chỉ muốn hãm hại và tiêu diệt chúng ta. Nhưng kẻ thù chính xác nhất lại là chúng ta. Tại sao mình lại là kẻ thù của chính mình?
Như khi ta lười biếng, thì lười biếng là kẻ thù của chúng ta. Ta ôm lòng oán hận, thì oán hận là kẻ thù của chúng ta. Ta tự tư tự lợi, giả dối, thì tự tư, giả dối là kẻ thù của chính ta.
Một người nếu không xem trọng tình nghĩa, thì dù là bạn thân cũng trở thành kẻ thù. Thậm chí không biết quan tâm chăm lo cho gia đình, thì gia đình cũng là kẻ thù. Chí đến không thanh tịnh tư tưởng, không nuôi dưỡng chánh niệm, thì chính thân tâm này cũng là kẻ thù của mình!
Nếu chúng ta không yêu quý, bảo vệ tổ quốc mà ngược lại còn làm một kẻ bán nước thì khi nước mất nhà tan, làm thân nô lệ, đó chẳng phải là tự mình hại mình, tự mình là kẻ thù của chính mình sao ?
Như người uống rượu, rượu có thể làm loạn tánh, đem đến tai họa, ta uống rượu tức là      tự hại chính mình. Lại như người đắm mê tửu sắc, coi thường sức khỏe đến nổi mang bệnh, đó chẳng phải là tự mình hại mình sao?
Ta hãy nên kết giao thân cận với người hiền đức, bằng ngược lại ta sanh lòng đố kỵ, hãm hại người hiền, rốt cuộc chẳng ích lợi gì mà còn chuốc lấy tai họa. Đây chẳng phải tự mình là kẻ thù của chính mình sao?
Anh em trong nhà mà gây gổ cãi vã nhau, thấy như ta đả kích chống đối họ nhưng kỳ thực là tự chặt đi tay chân của mình. Đó chẳng phải tự mình là kẻ thù của chính mình sao?
109. Thiên đường ở nơi đâu ?
Có ai hỏi thiên đường ở nơi đâu ? Anh sẽ đáp thiên đường tại nhân gian, nếu anh có đời sống an ổn, yêu mến nhân gian. Nhưng nếu anh thấy nhân gian lòng người đầy hiểm ác, phải trái đảo lộn, anh chỉ thấy được sự ấm áp, đáng yêu của gia đình thì anh sẽ đáp thiên đường ở trong nhà. Bằng như anh thấy những thành viên trong gia đình hết sức phức tạp, chin người mười ý, chỉ có những lúc ở yên một mình mới có thể tìm được sự an ổn thì anh sẽ đáp thiên đường ở trong tâm. Còn nếu tâm anh chất đầy những sân hận, oán hờn … bất mãn thì anh chỉ có thể đáp cuộc đời này không có thiên đường, một ngày cũng như mọi ngày. Vậy thiên đường ở nơi đâu ? Thiên đường ở cách địa ngục một bức tường.
Có câu chuyện vui: Bức tường ngăn giữa thiên đường và địa ngục một hôm bị gió thổi ngã . Thiên vương và Diêm vương hợp tác mỗi bên phái kiến trúc sư, luật sư cùng với các ngân hang thành lập “Ủy viên hội tu sửa”. Lâu sau Diêm vương không thấy Thiên vuơng cho người đến. Không đợi được nữa ông bèn gửi tối hậu thư lên thiên đình, yêu cầu Thiên vương phải có trách nhiệm với hậu quả trên. Thiên đường và địa ngục gần như không còn sự ngăn cách. Thiên đế bèn thưa: Ở thiên đường thật tình tôi không tìm ra những người thiên tài để gửi đến.
110. So tính nhiều ít.
Anh em ruột thịt trong nhà mà còn tính toán rạch ròi so bì anh nhiều tôi ít, tôi nhiều anh ít, hai bên đều khư khư chấp nhặt tạo nên mọi sự chia rẽ trong gia đình. Chúng ta thấy đó, anh em trở mặt, bạn bè tuyệt giao đều do tính nhiều ít mà ra. Một số người cho rằng chia nhau mà mình được phần ít là thiệt thòi, được phần nhiều là có lợi. Thật ra nhiều ít kho6ng phải căn cứ nơi số lượng vật chất mà căn cứ nơi đạo đức bản thân.
Xưa có người mẹ kế sợ con ruột mình gánh nặng nên bảo nó gánh rơm, sai người con ghẻ gánh gạch. Thình lình một trận gió lớn thổi đếnm, gánh rơm bay hết không còn mo6.t cọng, còn gánh gạch thì còn nguyên. Thế mới nói người tính không bằng trời tính.
Có một gia đình nọ, khi người cha qua đời để lại mười bảy con bò. Trong tờ di chúc có ghi rõ cách phân chia gia tài như sau: Người con cả được một phần hai số bò, người con thứ hai được một phần ba, người con út được một phần chin. Các số thập phân trên đều là số lẻ làm cho các người con không thể chia được rồi đư đến cãi nhau. Ngày ngày cứ cãi vã mà không giải quyết được vấn đề. Ông nhà giàu ở gần bên thấy thế dẫn con bò của mình sang bảo mấy an hem nọ: “Ta cho các cháu thêm một con bò này để phân chia tránh sự cãi vã trong nhà”. Mười bảy con bò, them một con bò của ông nhà giàu là mười tám con. Phần người con cả được chin con, người thứ hai là sáu con, người con út là hai con. Cộng số bò dược chia vừa đúng mười bảy con mà người cha cho họ. Một con bò không nhiều mà cũng không ít, con bò dư ba an hem dẫn qua trả lại cho ông nhà giàu. Ông nhà giàu chẳng những không mất mát gì mà còn giúp anh em giải quyết vấn đề.