Wednesday, October 1, 2014

Thiền Tông Nhà Phật



Con đừng ham những phép thần thông. Con sẽ có, khi chơn sư xét đã đúng ngày giờ. Hễ cưởng bách luyện tập đặng mở mấy phép đó thì thường mang đủ thứ phiền não ……”

AUX PIEDS DU MAITRE


LỜI TỰA

Buổi đầu, về câu chuyện Thiền đã đọc, làm cho tôi có nhiều nỗi suy tư về thực chất của vấn đề Ngộ.

Tôi đã tìm kiếm trong sách vở, tra vấn nơi mình, nhưng từ lâu vẫn không có giải đáp. Rồi bổng nhiên có người cho mượn đọc một ít sách Thiền, tôi có ý ghi chép, dành để lại, rồi lại có ý sắp xếp cho có mạch lạc để  giải quyết  những nghi vấn về Thiền của bản thân.

Cứu cánh của Thiền là ngộ, tôi hiểu nó như một trạng thái TỰ DO mà văn tự, ngôn ngữ và cả tư tưởng của con người nữa, điều là những ước lệ, mô thức nên không thể nào diễn tả được  Ngộ. Khi đã thực chứng qua Thiền, người ta sẽ đạt tới chỗ  Bất khả tự nghị ấy. Ngay Lão tử cũng đã từng nói “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả Danh phi thường danh” vậy.

Như phương háp của Thiền là Buông bỏ vạn duyên xin bỏ hết, buông bỏ hết, để bước vào.

THIỀN

I. ĐỊNH NGHĨA : Thiền phát sinh từ Ấn Độ, nguyên ngữ là Jhana, người Trung Hoa phiên âm là Thiền – Na (禪那) dịch nghĩa là tư duy tu hay Tịnh lự hay Định Huệ đẳng trừ.

Người Việt nam gọi là Thiền hay Thuyền , người Trung Hoa cũng gọi là Ch'an, người Nhật bản gọi là Zen.

Tư duy nghĩa là tập luyện theo phương pháp tập trung tư tưởng và tâm niệm vào một chỗ để quan sát, tư duy.

Tịnh lự 淨慮 tức là phương pháp làm cho tâm niệm lặng đứng yên tịnh để suy nghĩ quan sát chân lý.

Chữ Tịnh nghĩa là yên lặng nó hàm chứa nghĩa dừng lại mà thuật ngữ Thiền gọi là CHỈ cũng dịch từ danh từ Samatha.

Chữ Lự nghĩa là suy gẫm, phải dùng tâm trí suy xét, tìm tòi cho ra ý nghĩa của một  vấn đề mà thuật ngữ Thiền gọi là QUÁN cũng dịch từ danh từ Tama bát - đề.

Còn Định Huệ đẳng trì. Định là chuyên chú tức tâm chuyên chú vào một vấn đề gì không để tâm tán loạn, còn Huệ là sáng tỏ, nghĩa là phương pháp gìn giữ bình đẳng giữa Định và Huệ hay Định và Huệ đồng tu. Lục tổ Huệ Năng có nói: Thiền định là thể của Trí Huệ, Trí Huệ là dụng của Thiền định. Trong lúc tới Trí Huệ thì Thiền định ở Trí Huệ. Trong lúc tới Thiền Định thì Trí huệ ở Thiền định. Nếu biết nghĩa ấy, tức là sự học Thiền định, Trí huệ bằng nhau.

Tóm lại Thiền là dừng các tạp niệm, tâm chuyên chú quan sát vào một vấn đề, vào một cảnh gọi là thiền định 禪定, môn tu theo phép thiền định thấy lòng tỏ tính thành Phật gọi là thiền tông 禪宗, lòng say mùi đạo gọi là thiền duyệt 禪悅.

II. NGUYÊN LAI : Thiền là một lối tu luyện của Bà - la - môn giáo, và ở trong phái Du - già (Yoga ) một trong sáu phái triết học Ấn độ .

Phật giáo, người khai tổ đầu tiên của Thiền là Đức Phật Thích Ca. ngài đã ngồi Thiền định dưới gốc cây Bồ đề và đã chứng được quả Chánh đẳng chánh giác.

Phật giáo lấy pháp môn Thiền định làm căn bản vì câu chuyện sau đây: Một hôm, Đức Phật Thích Ca ở tại núi Linh Thửu, về phía Đông - bắc của thành Vương - xá có một Thần tên gọi Đại - Phạm - Thiên  Vương  đến dâng Phật một đoá hoa sắc vàng để cầu nghe chánh pháp. Thể theo thỉnh nguyện ấy, Đức Phật đăng đàn thuyết pháp. Khi đăng đàn xong, Ngài cầm đoá hoa đưa lên cho mọi người xem, yên lặng không dạy bảo gì cả. Tứ chúng không ai hiểu thâm ý của Phật. Duy có Ngài  Ca - Diếp mĩm cười, tỏ ý hiểu ngộ. Nhân đó Đức Phật xin Thích  ca mới dạy rằng : Chỗ chứng ngộ của ta rất thù thằng, không thể dùng ngôn ngữ văn tự mà hiểu Thiền được. Nhưng ngày nay ông Ma ha Ca diếp đã lãnh hội được đạo lý thù thằng ấy.

Trong bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng có chép : Ta đã chứng ngộ được pháp môn vi điệu : Chánh Pháp Nhãn tang, Niết bàn vi diệu tâm, thuật tướng vô tướng, pháp môn vi diệu ấy là pháp môn bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền. Nay ta đem giáo pháp ấy phú chúc cho ông Ma ha Ca Diếp”

Ngài Ma ha Ca Diếp đã được Đức Phật Thích Ca truyền tâm ấn trở thành vị đệ nhất tổ, cho đến Ngài Bồ Đề Đạt Ma là vị tổ thứ 28 ở Ấn dộ, vào khoảng 520 ngài sang Trung Hoa trú ngụ tại chùa Thiếu lâm ở núi Tung sơn, kế cận thành Lạc dương . Theo truyền ký , Ngài đến chùa này trải 9 năm ẩn dật tu theo pháp diện bích thuyền quán tức là day mặt vào vách để trầm tư mặc tưởng.

Ngài Bồ Đề Đạt Ma cũng là đệ nhất tổ Trung Hoa, ngài truyền tâm ấn cho ngài Huệ Khả, Ngài Huệ Khả truyền cho Ngài Tăng Xán, Ngài Tăng Xán truyền cho Ngài Đạo Tín, Ngài Đạo Tín truyền cho Ngài Hoàng Nhẫn, Ngài Hoàng Nhẫn truyền cho Ngài Huệ Năng Lục Tổ.

Cho đến Lục Tổ, y theo lời Đệ nhất Tổ Đạt Ma, theo đó Ngài Huệ Năng chấm dứt việc truyền y bát.

Đệ tam tổ Tăng Xán có một đệ tử là Tỳ Ni Đa Lưu (Chivinitaruci) người nam Ấn Độ là sáng tổ của Thiền Tông Việt nam. Ngài đến Việt nam vào năm 580, ngụ tại chùa Pháp vân làng Cổ Châu Bắc Ninh hoằng hóa chúng sanh.

III. TẠI SAO TU THIỀN : Người ta ham chuộng tu Thiền do nhiều nguyên nhân, nhưng thường không ngoài mấy lẽ sau:

- Phật nói về kinh Đai Bát Nhã tạ 4 chỗ, 16 hội, trong 22 năm tóm tắc bộ kinh là Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật. Kinh này rút lại phần tinh yếu là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh. Gồm có 260 chữ Hán mà thôi.

Phần mỡ đầu kinh này, ông Tu Bồ Đề cung kính bạch với Phật:

- Bạch Thế Tôn: Nếu có người phất tâm Bồ Đề, muốn cầu quả Phật, thì: Làm sao an trụ chơn tâm và làm sao hàng phục vọng tâm?

Toàn bộ kinh có thể tóm tắc lời Phật dạy :

Bất ưng trụ sắc sinh tâm.
Bất ưng trụ Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp sinh tâm.
Ưng vô sỡ trụ nhi sanh kỳ tâm

Nghĩa là :

Không nên trụ vào sắc mà sinh tâm.
Không nên trụ vào Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sinh tâm.
Không để tâm trụ vào cái gì hết thì sẽ sinh tâm Bồ đề.

Cuối cùng Phật nói bài kệ:

Nhất thế hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh
Như lộ diệc như diện
Ưng tác như thị quán.

Tạm dịch :

Phải quán làm sao được thế nầy.
Bao gồm các pháp hữu vi đây.
Tuồng như mộng ảo như bào ảnh.
Nhẹ tợ sương và như chớp trong mây

Như vậy Phật dạy phải quán sát mọi pháp điều là hư ảo, tâm không trụ vào đâu cả thì Phật tánh sẽ hiển hiện.

Ưng vô sỡ trụ tức là Chỉ mà Ưng tác như thị quán tức là Quán

Chỉ là TỊNH mà QUÁN là LỰ, Tinh Lự là Jhàna hay Dhyana tức là Thiền.

Còn trong kinh tăng nghiệm Phật dạy :

Nếu các ông muốn biết cái Câu sanh vô minh (Vô minh chung cùng sanh tử từ vô thỉ đến nay) để trừ, và Quả vô thượng Bồ Đề để tu chứng, vậy nay ta sẽ chỉ cho các ông rõ.

Này A Nan, khiến cho các ông nhìn nhiều kiếp sanh tử luân hồi, chỉ là 6 căn mà làm sao cho chứng quả Bồ Đề an vui giải thoát, cũng chỉ là 6 căn của các ông.

Căn và trần đồng một thể (tâm), triền phước và giải thoát không sai, (mê thì phiền trược, ngộ thì giải thoát) các thức hư vọng cũng như hoa đóm giữa chốn hư không.

A Nan! Vì có trần cảnh, nên ở nơi căn mới khởi ra phân biệt vì đã co cái năng phân biệt ở nơi căn, nên mới hiện ra cái tướng bị phân biệt là cảnh. Căn và cảnh đối đãi nhau vong hiên, chớ không có thật. Cũng như hình cây lau gác nhau.

Thế nên khi thấy, nghe, hay, biết mà khởi vọng niệm phân biệt là gốc vô minh, còn khi thấy, nghe biết mà không khởi vọng niệm phân biệt, đó là Niết bàn. Ở trong Chơn tâm thanh tịnh, không có dung chứa vật gì tất cả.

Như vậy ở đây cũng có Chỉ, mà Chỉ không gì hơn là Thiền.

Đức Phật Thích Ca Phật chuyển pháp luân với thời Pháp Từ Diệu Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo. Chân lý thứ tư Đạo đế là con đường dẫn dắt người tu hành đến quả vị Niết bàn, chia làm 7 loại mà 6 loại hoặc có Quán hoặc có Định đều là nội dung của Thiền.

Còn Thiền Tông nói Tức tâm tức Phật muốn đạt đến Niết bàn thì chơn tâm phải hiển hiện, muốn được Đốn ngộ của Huệ năng lục tổ thì phải Tọa thiền bởi vì trong tọa Thiền mới có hoát nhiên kiến tánh thành Phật. Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời. Cho nên Đốn ngộ là ngộ nhanh chóng, thoát vòng sanh tử, thoát kiếp luân hồi.

Người chưa hiểu đạo, tưởng Phật còn xa, Thần thông ở gần nên nóng tâm ngồi Thìên để được xuất hồn, xuất vía. Phương pháp tọa Thiền không được chỉ dẫn, học hỏi đến nơi đến chốn, ngồi sai, luyện sái lại mong chóng thành. Tu tập chẳng được bao lâu, không thấy kết quả như ý nên sớm sanh tâm chán nản.

Ai muốn tu thiền để đạt đến phép Thần thông, nên suy gẫm về chuyện ngụ ngôn của Ấn Độ  sau đây:

Có một người đệ tử của một vị Đạo sĩ kia, người đệ tử đã trãi qua một thời kỳ huấn luyện hết sức công phu để có thể chế ngư được vật chất bằng sức mạnh của tinh thần, là một người Đệ tử ưu tú và có nhiều khả năng nên Đạo sĩ truyền dạy tận tâm.

Sau đó người Đệ tử được Đạo sĩ cho hạ sơn hành Đạo. Y bèn làm theo sở nguyện của mình là đi vào trong thâm sâu cùng cốc để tập luyện thêm những gì đã học.

Thời gian không làm cho y nãn chí, đã năm bảy năm, trôi qua y đã kiên nhẫn, tinh tấn tu luyện theo pháp môn của mình đã chọn.

Rồi một ngày kia, sau mười năm hành đạo ở trong rừng sâu, núi thẳm, y mới trở lại vấn an sức khoẻ của Tôn sư.

Gặp lại đệ tử của mình sau một thời gian xa cách, muốn biết người này đã làm những gì và được gì. Vị đạo sĩ đã hỏi người đệ tử:

- Con đã làm gì trong suốt thời gian mười năm qua ?

Người đệ tử với giọng tự đắc :

- Con đã luyện tập tư tưởng, từ đó con đã đạt được quyền năng là con đi được trên mặt nước như đi trên đất bằng, con có thể vượt qua sông bằng đôi chân này .

Vị đạo sĩ  nói với vẽ thất vọng.

- Con ơi ! con đã lãng phí thời gian vô ích. Mười năm để luyện phép thần thông đi qua sông. Con há lại chẳng biết rằng, con có thể vượt qua sông chỉ trả một xu cho người lái đò sao?!!

Cư sĩ có nhiều pháp môn tu, hoặc tụng kinh, niệm phật, ngồi Thiền nhưng muốn hành Thiền, phải có sự phát tâm dõng mãnh và kiên trì.

IV. VÀO THIỀN :  Thiền tông chủ trương Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ minh tâm, kiến tánh thành Phật. Phật giáo Trung hoa đã dùng hành tích Huệ năng lục tổ, cho người ta thấy rằng Thiền là phương pháp Đốn Ngộ. Bởi vì Ngài Huệ Năng một tiều phu quê mùa, dốt nát, nhưng chí tâm cầu đạo. Chẳng NGỘ thì Phật là chúng sanh, tới chừng một niệm mà Ngộ, thị chúng sanh tức là Phật (Thiện tri thức : Bất ngộ, Phật thị chúng sanh nhứt niệm ngộ thì, chúng sanh thị Phật. Pháp bảo đàn kinh)

Lý ở trên, lục tổ cũng dẫn từ Tịnh Danh Kinh: “Tức thì khoát nhiên, hoàn đắc bổn tâm”. Nghĩa là Tức thời thoát nhiên tìm lại được chân tâm”

Chân tâm này là cái chung của người, của vật của sự vật là nguyên lý đại đồng chi phối tất cả, nó vô thỉ vô chung, vô cùng tận.

Lục tổ cũng dẫn từ Bồ Tát Giới Kinh : “Ngã bổn nguyên tự tánh thanh tịnh; nhược thức tự tâm kiến tánh, giải thành Phật đạo.” Nghĩa là tự tánh của ta vốn thanh tịnh, nếu tự tâm ta thấy tánh thì thành Phật. Cũng có nghĩa là Thiền đòi hỏi tự chứng, tự tri. Vì lẽ đó mà Thiền tông có dùng đến công án hay thoại đầu.

Công án là thuật ngữ Thiền, thuật ngữ này trong ngành tư pháp có nghĩa là một vụ rắc rối cần phải xem xét, ngành y có nghĩa là xem xét để định bịnh phát xuất từ phủ tạng nào.

Công án nghĩa đen là một văn kiện công, hành chánh gọi là công văn. Tạm thời có thể hiểu Công án Thiền là một vấn đề mà Thiền sư đề ra cho người Đệ tử giải quyết.”

Còn thoại đầu. Thoại là lời nói, trước lời nói là đầu. Như niệm A Di Đà Phật là thoại, trước khi chưa niệm là thoại đầu là cái mé chưa sanh. Một miện vừa sanh đã là thoại vĩ (đuôi lời nói). Cái mé chưa sanh một niệm đó gọi là không sanh không loạn, không mê muội, không đắm nơi tình, không rơi vào không, gọi là không diệt. Luôn luôn chăm chú trở lại chiếu soi cái không sanh không diệt ấy, gọi là khán thoại đầu.

Khán thoại đầu tr ư ớc cần phải khởi nghi tình, đây là chỗ nương tựa của của phép khán thoại đầu. Nghi tình nghĩa là phát khởi lên.

Niệm nghi Gì . Như là Niệm Phật Là Gì ? Muôn pháp về một, một về chỗ nào? Niệm nghi nầy bất cứ đi, đứng, năm, ngồi luôn luôn lúc nào cũng có.

Người sơ tâm phát hiện nghi bất thô, chợt dứt, chợt nối, chợt thuần, chợt khởi, đều không đạt được nghi tình, chỉ gọi là tưởng. Lần lần thu nhiếp được tâm cuồng loạn. Niệm đầu cũng kềm giữ được chút ít, mới gọi là Tham. Lại tiến lần đến công phu thuần phục không nghĩ mà tự nghi, không biết mình đang ngồi ở chỗ nào, cũng không biết có thâm tâm thế giới, chỉ riêng niệm nghi hiện tiền không gián đoạn, đó kêu là nghi tình. Thật tế mà nói. Lúc đầu khởi dụng chỉ đã phá vọng tưởng, đến khi chơn nghi hiện tiền mới là giai đoạn chơn chánh dụng công. Giai đoạn này như người đang đi ở đô thị lớn rất dễ lạc các đường tẻ.

Giai đoạn này rất thanh tịnh, và vô hạn khinh an, nếu mất một ít giác chiếu bèn rơi vào trạng thái mê muội nhẹ nhàng. Nếu nghi tình không còn bèn rơi vào vô ký. Ngồi như cây đá, hoặc gọi là Nước lạnh bọt đá. Đến khi đó cần phải đề khởi , đề khởi tức là giác chiếu (giác là không mê, tức là Huệ, chiếu là không loạn tức Định). Chăm chú một niệm ấy, lặng lẻ chiếu soi, như như không động, sáng sủa không mê rành rõ thường biết như lạnh nóng rét hơi một mạch liên tục không dứt. Trong cảnh sáng sủa mát mẻ này như người uống nước lạnh nóng tự biết, không thể nói năng có thể đến được. Người đến chỗ nầy tự nhiên sáng suốt.

Một người tham công án hay khán thoại đầu bị thúc dục và khuyến khích không phảỉ chỉ trên phương diện trí năng, mà cả trên phương diện tình cảm và hành động.

Về phương diện trí năng, người tham công án hay khoán thoại đầu phải nghiền ngẫm nung nấu để đạt tới một “tới hạn” mà thuật ngữ Thiền gọi là Khoát nhiên đại ngộ hay “Đại ngộ””

Trong những câu chuyện Thiền, chúng ta chỉ biết được câu chuyện xảy ra ở giai đoạn gần cuối, nghĩa là nó không đầu và không đuôi, không đầu tức là không rõ được Thiền sư đã trao cho Đệ tử nội dung công án hay thoại đầu như thế nào và không đuôi nghĩa là cũng không rõ vị đệ tử Khoát nhiên đại ngộ là Ngộ về cái gì?

Nhưng mà những câu chuyện Thiền nói lên nhiều khía cạnh, trình bày thực chất của một vấn đề là cứu cánh của Thiền mà thôi.

Mỗi Thiền sư có thể có một hay nhiều công án để trao cho đệ tử. Rồi tùy theo trình độ, vướng mắc của đệ tử và cùng tùy theo hoàn cảnh mà Thiền sư dùng phương tiện khác nhau để giúp cho đệ tử của mình đập vỡ cái võ cứng cố chấp, hoài nghi để đạt tới đại ngộ.

Về phương pháp vấn đáp tưởng cũng nên ghi lại một số câu chuyện sau đây:

Ngài Ca Diếp được Phật truyền tâm ấn. Khi đức Phật nhập diệt rồi, ngài A Nan hỏi ngài Ca Diếp :

- Đức Thế Tôn ngoài việc truyền lá y kim lan cho sư huynh, còn truyền cái gì nữa không?

Ngài Ca Diếp liền gọi:

- A Nan!

Ngài A Nan:

- Dạ !

- Cây phướng trước chùa ngã !

Ngài A Nan  liền ngộ.

***

Tổ Bồ Đề Đạt Ma sang Trung Quốc 9 năm, ngồi quay mặt vào vách tường ở chùa Thiếu Lâm núi Tung Sơn. Sau có Ngài Thần Quang đến hỏi đạo, được thu nhận làm đệ tử và được đổi tên là Huệ Khả một hôm Ngài Huệ Khả bạch với Tổ Bồ Đề Đạ Ma :

- Bạch hoà thượng, tâm con không an, thỉnh hoà thượng dạy con phương pháp an tâm.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời:

- Đem tâm con ra ta an cho

Ngài Huệ khả suy tư rồi thưa:

- Bạch hoà thượng, con tìm mãi không thấy tâm con đâu cả.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi đó !

Liền đó Huệ khả đã ngộ ra đước phương pháp an tâm !

***

Ông tú tài Trương Chuyết đến hỏi đạo Ngài Bạch Sương Khánh Chủ, Thiền sư hỏi:

- Ông tên gì ?

- Bạch hòa thượng con tên Chuyết.

Thiền sư bảo :

- Trong cái xảo (khéo) còn không có, huống là cái Chuyết (vụng). Trương Chuyết chợt tỉnh ngộ. Ông có làm bài kê :

Quang minh tinh chiếu biến hà sa,
Phàm thánh hàm linh cộng ngã gia,
Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn tài động bị vân già
Phá trừ phiền não trùng tăng bệnh.
Thú hướng chơn như tổng thị tà
Tùy thân chúng duyên vô quái ngại
Niết bàn sanh tử đẳng không hoa

Ở Thiền viện, câu hỏi ông tên gì? Ông ở đâu đến? Các Thiền Sư điều dùng nó để khai thi tức thời, để cho người đối diện đốn ngộ kiến tánh. Chúng ta thấy phương pháp khai thị nầy dùng trong những trường hợp bất ngờ nhất, đột biến dù là hỏi, hét, đánh để làm cho người đối diện phải chợt tỉnh “Đại ngộ”. Chẳng hạn như những chuyện sau đây:

Huệ Năng lục tổ khi thấy mặt Nam Nhạc Hoài Nhượng (677-744) liền hỏi ngay:

- Ở đâu đến?

Nhát búa bổ xuống chưa đủ mạnh, nên tổ bồi thêm câu thứ nhì

- Cái vật gì đến như vậy thế ?

Ngài Nam Nhạc phải mất đến 8 năm mới tìm được giải đáp câu hỏi của Lục tổ.

Trần Tôn giả hỏi một vị tăng vừa mới tới :

- Ở đâu đến ?

- Kính sơn

Tôn giả thét :

- Ông nói láo !!!

Thật là một nhát búa bổ vào đầu.

***

Lần khác Trần Tôn Giả hỏi một vị tăng khác:

- Ở đâu đến?

- Giang tây

- Đi đường mòn hết mấy đôi giầy cỏ?!!

***

Nam Viên Huệ Ngung ( ? - 925) hỏi một tân tăng:

- Ở đâu đến?

- Hán Thành.

- Chú cũng lầm như tôi !

***

Chúng ta thấy câu hỏi rất bình thường, nhưng nó đòi hỏi một câu trả lời ở “khoát nhiên đại ngộ”. Cho nên những câu: Đi đường mòn hết mấy đôi giầy cỏ hay Ông cũng lầm như tôi. Phải chăng là những câu an ủi cho những người bình thường.

Thiền Sư Triệu Châu (778 - 8970), một vị Thiền sư nổi tiếng ở đời Đường, có nhiều người đến học Đạo. Một hôm có hai vị tăng đến, Ngài chỉ một vị hỏi:

- Thượng tọa từng đến đây chưa ?

Vị tăng thưa:

- Chưa từng đến.

Ngài bảo :

- Uống trà đi !

Rồi hỏi vị tăng kia

- Từng đến đây chưa ?

- Dạ đã từng đến đây.

Ngài cũng bảo :

- Uống trà đi

Thấy thế Viên chủ bạch với Thiền sư :

- Người chưa từng đến, dạy uống trà còn có thể được. Người đã từng đến vì sao cũng dạy uống trà đi ?

Thiền sư liền gọi :

- Viên chủ :

Viên chủ đáp :

- Dạ !

Thiền sư Triệu Châu bảo :

- Uống trà đi.

Cả ba người điều có hoàn cảnh khác nhau, nhưng Thiền sư điều dạy: Uống trà đi ! Phải chăng điều cùng chung cái vỏ cứng cố chấp mà Thiền sư không thể giúp cho đập vỡ tan manh núng để được đại ngộ nên ngài an ủi: Uống trà đi!

Cũng là Triệu Châu Thiền Sư, có một vị tăng hỏi Ngài :

- Bạch hoà thượng, con chó có Phật tính hay không ?

Ngài trả lời :

- Có.

Sau đó có một vị tăng hỏi Ngài :

- Bạch hoà thượng, con chó có Phật tính hay không ?

Ngài trả lời:

- Không

Như vậy chúng ta thấy, cùng một câu hỏi mà câu trả lời tùy theo căn cơ của mỗi người mà Thiền sư dùng phương pháp đối trị để khai thị cho họ, cho nên có Thiền sư dùng phương pháp đánh đập cũng chỉ nhằm mục đích giúp ích cho người đối diện “Khoát nhiên đại ngộ”. Thuật ngữ nầy chắc chắn dùng để chỉ một trạng thái đột biến tâm trí bừng sáng.

Sau khi Tổ Đạt Ma viên tịch “vấn đề” giải thoát đước nêu lên với tất cả tinh thành của người Phật tử. Người ta tham vấn biết bao Thiền sư trong câu hỏi sau:

- Như hà thị Tổ sư Tây Lai ý ? (Ý nghĩa tối yếu của Bồ Đề Đạt Ma Tổ Sư qua Trung quốc là gì?)

Thiền sư Hương Lâm đáp :

- Ngồi lâu thấm mệt.

Thiền sư Cửu Phong đáp:

- Một tấc lông rùa nặng chín cân.

Thiền sư Triệu Châu đáp:

- Cây bách ở trước sân.

Riêng Thủy Lão tham vấn câu trên với Mã Tổ Đạo Nhất. Bị Ngài Đạo Nhất đạp cho một đạp té nhào, sau khi bò dậy, tỉnh cơn chấn động từ thể xác đến tâm linh, Thủy Lão nói :

- Kỳ thuật, trăm ngàn món tam muội, vô lượng ý nghĩa diệu huyền lại chỉ ở trên đầu một sợi lông mà nhờ thế mà tôi liễu ngộ được cội nguồn!

***

Tổ Lâm Tế Nghĩa Huyền lúc còn trong hội của Thiền sư Hy Vận ở núi Hoàng Bá. Ở đây mấy năm trời mà Ngài không tham vấn một câu nào. Một hôm thầy Quảng chúng thấy vậy bèn nhắc :

- Sao Huynh không hỏi hoà thượng về đạo lý ?

- Dạ tôi không biết gì để hỏi.

- Vậy lên hỏi hoà thượng thế nào là đại ý Phật pháp ?

Ngài Lâm Tế được giúp ý ấy rất mừng, liền y hậu chỉnh tề lên hỏi Ngài Hoàng Bá:

- Bạch hoà thượng ! Thế nào là đại ý Phật Pháp ?

Tổ Hoàng bá cầm gậy đập cho 3, 4 gậy đuổi xuống.

Thầy Quảng chúng biết thế lại bảo:

- Ngài mai đi hỏi nữa đi.

Y lời, hôm sau Ngài Lâm tế cũng y hậu chỉnh tề lên hỏi Tổ Hoàng Bá :

- Bạch Hoà thượng ! Thế nào là đại  ý Phật pháp ? Tổ liền đập ngài 3 gậy rồi đuổi xuống,

Thầy Quảng chúng thấy vậy, vẫn bảo lên hỏi lần nữa, lần thứ ba, y hậu chỉnh tề ngài đến hỏi Tổ:

- Bạch hoà thượng thế nào là đại ý Phật Pháp ?

Ngài Lâm Tế lại bị đập 3 gậy nữa, rồi đuổi xuống. Nản chí, Ngài sửa soạn hành lý từ giả để ra đi tìm thầy học đạo. Thầy Quảng chúng thấy thế bèn khuyên Ngài trước khi ra đi nên chào từ giả Tổ, đồng thời thầy Quảng chúng đến bạch với Tổ:

- Bạch hòa thượng, Sư Lâm Tế Nghĩa Hiền là người có khả năng, sau này sẽ làm lợi ích cho Phật pháp, cúi xin hòa thượng độ cho ông ấy.

Ngài Hoàng Bá chỉ mỉn cười không nói, khi Ngài Lâm Tế lên chào từ giả. Ngài Hoàng Bá bảo :

- Thôi ngươi qua chỗ Ngài Đại Ngu, ông ấy sẽ chỉ cho.

Ngài Lâm Tế từ giả Tổ Hoàng Bà, rồi ra đi, sang Ngài Đại Ngu liền bị hỏi:

- Ông ở đâu đến ?

- Dạ con ở nơi Ngài Hoàng Bá tới.

- Hoàng Bá dạy ông những gì ?

- Dạ! Con ba lần hỏi Pháp, Mỗi lần điều bị đánh bằng Thiền trượng. Không biết con có lỗi hay không lỗi !

- Hoàng Bá thật là đại từ đại bi, đã chỉ tột cùng cho ngươi mà ngươi còn nói có lỗi không lỗi.

Vừa nghe đến đó Ngài Lâm Tế liền ngộ.

***

Còn Ngài Mã Tổ Đạo Nhất đi dạo vườn với thi giả là Ngài Bá Trượng Hoài Hải, thình lình có bầy chim bay qua. Mã Tổ hỏi Ngài Bá Trượng :

- Cái gì đó ?

Ngài Bá Trượng nhìn lên không trung thấy bầy chim bay qua bèn trả lời :

- Dạ bầy chim le le bay

- Đâu rồi ?

- Bay qua mất rồi !

Nghe như thế, Mã Tổ nắm mũi Ngài Bá Trương véo thật mạnh làm cho Ngài Bá Trương đau điếng, la thất thanh. Tổ bảo:

- Sao không nói bay qua mất đi !

Nghe xong Ngài Bá Trương liền ngộ.

Phép đối trị dùng cho đệ tử có khi cần đến những phương tiện khác như:

Ở Trung Hoa, có một Thiền sư dạy rất đông đệ tử, sau một thời gian, các đệ tử đều được giác ngộ, được gửi đi giáo hoá ở các phương xa. Duy còn một đệ tử theo học đã lâu mà chưa giác ngộ vị đệ tử càng gắng sức công phu, còn Thiền sư thì vẫn nhẫn nại chờ cơ hội thuận tiện để khai thị cho đệ tử.

Đến mùa đông nọ, trong động chỉ còn một thầy một trò, sau nhiều ngày tuyết rơi đầy núi, lấp kín cả miệng hang, sáng hôm sau tuyết vẫn rơi, khí lạnh đầy động, trong động không còn một thanh củi nào để cho vào lò sưởi, cũng không thể nào ra ngoài để tìm một vài que củi khô nào nữa. Trong khi đó vị Thiền sư thúc giục người đệ tử tìm thêm củi cho vào lò. Vị để tử không thể tìm nơi đâu có củi được nữa, nên bạch với Thiền sư:

- Bạch hoà thượng không thể tìm ra củi được nữa !

Vị Thiền sư tỏ vẽ khó chịu, bảo đệ tử đi với giọng kiên quyết :

- Chú hãy tìm kiếm bất cứ thứ gì bằng gỗ, để làm củi thêm vào lò !

Sau một lần nữa chịu khó lục lạo tìm kiếm, cũng không thấy còn có thứ gì bằng gỗ trong động nên đến bạch với thầy :

- Bạch hòa thượng không còn thứ gì bằng gỗ nữa cả !

Vị Thiền sư còn tỏ vẽ khó chịu hơn và nói :

- Thì chú hãy vào chánh điện xem.

Vị đệ tử không dám làm sai ý thầy, biết rằng không còn vật gì bằng gỗ, nhưng cũng đi vào chánh điện xem lại một lần nữa và quả thật không có gì ngoại trừ pho tượng Phật Thế Tôn bằng gỗ. Vị đệ tử bèn trở lại báo:

- Bạch hoà thượng, không còn vật gì bằng gỗ, trừ tượng Phật !

Vị Thiền sư quát :

- Ta bảo bất cứ vật gì bằng gỗ! Mang ra đây !

Mặc dù hoảng sợ, vị đệ tử cũng phải vào chánh điện rung rẫy ôm tượng Phật ra đặt trước mặt vị Thiền Sư. Vị Thiền Sư nhanh chóng vói tay lấy cái búa bên cạnh, giơ thẳng cánh chẻ tượng phật làm đôi, rồi làm tư, rồi làm nhiều mãnh, ném vào lò sưởi, tượng Phật bốc cháy.

Cực kỳ ngạc nhiên trước thái độ Thiền sư, vị đại tử bổng nhiên “Đại Ngộ”.

***

Ở một Thiền Viện kia, có một vị Thiền sư, mỗi khi muốn nói một vấn đề quan trọng thường đưa ngón tay lên miệng, để cho mọi người yên lặng.

Trong chùa có một chú tiểu rất thông minh, thấy Thiền sư làm thế cũng bắt chước đưa ngón tay lên miệng khi muốn nói chuyện quan trọng.

Một hôm hầu chuyện Thiền sư, chú tiểu sắp trình bày chuyện quan trọng, ra vẽ trang nghiêm, chú đưa ngón tay lên miệng. Thấy thế sẳn có con dao rọc giấy, Thiền sư bèn đè tay chú tiểu xuống bàn, tiện mất một đốt tay ấy. Chú tiểu đau đớn và hoảng sợ, kêu lền rồi bỏ chạy, Thiền sư đuổi theo gọi :

- Này chú !

Chú tiểu quay đầu nhìn lại, Thiền sư đưa ngón tay lên miệng, quen tánh, thấy vậy chú tiểu cũng đưa ngón tay lên nhưng chợt nhận ra thấy ngón tay mình đã mất, chú liền bỗng thấy tâm trí bừng sáng Đại Ngộ. Đó là câu chuyện của Câu Chi.

Nhưng mà thuật ngữ “Đại Ngộ” là “Ngộ” cái gì? Chúng ta đã biết Thiền tông chủ trương : ”Giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn tự, trực chỉ minh tâm kiến tánh thành Phật””
Như vậy, một là “Giáo ngoại biệt truyền” có nghĩa là Thiền được truyền riêng ngoài giáo lý. Hai là đi từ minh tâm đến kiến tánh thành Phật, cái này “Bất khả tự nghị” (không thể nghĩ bàn). Cho nên thuật ngữ Thiền chỉ diễn tả Đại Ngộ. Nhiều người đọc các sách Thiền, luôn luôn thắc mắc cho mỗi trường hợp Đại ngộ là ngộ cái gì ? Chúng ta nhận thấy rằng chính người được ngộ còn không thể nghĩ bàn, thì làm sao chúng ta có thể hiểu được. Muốn hiểu: Thiền đòi hỏi phải tự chứng tư tri.

Những câu chuyện sau đây nói lên “bất khả tư nghị” một tiền đề của Ngộ.

Khi Phật còn tại thế. Ở hội Linh sơn, Phật đưa cành hoa sen lên, yên lặng không nói chi, Ngài Ca Diếp lĩnh hội ý Phật mĩm cười.

                                                          ***

Tổ Bồ Đề Đat Ma một hôm gọi các đệ tử đến hỏi:

- Giờ ta ra đi sắp tới, vậy mỗi đệ tử hãy nói cho ta nghe sở đắc của mình.

Nào Đạo Phổn Đạo Duc, Tổng Trì Ni mỗi người đều trình kiến giải của mình.

Sau rốt riêng có Huệ Khả. Huệ Khả lễ bái sư rồi đứng ngay tại chỗ, im lặng không bạch một lời. Qua đó Tổ trao truyền y bát cho Huệ Khả.

***

Còn câu chuyện của Ngài lâm Tể nói ở trước xin tiếp.

Ngài Đại Ngu nói :

- Hoàng Bá thật là đại từ, đại bi đã chỉ tột cùng cho ngươi mà ngươi còn nói có lỗi, không lỗi

Vừa nghe tới đó Ngài Lâm Tế liền ngộ và la lên :

- Thế là Phật pháp của Hoàng Bá rất ít.

Ngài Đại Ngu bảo:

- Vừa mới rồi Ông nói có lỗi không lỗi, giờ đây ông thấy cái gì mà nói Phật Pháp Hoàng Bá rất ít?

Ngài Lâm Tế liền thoi vào sườn Ngài Đại Ngu một cái. Ngài Đại Ngu liền nói :

- Thầy ngươi là Hoàng Bá, thôi về đi. 

Đó là Ngộ đạo làm Tổ.

***

Hương Nghiêm Trí Nhàn hỏi Tam Thánh Huệ Nhiên:

- Ở đâu đến ?

- Lâm Tế.

- Có gươm Lâm Tế ở đó không ?

Huệ Nhiên cầm toạ cụ đánh vào miệng Hương Nghiên rồi phất tay áo ra đi.

***

Tì Ni Đa Lưu Chi, người Nam Ấn, đến Trường An nước Trung Hoa năm 573. Sau đó Ngài gặp đệ tam tổ Tăng Xán đang lánh nạn ở núi Tư Không, ngẫu nhiên gặp Tổ trong trường hợp Tổ dấu tông tích mình, nhưng Ngài thấy cử chỉ khác thường nên đem lòng kính trọng, đến trước mặt vòng tay ba lần, Tổ vẫn nhắm mắt ngồi im không nói. Trong lúc đứng chờ suy gẫm, Ngài hoát nhiên như có tâm đắc điều gì, liền cúi lạy ba lạy, tổ gật đầu ba lần. Ngài lùi ba bước thưa :

- Bấy lâu đệ tử chưa có cơ hội, xin Hòa thượng mở lòng từ bi cho đệ tử này được theo hầu hạ.

Tổ nói :

- Con nên mau mau đi về phương Nam mà giao tiếp, không nên ở lại đây lâu.

Ngài Tì Ni Đa Lưu Chi từ biệt Tổ đi về Nam, đến Quảng châu Ngài lưu trú tại chùa Chế Chỉ trong 6 năm. Đến năm 580 Ngài mới sang nước ta.

Khi gặp Sư Pháp Hiền lần đầu tiên tại chùa Pháp Vân, làng Khương Tự, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh, thì Ngài Ti Ni Đa Lưu Chi nhìn trừng vào mắt Pháp Hiền và hỏi :

- Ngươi họ gì ?

Pháp Hiền đáp :

- Hòa Thượng họ gì?

Tì Ni lại hỏi :

- Ngươi há không có họ sao ?

Pháp Hiền đáp :

- Không phải là không có, Hòa Thượng làm thế nào biết được ?

Ti Ni quát :

- Biết để làm gì ?

Pháp Hiền hốt nhiên tự tỉnh.

Đúng là “Bất khả tư nghị” như trong Vô môn quan :

Leo lên cây cao, miệng cắn vào cành cây, hai tay buông thỏng giữa hư không, hai chăn không bíu được vào đâu hết. Tình cờ dưới gốc cây có người hỏi vọng lên: “Ý của Tổ Sư qua Tàu là gì?” Người trên cây không trả lời thì không được, mà trả lời thì rơi chết hốt xương.

Không phải các Thiền sư đều thành công. Truyện thất bại hết sức bi thương sau đây, đã nói lên sự dụng công hết mức của Thiền sư, mà người đệ tử vẫn không tự phá vỡ nổi cái vỏ cứng của công án, trường hợp này dưới mắt thiền sư, chỉ một chút, còn một chút nữa thôi sẽ đạt đến Đại Ngộ. Nhưng mà về phía người Đệ tử không thể vượt qua. Chỉ ở đây mới nói lên sự đòi hỏi quyết liệt của Thiền là phải TỰ CHỨNG TỰ TRI :

Có một vị Đệ tử kia, sau khi được Thiền sư trao cho một Công án nghiền ngẫm, nung nấu đã lâu mà vẫn chưa Ngộ. Vị Thiền sư kiên nhẫn thúc bách và khuyến khích :

- Chú về thử ba tháng nữa xem !

Ba tháng sau, vị Đệ tử trở lại trình Thiền sư vẫn chưa có kết quả. Vị Thiền Sư lại khuyến khích :

- Chú về thử ba tuần nữa !

Ba tuần sau trở lại vị Đệ tử vẫn chưa có kết quả. Thiền sư thúc bách thêm:

- Ba ngày nữa nếu mà không giác ngộ thì chết đi cho rồi, chớ tu nữa mà làm gì ?

Ba ngày sau, khi Đệ tử xuất hiện, Vị Thiền sư hỏi ngay:

- Sao, Công án đã đi đến đâu ?

- Bạch Thầy con rất hổ thẹn, con vẫn chưa tìm ra được. Con sẽ tự tử!

Thiền sư quát :

- Thì tự tử đi!

Người Đệ tử liền rút đao đã dắt sẵn trong người, mổ bụng chớp nhoáng và ngã gục xuống. Vị Thiền sư châm chú nhìn vào nét mặt người Đệ tử của mình và thúc dục:

- Tự tử thì được rồi, nhưng công án đã tìm ra chưa ?

Phều phào người đệ tử thưa:

- Bạch Thầy chưa !

Vị Thiền sư bồi thêm nhát búa ân huệ cuối cùng:

- Câm đi ! Người chết không có nói bao giờ.

Nhát búa cuối cùng ấy không chẻ được khối tư duy của người Đệ tử. Một thất bại chua cay cho Thiền sư và cũng là một thảm cảnh cho Thiền viện.

***

Những câu hỏi, hét, đấm, đá đều là những phương thuật của Thiền sư, để dồn ép người đệ tử vào tình thế không lối thoát, bắt buộc người đối diện phải vượt qua để đạt được Ngộ, không phải bằng lối thông thường, mà phải bằng cách “khoát nhiên đại ngộ”.

Chính vì không thể ĐỐN NGỘ bằng suy lý thông thường cho nên ngày xưa, dưới Tổ Huệ Năng có một cao đệ là Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng, mà Ngài đã từng bị Lục tổ hỏi : “Ở đâu đến ? Cái vật gì đến như thế vậy ?”

Một hôm Ngài Hoài Nhượng đi dạo, thấy một vị Tăng ngồi Thiền hết sức trang nghiêm, Ngài để ý thấy vị Tăng ấy hành Thiền từ sáng đến trưa, từ trưa đến chiều và ngày nào Ngài đi qua cũng thấy như vậy.

Cho đến một hôm, Ngài đến bên vị Tăng ngồi Thiền, hỏi:

- Ông ngồi Thiền mong làm gì ?

- Dạ ! con ngồi Thiền mong làm Phật.

Ngài Hoài Nhượng không nói gì thêm, đến hôm sau, khi vị Tăng ngồi Thiền, Ngài đem một hòn gạch đến tảng đá gần đó mài sột soạt hoài. Vừa bị làm bận tâm vừa thấy lạ, vị Tăng bèn hỏi :

- Hòa thượng mài gạch để làm gì ?

- Ta mài gạch để làm gương.

Vị Tăng thắc mắc hoài nghi nên hỏi thêm :

- Gạch làm sao mài thành gương được ?

- Nếu gạch mài không thành gương thì làm sao ngươi ngồi thiền thành Phật được ? Nếu ngươi nói Ngồi là Thiền thì ngươi đã hại Thiền. Lấy cái Ngồi gọi là Phật thì ngươi đã giết Phật.

Vị Tăng ấy, chính là Mã Tổ Đạo Nhất sau nầy, hỏi thêm:

- Thưa Ngài, thế thì làm sao mới đúng ?

Ngài Hoài Nhượng trả lời:

- Ví như con trâu kéo xe, nếu chiếc xe không đi, đánh trâu là phải hay đánh xe là phải ?

***

Những câu chuyện Thiền, cho chúng ta thấy ở Thiền viện, Thiền sư có nhiệm vụ theo dõi tiến trình tâm sinh lý của người đệ tử, để dồn ép, xô đẩy người đệ tử vào một xó góc không lối thoát, và chọn lựa đúng thời cơ để bắt buộc người đệ tử phải vượt qua, cũng giống như xô đẩy người đệ tử leo lên đầu của một cây sào cao trăm thước, leo như vậy thì đã khó, mà khi đã lên tận đầu sào vẫn bị thúc đẩy phải leo lên nữa, tức là phải vượt lên khỏi đầu sào, không còn được bấu víu vào ngọn sào một phương tiện đã dùng để vượt qua trăm thước.

Hiểu theo nghĩa thông thường, một giới hạn mà Thiền sinh phải vượt qua để đạt tới “tới hạn” của Thiền, cũng hiểu theo nghĩa thông thường thì ai đã vượt qua giới hạn nầy, nghĩa là tiếp tục leo nữa, kết quả là rời khỏi đầu sào, sẽ rơi từ trên cao trăm thước xuống, người bị rơi sẽ có một cảm giác, một “tới hạn” mà thường ngày nào ai đã có.

Còn ở Thiền, bắt buộc người ta vượt qua cái lý luận tính của sự vật, bởi vì mục tiêu của Thiền là Ngộ: Sự lãnh hội thực tại một cách trực tiếp để đạt đến sự hiểu biết sáng suốt.

V - HÀNH THIỀN :

Chắc chắn rằng chỉ có Thiền Viên mới có thể thật hành pháp môn Tọa Thiền có kết quả Đốn Ngộ, bởi vì chủ trương của Thiền tông: “Giáo ngoại biết truyền, bất lập văn tự”. Thiền đòi hỏi phải thực hành, phải có Công án hay Thoại đầu, phải sống, chết với công án hay Thoại đầu từng giờ từng phút.

Tọa Thiền không phải chỉ giới hạn trong lúc Ngồi Thiền, mà ở Thiền viện, người theo pháp môn Tọa Thiền phải học, phải tập, phải giữ cho được: Thân, khẩu, ý không gây các ác nghiệp, không có các tạp niệm, luôn luôn gìn giữ khi đi, đứng, nằm, ngồi. Một ngày có 24 giờ là 24 giờ Tọa Thiền, chớ không phải ngồi mới Thiền các Sa di phải học trong Uy nghi, trong Tỳ Ni Nhật dụng thiết yếu … Cho nên khi vào chùa, người ta thấy cử chỉ, hành động các Thiền sư thể hiện được sự “thanh thoát”, bởi vì Thiền nó đã nhập vào tư tưởng, vào lời nói, vào hành động, nó nhập vào nếp sống, vào hơi thở, vào từ trên sợi tóc cho đến dưới móng chân, mỗi mỗi đều thấm nhuần Thiền.

Nó cũng được nhắc nhở hay tự nhắc nhở từng giờ từng phút, chẳng hạn như khi nghe tiếng chuông công phu buổi sáng, thì có bài kệ :

Văn chung ngọa bất khởi
Hộ pháp thiện thần sân;
Hiện thế duyên phước bạc,
Lai thế thọ xà thân.

Nghĩa là: Nghe tiếng chuông sớm mà không dậy, Hộ pháp nổi cơn giận, kiếp nầy bạc phước và kiếp sau sẽ thành loài rắn.

Trong Kinh Lăng Nghiêm Phật nói: Vì vô minh tâm sanh vọng động là nguyên nhân sanh ra thế gian, các niệm ràng buộc ta trong vòng luân hồi. Nghĩa là có một nguyên lý: Con người muốn cái gì sẽ được cái đó. Kết quả sớm hay chậm do nhân duyên mà thôi, cho nên Nguyện lực rất là quan trọng, tạo tác các nghiệp. Vì vậy trong giới luật có bài kệ:

Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý :
Thị chư Phật giáo.

Nghĩa là :

Đừng làm các điều ác,
Các điều thiện nguyện làm,
Tự thanh tịnh ý mình :
Ấy lời chư Phật dạy.

Trong bất cứ thời kinh nào, cũng đều có bài phát nguyện:

Chúng sanh vô số lượng,
Thề nguyền điều độ khắp.
Phiền não vô cùng tận,
Thề nguyền đều dứt sạch.
Pháp môn không kể xiết,
Thề nguyền đều tu học,
Phật đạo không gì hơn,
Thề nguyền được viên thành.
Và nhất là bài Hồi Hướng :
Nguyện đem công đức nầy
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.

Nguyên lý nầy được áp dụng triệt để trong các Tu viện, để làm thành một nguyện lực rộng lớn, để thúc liễm thân tâm. Ví dụ buổi sáng vừa mới thức dậy, đã có ngay một câu nguyện:

Tùy miên thỉ ngô,
Đương nguyện chúng sanh
Nhất thiết tri giác,
Châu cố thập phương,

Nghĩa là: mới thức dậy, tôi nguyện cho tất cả chúng sanh đều có trí tuệ giác ngộ để thông suốt mười phương.

Rồi khi đưa chân xuống giường xỏ dép cũng có câu nguyện:

Tùng triêu Dần đán trực chí Mộ,
Nhất thiết chúng sanh tự hồi hộ,
Nhươc ư túc hạ táng kỳ hình.
Nguyện nhữ nhứt thời sanh tịnh độ.

Nghĩa là : Từ giờ Dần sớm mai cho đến chiều tối, tất cả loài vật đều tự bảo vệ thân mạng mình, nếu có sanh vật nào chết dưới chân này. Nguyện cho nó được vãng sinh ngay tịnh độ.

Khi rửa tay có bài nguyện :

Dĩ thủy quán chưởng,
Đương nguyện chúng sanh,
Đắc thanh tịnh thủ,
Thọ trì Phật pháp.

Nghĩa là : Lấy nước rửa tay, nguyện cho tay chúng sanh được sạch sẽ để gìn giữ Đạo pháp.

Cho đến khi đi vệ sinh cũng có bài nguyện :

Đại tiểu tiện thời
Đường nguyện chúng sanh
Khí Tham, Sân, Si
Quyên trừ tội pháp.

Nghĩa là : Khi đại tiểu tiện, nguyện tống hết Tham, Sân, Si và tội lỗi được tiêu trừ.

Không phải là tu sĩ, không ở trong Thiền viện, không được Thiền sư theo dõi, dạy dỗ, gìn giữ từng giờ từng phút Thân, Khẩu, Ý và luyện Tọa Thiền. Không có mỗi một hành động được nhắc nhở, kiểm soát, dạy bảo thì khó mà “tu nhứt kiếp Ngộ nhứt thời”.

Cho nên chúng tôi muốn trình bày một số vấn đề về Thiền như sau:

- Các Thiền sư thấy rõ, có có Thiền Viện mới có thể thật hành thiền một cách rốt ráo “Tu nhứt kiếp Ngộ nhứt thời”, còn ngoài Thiền viện Đời và Đạo hòa nhau nên GIỚI, ĐỊNH, HUỆ khó giữ, khó tu, khó chứng. Chính vì thế mà các Thiền sư không truyền cho giới Cư sĩ một cách phổ biến về phương pháp Thiền. Các Ngài có nói tới chỉ là nói về nguyên tắc, khái niệm còn cốt tủy của Thiền “Dĩ tâm truyền tâm” mà thôi.

Gần đây, môn Yoga phổ biến, phong trào học Phật hưng khởi, người ta ưa chuộng Râja-yoga và Thiền, bởi vì Thiền là tối thượng thừa, tức là cổ xe tối thượng đi thẳng vào nước Phật. Nhờ Thiền mà tâm ta được Tự do ; nhờ Thiền mà Tâm ta được thanh tịnh giải thoát.

Cũng có người hành Thiền để mong đạt được phép thần thông nầy, thần thông nọ.

Nhưng việc đọc sách, tham cứu chưa sâu, nên chưa nắm bắt được yếu chỉ của Thiền, thực hành không kết quả. Cũng như thấy người khác nấu ăn, làm bánh; mỗi thứ trình bày trước mắt, nhưng nếu ta không được chỉ cho những bí quyết, thì chắc ta không thực hành được. Thiền cũng vậy. Thiền tông không phải là Mật tông cho nên mỗi người đều có thể hành Thiền với phương pháp khác nhau, nhằm mục đích giúp cho người hành Thiền tu tập được và nhất là thích hợp với hoàn cảnh sống của mỗi người.

Tu sĩ và Cư sĩ dùng phương tiện khác nhau thì cứu cánh phải khác nhau. Do áp dụng Thiền không chính truyền, nghĩa là chỉ học lóm, chỉ đọc được một ít lý thuyết, khái niệm rồi đem ra thực hành nên thường dẫn đến hai kết quả phổ biến : Một là sau một thời gian hành Thiền có thể bị bệnh nhức đầu, lao phổi, điên điên khùng khùng (tẩu hỏa nhập ma), đều do ngồi sai, luyện sai, ép xác với mục đích sớm đạt kết quả, không chịu tập từ từ từng bước một. Lại nữa Ngồi Thiền là mở Trí Huệ, Trí Huệ được mở với tâm tánh phải thuần hậu để giúp Đời, thể xác phải tinh khiết. Nhưng nhiều người hành Thiền mà không tu tâm sửa tánh, lại luyện thần thông nầy, thần thông nọ, đều gặt hái kết quả nguy hiểm cho tánh mạng.

Hai là móng tâm hành Thiền để được phép thần thông, nhưng luyện mãi một thời gian năm, bảy tháng không thấy có kết quả mà thấy mất thời giờ, nên đâm ra chán nãn, từ bỏ hành Thiền. Như vậy chúng ta thấy cứu cánh của Thiền là một đường, mà người ta đặt mục đích vào một nẻo, thì không thể nào gặt được kết quả. Nhất là khi người ta “muốn” (Tham), mà chúng ta biết sự mong muốn bao giờ cũng nung nấu tâm can, mong sớm có kết quả, mà ngược lại thì cũng mau chán nản.

Thiền căn bản giống nhau, nhưng mỗi người khi thực hành đều sử dụng phương pháp có đôi chút khác nhau, bởi vì mỗi một cử chỉ mỗi một bước tập phải điều chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh, xác thân.

Nguyên lai Thiền do từ YOGA, cho nên chúng tôi thấy rằng cần trình bày về phương pháp Yoga, để từ đó chúng ta có thể thấy rõ sự giống và khác nhau giữa Yoga và Thiền. Sau đó chúng tôi trích lục một số bài Thiền nói về lý thuyết hay về thực hành đều có giá trị. Những bài trích lục về Thiền vừa để trình bày phần căn bản về Hành Thiền vừa để cho thấy rằng mỗi người áp dụng phần căn bản giống nhau nhưng tiểu tiết thực hành khác nhau, mục đích để cho những ai muốn Tập Thiền nắm căn bản về lý thuyết và thực hành.

Yoga có nhiều loại : Hatha yoga, Bhakti yoga, Jnana yoga, karma-yoga, Râja yoga. Hai loại Yoga phổ biến nhất là Hatha yoga (Yoga sức khỏe) và Râja yoga (Yoga trí tuệ). Sau đây là bài tóm lược Râja yoga phỏng dịch theo Kinh KURMA-PURÂNA.

Ngọn lửa của Yoga đốt tiêu cái lòng tội lỗi giam hãm con người, Trí thức sẽ lọc sạch và Niết bàn sẽ chứng đắc một cách trực tiếp. Cũng nhờ Yoga mà có được trí thức, đến phiên trí thức giúp đỡ trở lại nhà Yoga. Kẻ nào hòa hợp Yoga và trí thức nơi mình, tất sẽ làm cho đấng Chí Tôn được vừa lòng. Những kẻ nào hành theo pháp môn Mahâyoga (đại yoga), hoặc một lần mỗi ngày hoặc hai lần mỗi ngày, hoặc thường hành mãi mãi, hãy biết rằng đó là những bậc siêu phàm.

Yoga chia ra hai phần. Một phần gọi là abhâva (vô tưởng) và một phần nửa gọi là mahâyoga (đại yoga). Khi hành giả tham thiền về cái ta của mình, cầm bằng không có và lột sạch hết mọi đức tánh thì đó là abhâva. Trạng thái trong đó hành giả thấy cái ta vốn đầy đủ chân phúc, sạch hết mọi trần cấu và hợp làm một với đấng thượng đế, gọi là mahâyoga. Nhà Yogin thực hiện chân ngã của mình bằng pháp môn abhâva và bằng pháp môn mahâyoga. Những pháp môn khác nửa mà chúng ta có nghe nói và có đọc sách không thể sánh với mahâyoga siêu tuyệt, nơi đây nhà chân tu thấy mình là Thượng đế, trọn cả vũ trụ vốn là Thượng đế, đó là pháp môn tối thượng trong tất cả pháp môn vậy.

Yama (giới) Niyama (hạnh) Âsana (Tư thế) Pranâyâma (luyện khí), Pratyânara (chế ngự giác quan), dhârana (tập trung tinh thần), dhyâna (thiền na) và Samâdhi (siêu ý thức) là những giai đoạn của Râja yoga.

Không làm tổn hại, chân thực, trinh khiết, không thọ lãnh một thứ gì của ai, cấu thành Yama (Giới)* giới lọc sạch tinh thần (Chitta). Không khi nào gây sự đau khổ (bằng tư tưởng lời nói hoặc hành động) cho một sanh vật nào gọi là không làm tổn hại (ahimsâ), Không đức nào cao hơn đức không làm tổn hại nữa. Không hạnh phúc nào cao hơn hạnh phúc mà người ta sẽ có được bởi thái độ không công kích đối với tất cả vạn vật. Do nơi chân lý (satya), chúng ta đạt đến kết quả của việc làm. Do nơi chân lý, chúng ta đạt đến tất cả; trong chân lý tất cả đều có quy định. Việc làm sao nói y làm vậy, đó là chân lý. Không lấy món thèm muốn (asteya). Trinh khiết trong tư tưởng, trong lời nói và trong hành động, luôn luôn và trong tất cả mọi trường hợp, tức là brahmâchârya. Không thọ lãnh một vật tặng nào của bất kỳ là ai, dầu lâm phải cảnh khổ ghê gớm đi nữa, gọi là aparigraha. Quan niệm làm nền tảng cho huấn giới nầy là khi một người nào nhận một vật tặng của kẻ khác thì tâm của người đó trở nên nhơ nhớp (bất tịnh), y tự làm hèn mình, mất sự độc lập của mình, bị kềm chế, trói buộc.

(* trong một cuộc đàm thoại, Vivekânanda miêu tả như sau đây năm yếu tố cấu thành Yama (ngũ giới). Không làm thiệt hại một sinh vật nào bằng tư tưởng, lời nói hay việc làm; chân thật trong tư tưởng lời nói và hành động. Không tỏ ý thèm muốn trong tư tưởng lời nói và hành động; trinh khiết trong tư tưởng lời nói và hành động, hoàn toàn ngây thơ vô tội trong tư tưởng, lời nói và hành động)

Điều sau đây cũng giúp cho hành giả thành công trong yoga. Niyama (Hạnh) hay là những tạp quán về những điều tuân thủ chính đáng, nghĩa là: tapas, khổ hạnh ; svâdhyâya: nghiên cứu ; samtosha: an phậm; shaucha: trong sạch; Ishvarapranidhâna, sùng bái Thượng đế. Kiêng ăn và những phương thế khác nữa để chế ngự thể xác gọi là khổ hạnh về mặt thể xác.

Tụng niệm những câu kinh Védas (Phệ đà) và những câu Chân ngôn (Mantra) khác nữa, nhờ tụng niệm mà yếu tố Sattva (thanh tịnh giác tính) trong thân thể được lọc sạch gọi là nghiên cứu, svâdhyâna. Có ba cách tụng niệm chân ngôn. Một cách là khẩu niệm, cách khác nữa là đọc lầm thầm trong miệng và cách thứ ba là tâm niệm. Khẩu niệm hay là cách niệm cho lỗ tai nghe được là cách thấp hơn hết, cách niệm không ra tiếng là cách cao hơn hết trong ba cách. Cách niệm lớn tiếng là khẩu niệm; cách kế đó là môi mấp máy mà người ta không nghe được tiếng nào. Lặng lẽ niệm một chân ngôn (mantra) và đồng thời suy xét ý nghĩa của nó, gọi là tâm niệm, đó là cách niệm cao hơn hết.

Những bực hiền triết dạy rằng có hai thứ gột rửa: bên ngoài và bên trong. Gột rửa thân thể với nước, với tất cả những phẩm vật khác nữa là sự gột rửa bên ngoài, như tắm rửa… Sự gột rửa tinh thần bằng chân lý và bằng tất cả những đức hạnh khác nữa gọi là gột rửa bên trong. Cả hai đều là cần thiết hết cả. Một người tâm sạch mà thân dơ cũng chưa được. Khi người ta không có được cả hai thì sự gột rửa bên trong là quý hơn, nhưng không ai có thể trở nên nhà chân tu (yogin), nếu không có đủ cả hai. Sự sùng bái Thượng đế được tỏ ra trong lời xưng tụng, trong tư tưởng và trong sùng bái.

Chúng ta đã nói qua giới (Yama) và hạnh (Niyama), kế đó đến âsana, tư thế. Tất cả những điều cần phải hiểu biết về vấn đề nầy là thân thế phải thong thả, ngực và vai đầu phải ngay ngắn.

Rồi đến prânâyâma (khí công). Prâna (khí) chỉ về những sanh vật lực trong thân thể chúng ta, âyâma có nghĩa là luyện, chế ngự. Có ba hạng prânâyâma: một hạng giản dị, một hạng trung bình và một hạng tối thượng. Prânâyâma gồm có ba phần; thở vô cho đầy, giữ lại, thở ra cho hết. Khi người ta khởi sự với mười hai giây đồng hồ ; đó là hạng prânâyâma thấp hơn hết. Khi người ta khởi sự với 24 giây thì đó là hạng trung bình ; cực hạng là khởi sự với 36 giây. Trong hạng Prânâyâma thấp hành giả xuất hạn trong hạng trung bình, thân thể rung chuyển ; trong hạng cao, thân hình nâng hổng lên và tràn ngập chân phúc diệu huyền. Có một câu chân ngôn (mantra) gọi là gâyâtri. Đó là một tiết rất thánh của kinh Phệ đà: “Chúng tôi tham thiền về sự vinh quang của đấng đã tạo ra vũ trụ của chúng tôi ; nguyện sao Ngài soi sáng tâm trí chúng tôi”. Người ta thêm vào đó tiếng Aum ở đầu và cuối câu. Trong một Prânâyâma, đọc ba gâyâtris. Tất cả kinh sách đều dạy rằng Prânâyâma chia ra có: rechaka (tống ra hay thở ra) puraka (hít vô) và Kumbhaka (giữ hơi lại không thở ra cũng không hít vào).

Những indriyas hay là cơ quan của giác quan (*) có một tác dụng hướng ra ngoài và tiếp xúc với những vật bên ngoài. Để chúng nó dưới quyền ý chí tức là pratyahara hay là thu về nơi mình.

Chú định tinh thần nơi hoa sen của trái tim hoặc nơi đầu, tức là dhârana (thiền định). Nếu người ta hạn chế nó trong vòng một điểm thôi và lấy đó làm căn cứ, thì nó nổi lên những luồng sóng tư tưởng thuộc về một loại đặc biệt : những luồng sóng này không bị những loại sóng khác cuốn đi, mà lần lần nó càng chiếm một địa vị ưu thế, còn tất cả những luồng sóng thuộc về các loại khác rút lui lần lần cho đến tiêu mất ; kế đó bao nhiêu luồng sóng cùng một loại đều gồm về một và trong tinh thần chỉ còn một luồng sóng thôi, đó là dhyâna, thiền định. Một khi không còn một căn cứ nào là cần thiết nữa, một khi toàn thể tinh thần biến thành một luồng sóng thôi ; một trạng thái thuần nhất, thì đó là samâdhi. Thoát hết mọi căn cứ, mọi sự nương tựa nơi những địa điểm hoặc những trung khu, chỉ còn tri giác của tư tưởng là hiện tồn thôi. Nếu tinh thần có thể chủ định nơi một trung tâm trong mười hai giây đồng hồ thì đó là một dhâranâ định. Mười hai hợp thành một dhâranâ (thiền) và mười hai dhyânas hợp thành một sa samâdhi (tam muội).

Người ta không nên tu tập gần bên lửa, trong nước, trên chỗ đất đầy những lá khô rụng, nơi chỗ có nhiều ổ kiến, nơi có nhiều thú dữ hoặc có nhiều nguy hiểm, nơi ngã ba đường cái, nơi có tiếng rầy, nơi có nhiều người tà vạy (Những chỉ thị nầy có quan hệ cho xứ Ấn-độ nhiều hơn). Không nên công phu khi thấy thân thể quá biếng nhác hoặc đau yếu, hoặc khi tinh thần quá buồn bực, hoặc quá khổ sở. Hãy đi đến một nơi kín đáo và không ai đến quấy rầy. Không nên chọn những chỗ uế trược. Nên chọn một cảnh trí tốt đẹp hoặc một căn phòng tốt đẹp trong nhà của mình. Khi bạn muốn tu tập, thì trước hết, hãy kính chào những bậc tiên giác (Những nhà yogin đã đạt đạo xưa và nay) rồi đến sư phụ của bạn, rồi đến Thượng đế và kế đó, khởi sự công phu.

Giảng dạy dhyâna (thiền định), kinh sách có cho vài kiểu mẫu về đầu đề tham thiền. Bạn hãy ngồi thật ngay và ngó chót mũi (*Tức là thần kinh và óc, còn mắt, mũi, tai, miệng, thân là những khí cụ ở ngoại diện) của bạn. Sau nầy chúng ta sẽ học tới và sẽ thấy tại sao lối ngó như thế tập trung tinh thần.

Sau đây là vài đề mục tham thiền : Hãy tưởng tượng một hoa sen trên đỉnh đầu, cách đầu độ nửa tấc, đức hạnh là trung tâm của hoa sen, cộng nó là trí thức. Tám cánh của hoa sen là tám quyền năng của nhà chân tu (yogin). Bên trong nhụy đực và nhụy cái là sự từ bỏ, nếu nhà chân tu không màng những phép tắc bên ngoài, thì người sẽ đạt đến vĩnh phúc. Thế thì tám cánh của hoa sen là tám quyền năng, những nhụy đực và nhụy cái ở bên trong là sự từ bỏ “tuyệt đối”, từ bỏ tất cả mọi quyền năng. Giữa hoa sen hãy tưởng đến Đấng có Kim thân, Đấng toàn năng, Đấng không thể rờ đụng được, Đấng có tên Aum, Đấng bất khả tư nghị, tắm trong một ánh sáng rực rỡ. Đây là một đề mục tham thiền khác nữa : Hãy tưởng tượng đến một khoảng trống trái tim của bạn và giữa khoảng đó có một ngọn lửa đang cháy. Hãy tưởng tượng ngọn lửa đó như là linh hồn của bạn, rồi thấy ở giữa ngọn lửa đó một ánh sáng chói lọi hơn nữa là linh hồn của bạn, hay là Thượng đế. Hay tham thiền như thế trong tâm của bạn Hạnh Trinh khiết, không làm hại, tha thứ cho đến kẻ đại thù nghịch của mình, chân thật, tín ngưỡng nơi Thượng đế, tất cả đều cấu thành những vrittis (những làn gió lốc trong tinh thần). Các bạn chớ nên sợ hãi khi thấy mình chưa hoàn toàn trong mọi hạnh đó ; hãy chuyên tâm tu tập rồi bạn sẽ được. Kẻ nào đã từ bỏ mọi sự quyến luyến, mọi sự lo sợ và mọi sự giận hờn, kẻ nào đem hết tinh thần hướng về đấng Chí tôn, kẻ đã ẩn náu (quy y) nơi Đấng chí tôn, kẻ mà tâm đã rửa sạch trần nhơ, thì dầu người có tỏ một ước nguyện nào với đấng Chí tôn, đấng Chí tôn cũng sẽ chuẩn nhận cả. Bởi thế hãy sùng bái Ngài bằng sự hiểu biết, bằng lòng yêu thương hoặc bàng sự từ bỏ.

Kẻ nào không lòng oán ghét một ai, là bạn của tất cả, có lòng từ thiện đối với tất cả, không chiếm hữu một thứ gì, tinh thần bình thản trong cảnh đau khổ cũng như trong cảnh vui sướng khoan thư, luôn luôn thỏa mãn, luôn luôn tu tập yoga, đã chế ngự được bản ngã, ý chí kiên cố, tinh thần và trí lực đều hiện cho Ta, tất nhiên kẻ đó là người bhakti (người sùng đạo) yêu quý của ta vậy. Kẻ không gây một bối rối nào cho ai và cũng không ai có thể làm cho bối rối, không còn mắc trong vòng hệ lụy của mọi nỗi vui mừng, kinh sợ và ưu sầu kẻ đó là con yêu quý của ta. Kẻ không tùy thuộc ai cả, trong sạch và hoạt động, không cần biết kết quả sẽ tốt hay xấu, không khi nào khổ, đã từ bỏ mọi sự gắng sức cho tu thân, thản nhiên đối với sự khiển trách và lời ca tụng, tinh thần yên lặng trầm tư, vui hưởng phước mọn của mình, sống cảnh không nhà, bởi vì đã xem trọn cả thế giới là nhà, cố định trong quan niệm của mình, kẻ đó là người bhakti yêu quí của Ta (Kinh Bhagavad Gita). Chính người như thế sẽ trở nên một nhà chân tu (yogin).

Xưa kia, có một vị thiên thần tên là Nârada vốn là một hiền giả. Cũng như cõi nhân thế vốn có những bậc hiền giả, những bậc đại giác, trên cõi chủ thiên cũng còn có những bực đại giác. Nârada là một vị chân tu, một bực đại giác. Ngài vân du khắp nơi. Ngày kia Ngài đi ngang qua một khu rừng, thấy một người kia đang ngồi tham thiền quá lâu cho đến nỗi có một gò mối to đống chung quanh mình, điều này chỉ rằng anh ta ngồi yên một chỗ đã lâu ngày lắm rồi. Anh ta hỏi Ngài Nârada : “Ngài đi đâu vậy ? - Đi lên trời xem chừng nào đấng Thượng đế sẽ thương xót tôi, chừng nào tôi sẽ được giải thoát”. Đi một đỗi nửa, Ngài Nârada thấy một người kia đương nhảy nhót, hát múa, giọng nói và cử chỉ của anh ta xem rất mộc mạc. Người đó hỏi Ngài : “Ngài Nârada, Ngài đi đâu đó ? - Đi lên trời - Vậy xin Ngài hỏi xem chừng nào tôi sẽ thoát trần ?”. Ngài Nârada cứ tiếp tục đi nữa.

Về sau có lần Ngài trở lại đi ngang qua đó, và gặp lại người ngồi tham thiền, quanh mình có đống một ổ mối to. Anh ta hỏi : “Ngài Nârada, Ngài có hỏi đấng Thượng đế giùm tôi chăng ? - Có - Đấng Thượng đế trả lời làm sao ? - Đấng Thượng đế nói với tôi rằng bốn kiếp nửa anh sẽ được giải thoát”. Bấy giờ anh ta khóc mướt và than van: “Tôi tham thiền cho đến mối đống chung quanh tôi, vậy mà tôi còn phải chờ bốn kiếp nữa, khổ quá !” Nârada đi đến người kia : “Ngài có hỏi câu của tôi không ? - Có. Anh có thấy cây me kia chăng ? Tôi xin nói cho anh biết rằng, trên cây nầy có bao nhiêu lá thì anh phải đầu thai lại bao nhiêu lần rồi anh sẽ được siêu thoát”. Người đó liền nhảy múa vui mừng : “Tôi sẽ giải thoát mau như thế à !” “ Một tiếng nói bỗng thốt lên : “Này con, con được giải thoát ngay từ bây giờ !” Đó là sự ban thưởng cho tính kiên nhẫn của người. Người sẵn lòng chịu khó nhọc trải qua muôn ngàn kiếp kế tiếp nhau và không thứ gì làm cho người ngã lòng. Còn người kia cho rằng còn bốn kiếp nữa là nhiều quá. Chỉ có một sự kiên gan như sự kiên gan của người sẵn sàng chờ đợi hàng ngàn thế kỷ mới có thể đem lại cho chúng ta kết quả vô thường.

***

YOGIN : nhà tu luyện (tu tâm luyện tánh theo phương pháp của yoga) hiền giả.

YOGIN : Theo định nghĩa của bà A. Besant trong quyển từ điển “Rhéa” thì danh từ nầy ám chỉ sự hợp nhứt với vạn vật bằng con đường tập trung, tham thiền và hành động. Người ta gọi mỗi phương thế có thể giải thoát con người ra ngoài cõi đời phàm tục hay là ảo mộng hầu hợp nhứt mình với ý thức hay là tâm của vũ trụ Ishvara là yoga. Về mặt kỹ thuật, người ta xác định nghĩa chữ yoga là hạn chế những biến đổi của yếu tố tư tưởng.

Có hai môn Yoga chính : Hatha-yoga nhằm vào mục đích làm chủ hoàn toàn sự sanh hoạt của thể xác (cái vía, tình cảm, dục vọng) và hạ trí ; và Râja-yoga trù định đánh thức phần ý thức cao siêu bằng sự Thiền định.

Người ta cũng gọi yoga, là một trong 6 phái triết học của Ấn độ do Patanjali sáng lập. Năm phái kia là : Vaisheshita, Nyâya, Mimânsa, Sâmkhya và Védanta. Căn bản của mỗi học thuyết gồm có những cách ngôn (Sutra). Xác định những nguyên tắc, do một vị thánh (Rishi) của cổ Ấn-độ lập thành, và một Bhâshyam hay là kinh điển thuyết minh học.

***

Trong Thiền Đốn Ngộ của Thượng Tọa Thích Thanh Từ chúng tôi trích tập IV TỌA THIỀN DỤNG TÂM KÝ của Thiền sư Oánh Sơn là cháu nối pháp đời thứ tư của Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư khai tổ tông Tào động ở Nhật-bản.

TỌA THIỀN DỤNG TÂM KÝ

Viên Minh Quốc sư ở chùa Tổng Trì
Hiệu Oánh Sơn tuyển.

Phàm tọa thiền thắng khiến người mở sáng tâm địa, an trụ chỗ bổn phận. Chỗ ấy gọi là “Bản lai diện mục” (mặt thật xưa nay), cũng gọi là “bản địa phong quang”” (chỗ đất mát mẻ sáng suốt) Thân tâm đều quên mất, Ngồi nằm đồng xa lìa. Cho nên không nghĩ thiện không nghĩ ác, siêu cả phàm thánh vượt khỏi xét bàn của mê ngộ, rời bỏ mé Phật và chúng sanh. Thế nên bỏ hết muôn việc, buông sạch các duyên, tất cả không làm, sáu căn không tạo tác. Cái ấy là gì ? - chưa từng biết tên, không phải thân không phải tâm, muốn suy nghĩ thì suy nghĩ bặt, muốn nói năng thì nói năng cùng, như ngu như ngây, núi cao không bày đãnh, biển sâu không thấy đấy. Mắt ngó xuyên cả mây, không suy nghĩ mà thông, biết khắp mà không nói, ngồi trong trời đất riêng bày toàn thân, không phải chỗ suy tính của đại nhơn, lặng lẽ tựa hồ người chết không có cái gì che lấp được mắt, không một mãy bụi dính được chân, thì chỗ nào có bụi bặm? Vật gì làm chướng ngại ? Nước trong không có trên dưới, hư không không có trong ngoài, trong trẻo sáng suốt, tự chiếu thần diệu, sắc không chưa phân, cảnh trí đâu lập, từ xưa đến nay chung ở nhiều kiếp mà không có tên. Đức Tam Tổ gọi là Tâm, ngài Long Thọ gọi là Thân. Nó biểu hiện tánh tướng và thể của chư  Phật. Cái tròn sáng như mặt trăng nay không thiếu khuyết, không dư thừa. Tức cái Tâm nầy là Phật, tự mình chiếu sáng thấu xưa suốt nay, được cái biến tướng của Ngài Long Thọ, thành Tam muội của Chư Phật. Tâm vốn không hai tướng, thân lại có hình tướng khác. Duy Tâm hay duy Thân, tuy nói khác mà đồng. Tâm biến thành thân, thân hiện bày tướng phần của Tâm. Một luồng sống vừa khởi, muôn luồng sóng tiếp dậy, Tâm thức vừa khởi, muôn Pháp đua nhau sanh. Bởi thế, tứ đại ngũ uẫn hòa hợp, tứ chi ngũ căn hiện hành, cho đến 36 vật, 12 nhơn duyên tạo tác dời đổi lần lượt tiếp nối, chỉ do các pháp hợp thành mà có. Sỡ dĩ Tâm như biển nước, Thân như sóng mòi, ngoài biển nước không có một luồng sóng, ngoài sóng mòi không có một giọt nước. Nước và sóng không riêng, động và tịnh không khác, cho nên nói : “Chết sống xưa nay người chơn thật, thân tứ đại, ngũ uẫn không tan hoại.””

Nay tọa thiền chính là vào biển Phật tánh, tức là nêu bày cái thể chư Phật, cái diệu tính minh tâm sẵn có được hiện tiền. Một phần sáng suốt xưa nay được hoàn toàn viên chiếu. Biển nước không thêm bớt, song mòi cũng không lùi sụt. Chư Phật vì một đại nhơn duyên xuất hiện ra đời là chỉ thẳng chúng sanh mở lòng bày ngộ nhập tri kiến Phật. Cái diệu thuật để được tri kiến Phật là Tọa Thiền. Tọa Thiền tức là cái tâm muội chư Phật tự thọ dụng, cũng gọi là tâm muội vua tam muội. Nêu một khi an trụ trong tam muội này, liền mở sáng tâm địa, khéo biết cửa chánh vào Phật đạo.

Người muốn mở sáng tâm địa phải buông bỏ những cái hiểu biết tạp nhạp, ném quăng cả thế pháp và Phật pháp, chấm dứt tất cả vọng tĩnh, hiện thành một tâm chơn thật, mây mê mờ quét sạch thì mặt trăng tâm mới sáng soi. Phật nói : “Nghe (vân), suy nghĩ (tư) như ở ngoài cửa, tọa thiền chính là trở về ngồi an ổn trong nhà”. Thật vậy, nếu nghe, suy nghĩ các kiến giải chưa dứt, tâm địa còn ràng buộc, cho nên như ở ngoài cửa, chỉ có tọa thiền bỏ hết tất cả không còn chỗ nào chẳng thông, nên tợ người trở về ngồi an ổn trong nhà. Ngũ cái phiền não là từ vô minh khởi, vô minh là không biết rõ mình, mà tọa thiền là rõ biết mình. Mặc dù đoạn ngũ cái mà chừa đoạn vô minh không phải là Phật tổ ; nếu muốn đoạt vô minh, tu tập tọa thiền là bí quyết. Cỗ nhân nói : “Vọng dứt thì tịch sanh, tịch sanh thì trí biện, trí biện thì thấy chơn”. Nếu muốn diệt tận vọng tâm, phải thôi nghĩ thiện ác, lại tất cả công việc đều buông bỏ hết, tâm không nghĩ, thân không việc, ấy là chỗ dụng tâm bậc nhất vậy.

Khi các vọng duyên hết thì vọng tâm cũng theo đó mà diệt. Vọng tâm nếu diệt thì cái thế bất biến hiện bày, rõ ràng thường biết, không phải pháp tịch diệt, không phải pháp động tác. Song các thứ kỹ nghệ, pháp thuật, thuốc thang, bói toán đều phải xa lìa, huống là những việc ca, múa, kỷ, nhạc, tranh cải, cười giỡn, danh tướng, lợi dưỡng ắt không nên gần. Những thứ văn thơ thi phú, tuy nó là nhơn duyên tịnh tâm, nhưng chớ ham tạo tác. Văn chương bút nghiên đều ném đi không dùng. Ấy là cái lối bậc nhât của người hành đạo, là pháp thiết yếu của người diệu tâm.

Y phục đẹp và dơ đều không nên mặc. Mặc y phục đẹp thì sanh tham, lại sợ trộm cướp, cho nên là chướng nạn của người hành đạo. Nếu nhơn duyên có hoặc được người cúng dường mà không thọ dụng, đó là cái nết đẹp xưa nay. Giả sử đã có sẵn thì chớ quan tâm, trộm cướp có lấy cũng không tìm kiếm hối tiếc. Y phục dơ và cũ phải giặt sạch vá lành rồi sẽ mặc. Không giặt sạch đất mồ hôi đóng và mặc thì thân phát bệnh lạnh, lại là nhơn duyên chướng đạo. Tuy nhiên không cần thân mạng, nhưng mặc không đủ, ăn không đủ đều là nhơn duyên lùi sụt. Tất cả thức ăn, vật sống, vật cứng, vật tổn hại, vật ô uế không nên ăn : nếu ăn ruột kêu, thân tâm nóng nảy, ngồi thiền bứt rứt. Tất cả thức ăn không ngon không nên ưa thích, không những thân tâm phiền loạn, mà lại niệm tham khó dứt. Ăn chỉ để sống không nên đam mê mùi vị. Nếu ăn ngồi thiền liền là nhơn duyên phát bệnh. Sau bữa ăn không nên ngồi thiền liền, đợi qua một lúc rồi sẽ ngồi. Phàm Tỳ kheo ắt phải ăn có chừng mực tiết độ. Trong ba phần chỉ ăn có hai phần còn dư một phần. Tất cả thuốc phong, bột mài không nên thường uống. Đó là yếu thuật điều thân vậy.

Khi tọa thiền không nên nương tựa vào tường, vách, ghế và đồ ngăn che, lại không nên ngồi chỗ gió mạnh, chỗ cao trong các thứ đó đều là nhơn duyên phát bệnh. Nếu ngồi thân hoặc như nóng, lạnh, nhám, trơn, cứng, mềm, nặng, nhẹ, hoặc biết kinh sợ đều là do hơi thở không điều hòa. Phương pháp điều hòa hơi thở, tạm hả miệng ra tùy hơi thở dài cho ra dài, hơi thở ngắn cho ra ngắn, dần dần điều nó, hơi hơi theo nó, khi những cái xúc chạm đến tự nhiên điều hòa, sau rồi lỗ mũi thong thả thở.

Nếu tâm hoặc như trầm phù, mê, lạnh, hoặc trông thấy ngoài thất, hoặc thấy trong thân, hoặc thấy thân Phật, thân Bồ Tát, hoặc khởi hiểu biết hoặc rành rõ kinh luận, những thứ kỳ dị, những tướng lạ lùng thảy đều là bệnh do niệm và hơi thở không điều hòa. Nếu khi bị bệnh, ngồi an tâm ở hai bàn chân. Nên khi tâm hôn trầm, an tâm trên mé tóc, hoặc giữa chơn mày. Nếu khi tán loạn an tâm nơi chót mũi, hoặc tại đơn điền. Lúc bình thường tọa thiền an tâm trong lòng bàn tay trái. Nếu tọa thiền đã thuần thục, không cần an tâm mà tâm vẫn không tán loạn. Lại những loài sách gia huấn của cổ nhân tuy chiếu sáng lòng người, nhưng không nên xem nhiều, đọc sách và học nhiều đều là nhơn duyên loạn tâm.

Phàm khi thân tâm nhọc nhằn, mệt mỏi đều là nhơn duyên phát bệnh. Chỗ nạn lửa, nạn nước, nạn gió, nạn giặc và bên mé biễn, bên quán rượu, bên lầu xanh, chỗ đàn bà góa, bên kỷ nhạc đều không nên ngồi. Quốc vương, đại thần, nhà quyền quý, người đa dục, người danh vọng, người cãi giỡn cũng không nên gần. Phật sự lớn, kinh doanh to tuy là rất thiện, người chuyên tọa thiền cũng không nên làm. Không nên ưa thuyết pháp, giáo hóa, vì tán tâm loạn niệm từ đó sanh ra. Không nên ưa đông người, tham đệ tử, không nên làm việc nhiều, học nhiều. Chỗ rất sáng, rất tối, rất lạnh, rất nóng, cho đến chỗ người dạo chơi, giỡn hớt đều không nên ngồi.

Trong Tòng lâm, chỗ thiện trí thức, núi sâu, hang thẳm nên dừng ở. Mé nước, núi xanh là chỗ nên kinh nhành. Bên dòng suối, dưới cội cây là chỗ lóng tâm. Hằng quán vô thường là nhân duyên kích phát đạo tâm. Nệm dầy trải ngồi mới yên ổn. Đạo tràng phải thanh khiết, thường thắp hương, cúng hoa thì Hộ pháp, Thiên thần, Phật, Bồ tát ảnh hưởng gia hộ. Nếu thờ tượng Phật, Bồ tát, La hán thì tất cả ma quỉ không dám phá hại. Thường trụ tâm nơi đại từ, đại bi, công đức tọa thiền vô lượng, hồi hướng cho tất cả chúng sanh. Chớ sanh cao mạn, ngã mạn, đó là pháp của ngoại đạo phàm phu. Nghĩ thệ đoạn phiền não và thệ chứng bồ đề. Chỉ quan hệ khi ngồi, tất cả đều không nghĩ, ấy là yếu thuật tham phiền.

Thường nên rửa mặt và rửa chân, thân tâm an tịnh, oai nghi tề chỉnh. Nên bỏ thế tình. Cũng đừng chấp đạo tình, tuy không bỏn xẻn, giáo pháp mà không thỉnh thì chớ nói. Giữ ba lần thỉnh, bốn lần từ mười lần muốn nói, chín lần thôi. Khóe miệng lên meo như chiếc quạt mùa động, như cái linh treo trên hư không mặc tình gió bốn phương thổi. Đó là tác phong của kẻ đạo nhơn vậy. Chỉ lấy Pháp mà không tham người, dụng đạo mà không cóng cao mình, ấy là chỗ dụng tâm bậc nhất.

Tọa thiền không cần đến Giáo, Hạnh, Chứng mà gồm cả ba đức nầy. Chứng là lấy giác ngộ làm qui tắc không phải tâm tọa thiền. Giáo là đoạn ác tu thiện, cũng không phải tâm tọa thiền. Trong thiền tuy có lập giáo mà không phải giáo lý thường. Nghĩa là chỉ thẵng, truyền đạo riêng, hết thảy toàn nói câu thoại đầu, nói không có chương cú, chỗ ý tận, lý cùng. Một lời nói trùm hết mười phương, không mảy may nào chưa bày hiện. Thế tài không phải giáo lý chơn chánh của Phật tổ sao y hoặc tuy nói hạnh lại là cánh hạnh vô vi Nghĩa là thân không làm, miệng không tham tụng, tâm không suy xét, sáu căn tu thanh tịnh, tất cả không ô nhiễm, không phải 16 hạnh của Thanh văn, không phải 12 hạnh của Duyên giác, không phải Lục độ vạn hạnh của Bồ tát, tất cả không làm, cho nên gọi là Phật. Chỉ an trụ trong tam muội chư Phật tự thọ dụng, dong chơi bốn hạnh, an lạc của Bồ Tát, đâu không phải cái hạnh thâm diệu của Phật tổ ư ? Hoặc tuy nói chứng, không chứng mà chứng, là tam muội vua của tam muội, hoặc muội nhất thiết trí, tự nhiên trí phát hiện, là cửa sáng, mở bày trí huệ của Như Lai, là pháp môn phát xuất hạnh đại an lạc, vượt khỏi cách thức thánh và phàm, ra ngoài sự xét lường mê ngộ, đâu không phải chứng cái bản hữu giác sao ?

Tọa thiền không can hệ tới Giới, Định, Huệ mà gồm cả ba môn học nầy, giới là ngừa quấy, ngăn ác. Tọa thiền toàn thể không hai, buông hết muôn việc thôi bỏ các duyên, không quan tâm đến Phật pháp và thế pháp, sự quyến luyến của đạo tình và thế tình đều quên sạch, không phải quấy, không thiện ác, đâu còn có cái gì mà ngăn ngừa ? Đây là giới tâm địa vô tướng vậy. Định là do quán tưởng. Tọa thiền thì quên cả thân tâm, xa lìa mê ngộ, không biến, không động, không làm không mê muội như ngủ như ngây, như núi như biển, hai tướng động và tịnh hoàn toàn không sanh, định mà không có tướng định, không có tướng định nên gọi là Đại định. Huệ là giãn trạch hiểu biết. Tọa thiền thì tự diệt cái hiểu biết, hằng quên tâm thức, không có sự quán trạch của huệ nhãn và sự tri giác của thông thân, thấy rõ Phật tánh không mê lầm, ngồi dứt ý căn liền được rỗng rang thấu suốt, ấy là huệ mà không có tướng huệ nên gọi là Đại huệ. Những giáo pháp một đời Đức Phật nói đều theo gồm trong Giới, Định, Huệ ; nay tọa thiền không giới nào mà chẳng giữ, không định nào mà chẳng tu, không huệ nào mà chẳng thông. Hàng ma, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn đều nương thân lúc tọa thiền, Thần thông, diệu dụng phóng quang, thuyết pháp, trọn do tọa thiền vậy.

Muốn tọa thiền nên chọn chỗ yên tĩnh, đệm hoặc nệm lót ngồi phải dầy, trải chỗ không có gió, khói vào và mưa mù lọt vô, gìn giữ bao bọc hai đầu gối, chỗ ngồi phải thanh khiết. Tuy xưa có nhiều vị ngồi trên tòa kim cang hay trên bàn thạch, nhưng đều có vật lót ngồi. Chỗ tọa thiền nên ban ngày không sáng lắm, ban đêm không tối lắm, mùa Đông thì ấm, mùa Hạ thì mát, ấy là diệu thuật vậy. Buông bỏ tâm, ý thức, dứt hết niệm tưởng quan, chớ mong làm Phật, dừng nghĩ thị phi, khéo gìn giữ quý tiếc ngày giờ như cứu lửa cháy đầu. Đức Đạt Ma ngồi xây mặt vào vách tại chùa Thiếu Lâm kết thành một khối không việc gì khác. Ngài Thạch sương toan làm cây khô bị Thái Bạch trách là ngu. Không dụng thắp hương, lễ bái, niệm Phật, tu sám, xem kinh, trì tụng, chỉ chú trọng thiền là đủ.

Đại để khi tọa thiền nên mặc Cà sa. Bồ đoàn không phải trùm hết bàn ngồi mà chỉ phân nửa ở sau xương cùn và cái mông, đó là Pháp Phật tổ đã ngồi. Hoặc ngồi bán già hoặc ngồi toàn già. Cách ngồi toàn già, trước kéo chân mặt để lên đùi trái, kéo chân trái để lên đùi mặt, nới rộng dây lưng, cổ áo, gìn giữ cho tề chỉnh. Kế lấy tay mặt để lên bàn chân trái, tay trái để lên bàn tay mặt, hai đầu ngón tay cái ngay nhau và tay sát vào thân, chỗ đối đầu hai ngón tay cái nên ngay rún. Ngồi thân ngay thẳng, không được nghiên bên trái hay bên phải và cong tới trước hay ễn lại sau. Lỗ tai và bả vai, chót mũi và rún nhất định ngay nhau. Lưỡi để lên ổ gà, hơi thở thông hai lỗ mũi, môi và răng vừa khít, mắt nên mở rõ không to, không hiếp lại. Như thế điều thân rồi, kế đến điều hơi thở. Phải há miệng thở hơi một vài lần. Kế ngồi yên chuyển thân bảy tám lần, từ thô đến tế ngay thẳng mà ngồi. Bấy giờ suy nghĩ cái tột cùng không suy nghĩ. Suy nghĩ thế nào ? Nghĩa là không suy nghĩ, đó là yếu pháp tọa thiền. Thẳng phá dẹp phiền não thân chứng Bồ đề.

Nếu muốn xuất định, trước lấy hai bàn tay vẫn để ngửa, để lên hai đầu gối, động thân bảy tám lần từ tế đến thô, há miệng thở hơi, duỗi hai tay chống đất nhè nhẹ đứng dậy, bước đi chầm chậm, nên chuyển phía thuận và di theo phía thuận.

Trong lúc ngồi nếu có hôn trầm đến, thường nên động thân, hoặc mở mắt to, hoặc an tâm trên đảnh, nơi mé tóc, giữa chân mày. Nếu chưa tĩnh lấy tay xoa áp vào hai mắt, hoặc xoa khắp thân ; vẫn chưa tĩnh, đứng dậy đi kinh hành, một hơi hít vô thở ra bước một bước, đi mà như không đi, vắng lặng không động. Đi kinh hành như thế nếu chưa tỉnh, lấy nước rửa hai con mắt và vỗ trên đảnh hoặc tụng Bồ tát giới tự, dùng các phương tiện cho hết buồn ngủ. Phải quan sát sự sanh tử là trọng đại, vô thường mau gắp, đạo nhãn chưa sáng ngủ nghỉ làm gì ? Hôn trầm vừa đến nên phát nguyện : “Nghiệp tập đã dày nên nay bị hôn trầm che đậy, mờ mịt này đến bao giờ tỉnh ? Nguyện Phật tổ duỗi lòng Đại bi nhổ cái khổ mê muội nặng nề cho con !”.

Nếu khi tâm tán loạn, an tâm nơi chót mũi và đan điền, đếm hơi thở ra vào. Vẫn còn chưa hết, đề khởi chiếu cố công án. Như “Ấy vật gì ở đâu đến ?”, “Con chó không có Phật tính ?”, “Hòn núi Tu di ở Vân môn”, “Cây Bá của Triệu Châu” Không cần thấm nhuần hương vị của câu nói, hai mắt nhắm nghiền, người cứng đờ, lấy đó làm công phu tọa thiền. Hoặc tưởng khi còn trong bào thai chưa sanh, trước khi chưa khởi một niệm, lấy đó làm công phu thực tập. Hai cái không nầy được sanh thì tâm loạn ắt dứt.

Sau khi xuất định không để ý mà vẫn hiện oai nghi, được vậy tức thành công án ; không cố tâm xoay lại mà thành tu chứng, công án được thành, đó là tin báo điềm trước, là nhơn duyên bờ mé kia của không kiếp. Cái then chốt thiết yếu máy linh của Phật tổ chỉ một việc này. Cần phải thôi đi, dứt đi, mát lạnh rười rượi đi, một niệm ngàn năm đi, tro lạnh cây khô đi, lo hương miếu đổ đi, một cành trăm uốn đi, Rất mong ! rất mong !

Và sau đây là bài NGHI THỨC KHUYÊN TỌA THIỀN của Ngài Đạo Nguyên Thiền Sư. (1200-1253). Ngài là một vị cao tổ của phái ZEN Tào động ở Nhật Bản. Năm 13 tuổi xuất gia, năm 24 tuổi sang Trung Hoa học đạo, Năm 28 tuổi được truyền tâm ấn và trở về Nhật bản mở thuyền pháp giáo hóa chúng tăng. Ngài thị tịch vào năm 1253 hưởng thọ 54 tuổi. Minh Trị Thiên Hoàng (1867-1912) thụy phong cho Ngài sắc hiệu Thừa Dương Đại sứ. Trước đó Hiếu Minh Thiên Hoàng (1846-1867) sắc phong cho Ngài là Phật Tánh Truyền Đông Quốc sư. Ngài là một Thuyền sư học rộng, tài cao.

NGHI THỨC KHUYÊN TỌA THIỀN
(Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi)
Nguyên tác : ĐẠO NGUYÊN THIỀN SƯ
Dịch giả : Sa-môn THÍCH THANH KIỂM

1- Cổi nguồn        Đạo vốn viên thông đâu nhờ tu chứng, Tông thừa tự tại, nào phí công phu.         

2.- Nữa là    Toàn thể vượt hẳn trần ai, cần chi thủ đoạn phất thức. Đại đô ở ngay đương xứ, há dùng phương pháp tu hành.   

3.- Thế mà  Hào ly có sai, cách nhau trời đất : Vi thuận chớm mở, bối rối tâm chân.  

4.- Ví dù     Khéo mình hội ngộ, đưa chí khí xông khắp bầu trời. Cậy tỏ đạo tâm, được trí thông trải cùng mặt đất. Bên lề ngộ nhập dẫu tiêu hao; Con đường tự tại hầu thiếu sót.       

5.- Huống chi       Bậc Đại Thánh sinh trí nơi Tịnh xã kỳ Viên, tung tích tọa thiền trong sáu năm thấy rõ : Người truyền trí Phật ẩn ở Thiếu Lâm Tung Lĩnh, thanh danh bích diện suốt chín Hạ còn nghe.       

6        Thánh xưa đã làm thế, Người nay nở bỏ qua.     
Sở dĩ Nên quẳng đi phần hiểu biết tìm chữ đuổi lời, Phải học lấy cách lùi chân soi về chiếu lại.         

7        Tự nhiên thân tâm thoát lạc, Bản lai diện mục hiện tiền. Muốn được việc như thế, Phải làm việc như vầy.

8.- Ôi người tham thiền Nên thích nghi nơi tịch mịch,  Phải biết giảm sự uống ăn, Buông thả muôn duyên, Nghỉ ngơi mọi việc. Không nghĩ thiện ác. Chẳng vướng thị phi. Tắt suy lường vực niệm, tưởng, quán Ngưng vận chuyển dòng tâm, ý, thức. Chớ mong làm Phật. Há cầu ngồi Thiền.        

9.- Thông thường nơi tọa thiền         Trải vật ngồi dầy Dùng làm chiếu đệm Hoặc ngồi kiết già phu, Hoặc ngồi bán già phu.  
Nghĩa là :    Ngồi kiết già phu, bắt đầu lấy chân phải để lên vế trái, rồi chân trái gác lên vế phải. Ngồi bán già phu, chỉ lấy chân trái xếp lên vế phải. Nới rộng đai áo, Khiến cho chỉnh tề.         
Thứ nữa :    Bàn tay phải để trên chân trái, tay trái để trên bàn tay phải. Hai ngón tay cái Cùng áp vào nhau,       
Rồi :  Thẳng mình ngồi ngay. 
Không được :        Nghiên phải, ngã trái, Khom trước ngửa sau.      
Cần sao :    Tai cùng vai đối, Mùi cùng rún đối.     Lưỡi gác trên lợi, Môi răng khít nhau. Mắt nên thường mở, Mũi giữ hơi thông, Thân tướng đã điều, Thở theo thứ lớp. Lấy động tả hữu, Lặng lẽ ngồi thiền Suy nghĩ cái đáy không suy nghĩ, Đáy không suy nghĩ thế nào để suy nghĩ. Chẳng suy nghĩ, Đó là yếu thuật ngồi thiền.       

10.-   Chính ra tọa thiền không phải là tập thiền. Duy chỉ là pháp môn an lạc, Cùng tận chỗ tu chứng Bồ đề. Công án hiện thành, Phiền não chẳng tới.         
Nếu được ý ấy :    Như rồng được nước, Tựa cọp về rừng.     
Nên biết :    Chánh pháp tự hiện tiền, Hôn trầm đều rơi rụng.         

11.-   Nếu từ chỗ ngồi đứng dậy, Nên phải thong thả chuyển mình. Nhẹ nhàng mà đứng, Chớ có vội vàng.         

12.- Thử xem :      Vượt thánh siêu phàm, Ngồi đi đừng mất. Đều nhờ sức đó vậy.      
Lại nữa :     Những chuyển cơ nắm CHỈ, CAN, CHÂM, CHÙY.  Những chứng khế nhắc PHẤT, QUYỀN, BỖNG, HÁT. Đâu phải chỗ năng giải của tư lường phân biệt, Há lại là năng tri của tu chứng thần thông. Chính là uy nghi ở ngoại thanh sắc, Chính là quy tắc ở trước kiến tri.    

13.- Thế thời :      Bất luận thượng trí hạ ngu : Chẳng kể người lành kẻ dốt. Tu những chẳng tự nhiễm ô Bình thường là nơi xu hướng.      

14.- Phàm phu :   Tự giới tha phương, Tây thiên Đông đô. Đều truyền Phật Ấn, Cùng nối Tông phong, Chăm việc ngồi thiền, Chuyên lo tọa định. Dẫu rằng vạn biệt thiên sai, Chỉ quản tham thiền biện đạo. Sao quẳng đi giường ngồi ở nhà mình, Lại lang thang cảnh trần nơi đất khách. Nếu một bước sai lầm Xa nhau khôn tính kể.   

15.-   Đã được cơ yếu thân người, sao nỡ vui đùa lửa đá, gìn giữ yếu cơ đạo Phật, chớ nên bỏ phí quang âm.     
Hơn nữa :    Hình chất như sương ngọn cỏ, Vận mệnh tựa ánh chớp lòe. Giây phút liền không, Chốc lát biến mất.         

16.- Mong bậc tham học cao lưu :     Học tập mộ tượng đã lâu, Chớ quái chân long thực tại. Tinh tiến đường trực chỉ đoan đích, Tôn quý người tuyệt học vô vi, Hợp dấu vết Bồ đề cửa thập phương chư Phật. Nối ngôi vị Tam muội của lịch đại Tổ sư. Tọa Thiền được như thế, Tất sẽ được như vầy. Kho báu tự mở toang, Tha hồ dùng sao hết.

Mùa Xuân CANH THÂN (1980)

Thượng tọa Thích Tâm Giác có viết quyển Tọa Thiền xuất bản vào Phật lịch 2508 (1964), chúng tôi xin trích những đoạn căn bản trong tập sách này :

THIỀN LÀ GÌ ?

Cái Tâm được phân tách mổ sẽ, để tìm hiểu tánh tình con người : thiện hay ác, thông minh hay đần độn, dũng cảm hay sợ sệt quân tử hay tiểu nhân những cái suy lường, phân tích đó mệnh danh là Tâm lý học.

Còn cái tâm phân biệt, chấp trước, nhân ngã, tham lam hờn giận, ngu si gọi là vọng tâm, tà tâm hay chúng sanh tâm. Cái tâm này phải được diệt trừ nhường chỗ cho Từ bi tâm, chân chính trí tuệ tâm, Phật tâm xuất hiện. Tu luyện để diệt trừ cái vọng tâm và đắc Chân tâm là chân lý của Thiền học hay Thiền định.

Thiền định cũng là môn tu nhiếp tâm hay là môn tu tập trung tư tưởng. Cái tư tưởng phân biệt của con người vô cùng phức tạp, mỗi người mỗi tư tưởng khác nhau, vì khác nhau cho nên mới cấu tạo nên muôn sự bất bình, rồi tội lỗi phân ly từ đó phát sinh để gây nên muôn nghìn đau khổ cho mình, cho người, cho gia đình, xã hội, quốc gia. Thế giới nhân loại. Kết quả đều do cái tâm phân biệt, cái tư tưởng sai lầm mà phát sinh ra.

Để thu nhiếp, an định cái tâm phân biệt, cái tư tưởng sai lầm kia và phát huy cái chân tâm thanh tịnh sẵn có, phải dùng phương pháp gọi là Thiền định hay Tọa Thiền.
Hết thảy chúng sinh đều có tính Phật đó là tín điều căn bản của Phật giáo. Tính Phật là cái “Chân Tâm thanh tịnh sẵn có” đã nói trên. Tâm ấy hết thảy chúng sanh đều có, nên cũng gọi Bản Hữu hay Bản Lai Diện Mục, nghĩa là cái Chân tâm (Phật tâm) mà hết thảy chúng sanh đều có.
...................................

Những ai trừ được tà tâm vọng niêm, không để cho cảnh khổ, cảnh vui ở đời chi phối, không để xiềng danh bả lợi lôi cuốn mình vào khu vực sâu hang thẳm, vươn mình tinh tiến tu luyện thân tâm, sẽ trở lại cái tâm thanh tịnh sẵn có của mình.

Cái tâm thanh tịnh sẵn có mệnh danh là Chân tâm hay Phật tính : Tâm ấy bao la cả vũ trụ, hết thảy không gian (vô lượng quang) không cả thời gian (vô lượng thọ) không hay nơi bắt đầu (vô thủy) không hiểu nơi cuối chót (vô chung).

Cái Tâm ấy không thêm, không bớt, không thanh, không trọc, không sinh, không tử, không tội, không phúc, nó siêu việt hết thảy vạn sự, vạn pháp ở thế gian.

Nếu hành giả đạt tới được tâm ấy thì gọi là ngộ đạo, hay là Chánh giác Đức Thích Ca Thế Tôn, sau tám năm khổ hanh tu Thiền, chợt nhiên ngộ đạo, Ngài nói : “Thương thay cho hết thảy chúng sanh, chỉ vì quên mất cái bản tâm thanh tịnh của mình (Phật tính), nên cả một đời cứ theo hoài cái tâm giả tạo, để tự đón lấy muôn ngàn đau khổ nhọc nhằn”. Tóm lại, hành giả tu Thiền phải lấy “Minh Tâm Kiến Tính” làm chung điểm.

PHƯƠNG PHÁP NGỒI.

* Nên thắt lưng vừa phải, đừng thắt lưng chặt quá và không nên mặc quần áo quá chật hẹp.

* Hoặc ngồi bán giá, nghĩa là đặt bàn chân trái lên đùi phải (ngồi một bên chân).

* Hoặc ngồi kiết già, nghĩa là bàn chân bên phải đặt lên đùi trái, bàn chân bên trái đặt lên đùi bên phải, hai chân gài với nhau.
Hai bàn tay, bàn tay trái đặt lên trên bàn tay phải, hai ngón tay cái áp với nhau, hơi khum khum như hình quả trám, rồi đặt xuống sát chân, chứ không phải để ngay trên ngực, mà cũng không phải gài 10 ngón tay vào với nhau.
Ngồi cho thẳng xương sống, vai đối vai thẳng với hai tai, mắt nửa nhắm nửa mở trông thẳng xuống dọc mũi (tuyệt đối không nên nhắm mắt).

* Lưỡi để nhè nhẹ lên trên hàm ếch.

SỔ TỨC QUÁN (Phép quán đếm hơi thở)

* Phép quán này dành riêng cho những hành giả mới nhập đạo tràng, dùng phép quán hơi thở để đối trị loạn tâm. Cách đếm từ 1 cho đến 10 hoặc từ 1 đến 20, rồi lại bắt đầu trở lại, sách Tàu nói : (Đếm ngược trở lại, nghĩa là đếm từ 1 đến 10, rồi lại bắt đầu đếm từ 10 đến số 1). Nhưng thiền ở Nhật không dạy như vậy, có lẽ vì hơi khó cho hành giả phải lưu tâm vào sự đếm quá nhiều, nên ở Nhật chư Tăng chỉ dạy đếm xuôi mà thôi, rồi cứ tiếp tục đếm cho rành mạch, đếm số cho phân minh.

* Hít hơi thở vào lỗ mũi rồi từ từ tưởng hơi thở xuống đáy rốn (nơi đan điền ; đan điền là nơi tập trung tinh khí của thân thể), rồi từ từ tưởng tượng vận hơi ra, đưa hơi lên đến đỉnh đầu (óc) rồi mới xã hơi ra đàng miệng ; để lại hít hơi mới vào. Thở ra hít vào nên từ từ thong thả.

Nếu hành giả nào đã có công phu tu thiền, hoặc có nhiều thiện duyên, khi tọa thiền trong giây phút, thân tâm đã vào được cảnh giới yên lặng, nghĩa là thân hình ngồi nghiêm chỉnh tựa như núi Tu di, không bị mọi tạp niệm xen lấn vào chánh định ; thân thực nhẹ nhàng như vầng trăng trong sáng, lơ lửng trên không trung. Nếu hành giả nào đã được tới trình độ nói trên, thì phép đếm hơi thở không còn cần dùng đến nữa, vì phép quán đếm hơi thở có mục đích là trừ loạn tâm ; nếu tâm không loạn thì không dùng đến nữa. Lúc đó sẽ tập phép quán cao hơn ...

PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH CỦA THIỀN.

Hành giả tu Thiền cần phải chú ý đến những yếu điểm sau đây ; SUY NGHĨ PHÂN BIỆT mà mình nhận là của ta, đó là ý thức phát khởi cần phải diệt trừ.

Đạo Nguyên Thiền sư có nói : Ngồi cho ngay thẳng để nghiêm chỉnh thân tâm rồi tự dẹp bỏ những mối NIỆM TƯỞNG ảo vọng trần ngoại cảnh phát sinh để dẫn tâm mình vào nơi KHÔNG NIỆM TƯỞNG nghĩa là khi tọa thiền, phải gát bỏ ngay những mối niệm SUY NGHĨ PHÂN BIỆT, để đem tâm vào thế giới THANH TỊNH BAO LA, không để cho những mối suy nghĩ phân biệt làm chướng ngại tâm.

Bản năng của Thiền là Phật tính, không phân biệt lớn bé, già trẻ, nam nữ, giàu nghèo, sang hèn, trí tuệ hay ngu si... hết thảy ai cũng đầy đủ Phật tính, nên ai cũng có thể tu Thiền định và kiến Tính thành Phật.

Hành giả phải đặt lòng tin : Chư Phật, chư Bồ Tát, Chư Tổ sư, các bậc tiền nhân đều mượn phương pháp tọa Thiền làm con đường tu niệm, tinh tiến, tinh tiến mãi, rồi có ngày kiến tính thành Phật (đắc Thiền).

Có người hỏi : Tọa Thiền mà không đắc Thiền, đắc đạo, nghĩa là không kiến tính thành Phật thì có lợi ích chi ?

Trong khi tọa Thiền thân thể trang nghiêm, tâm thân vắng lặng thân thế ngồi trang nghiêm thì trừ ngay được những hành động đáng tiếc xảy ra, như hay nói năng, ưa ăn uống “họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập” hay đi, hay nằm, hay ngồi, hay chơi bời vô ích... Tâm thân vắng lặng thì trừ được vọng tâm tán loạn. Lợi ích là ở đó.

Chưa nói đến ngộ Thiền đắc đạo, chỉ trừ được vọng tâm và hành động của thân tâm, cũng đã được vô cùng lợi lạc. Rồi do ít loạn tưởng, tâm thân sẽ thảnh thơi sung sướng, bớt nói năng, bớt ăn uống phóng túng, hành động bừa bãi, mà thân thể được khang kiện sống lâu và được nhiều người tôn trọng.

Thiền sư SOGEN nói : Tọa Thiền 30 phút là 30 phút hành giả vào được thế giới Phật, tọa Thiền một giờ là được một giờ thế giới Phật xuất hiện. Nhưng điểm trên đây cho ta thấy dù những ai chưa đắc đạo cũng đã thâu gặt được vô cùng lợi lạc trong lúc tọa Thiền.

Còn hành giả nào chuyên tâm tu Thiền, không kể năm tháng, tịnh tiến không ngừng, người ấy tất nhiên diệt trừ dần dần những đám mây mù của vô minh vọng niệm, để nhường chỗ cho ánh “Linh quang sẵn có” (bản lai quang) xuất hiện. Lúc nầy hành giả sẽ nhờ ánh Linh quang của mình, thấy được 10 phương thế giới chư Phật, biết được tâm địa hết thảy chúng sinh ! nhờ ánh sáng linh quang ấy mà giải thoát được hết thảy đau khổ, chứng cảnh Niết bàn.

Ngày xưa, khi Đức THÍCH CA Thế Tôn đắc Thiền, có hào quang xuất hiện nơi đỉnh đầu, đó là ánh Linh quang sẵn có của chính Ngài phát hiện.

Trong khi tọa Thiền có nhiều hành giả thường trông thấy hoặc mờ thấy ánh hào quang cái đó vẫn còn là ngoại cảnh, chưa phải là linh quang do chính mình phát hiện.

NƠI VÀ GIỜ TỌA THIỀN.

NƠI - Nên tìm nơi yên tĩnh (nhàn tĩnh xứ) nhất là ở nơi núi rừng yên tịnh, hoặc bên sông, bên hồ vắng lặng, vì hoàn cảnh cũng là trợ duyên cần thiết cho việc tu Thiền.

Còn những hành giả nào bận kế sinh nhai, nên mỗi tuần một hay hai kỳ đến đạo tràng (chùa) gần nơi mình ở, cùng với đại chúng tọa Thiền, để luyện tập cho quen. Hơn nữa tọa Thiền cùng với đại chúng có nhiều thiện duyên, khiến mình chóng vào phép định, nhất là những nơi nào có Thiền sư chỉ dạy.

Hàng ngày hành giải nên tọa Thiền ở nơi phòng tĩnh riêng của mình, nên mở cửa sổ cho thoáng khí, nên quay mặt vào phía vách tường ; nếu nhiều muỗi có thể tọa Thiền trong mùng cũng được.

GIỜ - Nên tọa Thiền những giờ mọi người trong nhà yên giấc, hoặc trước khi đi ngủ hay sau khi thức giấc. Tọa Thiền về buổi sáng (khoảng 4 - 5 giờ sáng), lúc nầy không khí còn trong sạch, tâm thân còn thanh tịnh, khiến tâm rất dễ vô cảnh Định. Nếu tọa Thiền trước khi đi ngủ, thì ít có chiêm bao mộng dữ. Hành giả nào tọa Thiền được cả hai buổi thời thu gặt được cả lưỡng lợi kể trên, mỗi thời gian nên ngồi 30 phút hoặc một giờ, trừ những vị chuyên tu không kể.

QUÁN TƯỞNG CỦA THIỀN

Hành giả tọa Thiền phần đông ai cũng đòi hỏi những phép quán tưởng, với những ước vọng ; giải bệnh, trừ tai, thần thông, biến hóa, trường sanh bất tử...

Nhưng ước vọng đó đều trái với đạo Thiền. Vì bản thể của Chân Tâm đã sẵn có đầy đủ trí tuệ hào quang, lúc nào cũng sáng láng tự tại, nếu hành giả dẹp được hết mọi “SUY TƯỞNG PHÂN BIỆT” thì đức tính trên tự nó hiện ra, không phải cầu mà được, cũng như mặt trăng trên không trung, nếu hết những đám mây mù sương phủ thì ánh sáng lúc nào cũng tự soi thấu khắp nơi.

Khi tọa Thiền, hành giả cần phải gạt ngay những mối “suy nghĩ”, phải tập trung tư tưởng, để dẫn tâm vào nơi “không suy nghĩ”. Nếu hành giả nào trong lúc tọa Thiền không còn một chút vọng niệm phát sinh, tức là đã có phương tiện để trở lại Chân tâm thanh tịnh (Phật tính) của mình, Phật tính cũng gọi là Bát nhã tính, Bát nhã thì không thiện không ác, không phân biệt, không suy lự, không còn danh từ Phật với chúng sanh, nhất thế là bình đẳng.

Phải qua giai đoạn sổ tức quán trước khi vào phép quán cao hơn, nghĩa là hành giả cần dẹp trừ hết mọi HỮU NIỆM TƯỞNG, để đưa tâm vào cảnh giới VÔ NIỆM TƯỞNG không quán.

Thượng Tọa Thích THANH TỪ có soạn quyển YẾU CHỈ THIỀN TÔNG rất có giá trị cho những ai muốn tập Thiền.

Riêng bài THIỀN HỌC của Trần Hơn đăng trong TỪ QUANG tập chỉ số 221-222 trong tháng 1&2 năm 1971 là một bài căn bản, viết mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, có thể dùng lý thuyết Thiền nầy để bước đầu tập Thiền. Chúng tôi xin chép lại :

THIỀN HỌC
Từ Quang Tạp chí số 221-222
Tháng 1 & 2 năm 1971 PL 2514
Dưới đây là một loạt bài THIỀN HỌC được đúc kết trong một tháng thực tập dưới sự hướng dẫn tận tâm của T,T. Thích Trí Tịnh, Khoa trưởng Phân khoa Phật học Vạn Hạnh vừa cả lý thuyết lẫn thực hành đã giúp ích không ít cho sinh viên và đã mang lại một sinh khí nơi Thiền Viện. Mong những lời chỉ dẫn dưới đây giúp Phật tử tinh tấn du học.

TRẦN HƠN
PVCDPH

Thiền hay Thuyền do chữ Thiền-Na mà ra. Thiền-Na dịch ở Dhyana của tiếng Pali. Pháp môn Thiền được Đức Phật Thích Ca áp dụng dưới cội Bồ đề. Sau khi rời bỏ lối tu khổ hạnh để trở thành bậc Chánh đẳng, Chánh giác. Thiền xuất phát từ Ấn-độ trước Phật Thích Ca, nhưng được Ngài khai triển rồi vị Tổ thức 28 là Ngài Bồ-đề-đạt-ma truyền sang qua Trung Hoa dưới danh từ là CH'AN

Thiền-Na, Trung Hoa dịch là Tư-duy-tu hay cũng gọi là Tịnh lự.

Tịnh nghĩa là yên lặng, khác với chữ Tịnh nghĩa là trong sạch không có gợn.

Lự nghĩa là suy gẫm, tìm tòi, quan sát.

Trong sự im lặng có hàm chứa nghĩa Dừng Lại mà danh từ Thiền gọi là Chỉ.

Trong sự Suy gẫm phải dùng tâm trí suy xét, tìm tòi cho ra ý nghĩa của sự kiện, một vật gì... gọi là Quán*.

Như vậy hai chữ Tịnh và Lự có nghĩa riêng biệt nhau : yên lặng là một việc mà suy gẫm lại là một việc khác, chứ không phải yên lặng là sư suy gẫm, sự lo nghĩ. Nếu nói yên lặng đơn thuần thì chưa phải Thiền cũng như khi nói suy gẫm suông cũng chưa phải là Thiền, Thiền phải gồm hai phần Tịnh và Lự.

Ở trên đã nói đến chữ Chỉ là Dừng. Khi dừng lại được, hành giả đạt đến kết quả của nó thì gọi là Định, tâm ở trong cảnh giới (* Không quán : Bát nhã quán, quán bài “Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh) dừng. Khi quan sát suy gẫm thì phải dựng công rồi mới hiểu biết. Nhưng khi đạt đến trình độ không cần dụng công nữa mà vẫn hiểu biết một cách sáng suốt thì đó là kết quả của sự suy gẫm. Kết quả nầy gọi là Huệ hay Tuệ.

Tóm lại từ Tịnh đi đến Chỉ và Định, còn Lự thì đi tư Quán tới Huệ.

Chỉ, Quán thuộc về phần Nhân.

Định, Huệ thuộc về phần Quả.

Thiền làm cho Tâm yên lặng dừng đứng lại chớ không thuộc về Thân. Muốn thực hiện Tâm tương ứng với Thiền thì phải nhờ một phần nào của Thân. Nếu Thân cứ cử động mãi thì Tâm khó dừng lại một chỗ, do đó Tâm không được sáng suốt. Như vậy Tâm và Thân cũng phải đồng thời dừng lại ở một tư thế nào.

Nói về Thân thì Thân có thể đứng, ngồi, nằm. Nhưng đứng thì không thể đứng lâu nên phải động, hể động thì tức là phá chỉ. Nằm lâu sinh hôn trầm, mê, buồn ngủ tức là phá quán. Chỉ có cách là thân phải ngồi. Nhưng phải ngồi thế nào cho đúng cách thì thân mới khỏi ngã và tránh tình trạng hôn trầm. Vì vậy từ xưa đến nay chỉ nghe nói Tọa Thiền chớ không nghe ai nói : Lập Thiền, Ngọa Thiền.

Nói Thiền là phải nói đến sự Điều hòa. Đúng theo phương pháp Thiền do Đức Phật thực hành thì phải lo :

- Điều Thân.
- Điều Tức (hơi thở)
- Điều Tâm.

Điều đây có nghĩa là điều chỉnh, là điều hòa.

Điều Thân tức là làm cho Thân ngay ngắn cũng gọi là điều chỉnh thân. Điều hòa thân là tạo tư thế thơ thới để có thể ngồi lâu trong khi Tọa Thền.

Điều Tức nghĩa là điều chỉnh hơi thở, không cho hơi thở quá dài quá ngắn, điều hòa hơi thở nghĩa là làm cho hơi thở được thông không ngột ngạt, uất khí.

Điều Tâm nghĩa là điều chỉnh và điều hòa cái Tâm, không cho Tâm vọng động. Điều Tâm là phần chánh, còn điều tức và điều Thân là hai phần phụ, song 3 phần nầy không thể tách rời ra được khi tọa Thiền.

Bên trên là Tam Chính Điều, nhưng những sự điều hòa phụ, không kém quan trọng trong khi tu tập Thiền như :

1.- Điều hòa ăn, không nên ăn no quá, đói quá, không nên dùng những thức phàm không thích hợp cho sự tiêu hóa.

2.- Điều hòa ngủ, không nên ngủ nhiều mà cũng không nên kém ngủ.

3.- Điều hòa y phục, áo quần phải được may rộng rãi, không quá dầy.

Ba điều nầy trong Phật giáo gọi là Tam Thường Bất Túc.

Ngoài ra hoàn cảnh rất có ảnh hưởng đến sự tập Thiền, chỗ Tọa Thiền phải được mát mẻ, khoản khoát, thanh tịnh, tránh sự ồn ào, rộn ràng hầu giúp tâm trí được yên tịnh. Danh từ Tịnh Xứ Nhàn Cư là chỉ cho hoàn cảnh này.

Tuy nhiên một điều quan trọng trong khi tu Thiền như nói ở trên là phải điều Tâm, dứt trừ phiền não chướng (tham, sân, si) phải biết kềm chế ái, danh, lợi... để cho Tâm dồn vào một việc là Thiền tập.

Khi thực tập Thiền phải kiểm điểm lại ý nghĩa đúng hay sai về Thiền-na không. Nếu thiếu ý thức nầy người tập Thiền có thể sẽ bị phát lắm chứng bệnh như loạn óc, tê liệt.

Điều Tâm tức là điều chỉnh và điều hòa cái Tâm. Muốn vậy phải dụng công phu, phải dùng ý chí mình để kềm chế điều phục cái Tâm không cho tản mát, tán loạn. Phải dụng Tâm và ý ở nơi một chỗ gọi là CHẾ TÂM NHỨT XỨ. Công phu này gọi là Chỉ. Khi công phu được thuần thục, không dụng công kềm chế mà Tâm và Ý dừng đứng một chỗ mặc dù ngoại cảnh chung quan có lay động, hình sắc có quyến rũ, âm thanh có mê ly, hành giả không cảm thấy cũng không cảm nghe, Tâm không xao xuyến chỉ tập trung vào trong phạm vi cái MỘT, lúc bấy giờ gọi là NHẬP ĐỊNH.

Nhập Định được gọi là Đắc Thiền, nhưng mới chỉ được có phân nửa, nghĩa là mới được Tịnh, còn một phân nữa là Lự.

Lự là nửa phần nghĩa của danh từ Thiền-na : Lự có nghĩa là Suy gẫm, quan sát. Khi Tâm ý đã dừng nơi một chỗ và bắt đầu quan sát châu đáo thì hành giả hiểu từ bên trong lẫn bên ngoài. Khi gia công phu quan sát một cách tinh thần mà danh từ Thiền học gọi là Tinh Vi Nhập Diệu thì Tâm Trí được sáng suốt từ Tướng đến Thể Tánh. Đạt đến trình độ nầy gọi là  Đắc Huệ, tức là Trí Huệ được thành tựu. Trí Huệ được phát sinh sau khi Đắc Định, nếu chưa thành Chánh Định mà nói có Huệ thì cái Huệ này không phải cái Huệ trong Thiền Định.

Khi được Chánh Định và Chánh Huệ thì gọi là Đắc Thiền. Do đâu mà nói như vậy? - Ấy cũng là do nơi Tâm, Ý tập trung vào một chỗ, vì nếu Tâm, Ý không tập trung vào MỘT CHỖ thì sự Quán Sát không thể chu đáo được.

Định cộng với Huệ = 1 = Đắc Thiền.

Nói tóm lại Thiền-Na tức là Tịnh Lự.

Tập Thiền tức là Tập Chỉ và Tập Quán.

Đắc Thiền tức là được Chánh Định và Chánh Huệ.

Điều Tâm tức là điều hòa và nhiếp phục lấy cái Tâm bắt buộc cái Tâm bước vào nơi cái MỘT.

Điều quan trọng nên nhớ là sau khi Điều Tức xong mới bắt đầu Điều Tâm. Song giữa khoản Điều Tức và Điều Tâm, người Tọa Thiền phải dành ít nhứt là một phút để Tâm đừng duyên gì cả, Tâm phải dứt niệm.

Ở trên đã nói Tâm phải chú ý vào cái MỘT và có lắm cái MỘT ví dụ :

- Một ở hơi thở.
- Một ở nơi đếm hơi thở ra vào.
- Một ở quán Từ Bi.
- Một ở nơi Quán Bất Tịnh.
- Một ở nơi Quán Phật hay niệm Phật...

Tùy theo mỗi người tập Thiền tự chọn lấy cái MỘT nào cho thích hợp, cũng gọi là chọn lựa một pháp môn.

Tưởng nên nhắc rằng, chúng ta cần phải thận trọng trong việc điều hòa Tâm trước khi vào Tọa Thiền, trong khi đang tọa Thiền và khi Xuất Thiền.

Và bên trên có nói phải Điều Thân trước mới nói đến ĐIỀU TỨC và chót hết là Điều Tâm. Điều Thân sẽ nói ở đoạn Tọa Thiền. Ở đây nói đến Điều Tức.

Điều Tức là Điều hòa và điều chỉnh hơi thở. Hơi thở thường phạm vào 3 lối chính kể sau đây :

1.- PHONG.- Khi Tọa Thiền nếu nghe hơi thở có tiếng gió to gọi là Phong.       

2.- SIỄN .- Khi Tọa Thiền mặc dù hơi thở ra không nghe tiếng, nhưng hơi thở không được thông, bị ngăn uất thì gọi là SIỄN.   

3.-KHÍ.- Khi Tọa Thiền, nếu không bị phong, Siễn mà hơi thở chẳng tế nhị thì gọi đó là khí.         

Hơi thở không có tiếng to, không bị uất, chẳng thô mà hơi thở tựa hồ như còn, như mất, tế nhị, nhẹ nhàng, thở như thể người Tọa Thiền cảm thấy TÂM, THÂN được an ổn, khoan khoái. Tránh được ba lỗi trên, Tâm người Tọa Thiền dễ được an, dễ nhập Định. Trạng thái nầy gọi là Túc Tướng Trạng.

Nếu tọa Thiền theo lối Phong thì dễ bị tán loạn, thở theo lối Siễn dễ bị uất khí, thở theo lối khí thì có thể bị lao. Còn vướng vào 3 lỗi trên là chưa điều hòa hơi thở hay gọi là chưa Điều Tức.

TẬP THIỀN

Tập Thiền phải nghĩ đến thân thể, vì tâm trí dừng một chỗ để quan sát, suy gẫm mà thân cứ cử dộng thì Tâm, Ý bị xao xuyến khó tập Thiền cho có kết quả.

Riêng các vị Thiền sư đã đạt đến một tư thế cao thì sự đi, đứng, nằm, ngồi tứ uy nghi) đối với các vị ấy đều là Thiền cả.

Khi chưa đạt đến trạng thái ấy, chúng ta nên chọn một tư thế nào cho phù hợp để tập Thiền.

Tập Thiền tức phải Tọa Thiền. Tọa Thiền có 2 cách :

1.- Toàn già cũng gọi là Kim Cương Tọa (ngồi vững chắc như hạt Kim Cương) hai chân tréo lên hai bắp vế.

2.- Bán già chia ra :

a) Bán già Hàm ma tọa : lấy chân mặt co lại gác lên bắp vế trái. Cách ngồi nầy dể hàng phục tà ma.

b) Bán già Kiết tường tọa : lấy chân trái co lại gác lên bắp vế mặt. Cách ngồi nầy được yên ổn tốt lành.

Trước khi, trong khi và sau khi ngồi Thiền, luôn luôn phải chú ý đến bốn uy nghi (đi, đứng, nằm, ngồi). Những người tu tịnh tọa trong lúc bình thường đi, đứng, tới, lui phải yên tịnh, không được cử động thô, vì nếu cử động thô thì hơi thở cũng bị ảnh hưởng lây khó mà Điều Tức, hậu quả Tâm, Ý bị xao động khó tu tịnh tọa.

Trước khi vào Thiền phải giữ thân thể sạch sẽ, phải điều hòa Thân theo thứ tự như sau :

1.- Hai chân để cho trúng chỗ (hoặc toàn già, hoặc bán già) bàn chân lật trở lên.

2.- Hai đầu gối giao lại thành hình tam giác, đụng sát đất.

3.- Hai mông chịu đựng thân đồng đều, không bên mông nào nặng hơn mông nào.

4.- Lưng phải thẳng.

5.- Cổ, đầu phải ngay thẳng.

6.- Miệng phải khép đôi môi lại, đôi hàm răng không đụng nhau, đầu chót lưỡi uốn cong vừa phải chạm phía chân răng hàm trên (cong ổ gà).

7.- Đôi mắt nhắm hơi trông xuống còn thấy chút ít ánh sáng.

8.- Lưng bàn tay trái đặt lên bàn tay mặt. Đôi bàn tay kéo lại vừa kề đung da bụng, phía dưới rốn, để nhẹ trên hai gót chân, hai ngón tay cái giao đầu nhau, hai cùi chỏ khép lại vào bên hông đừng dang ra xa lắm.

Trong khi Tọa Thiền, nếu ngồi lâu cảm thấy thân thể đầu cỗ... không được ngay ngắn thì phải sửa chữa. Như thế ấy gọi là phương pháp điều hòa thân thể (Điều Thân) trong khi tĩnh tọa, cũng gọi là NHẬP THIỀN.

Sau khi ngồi Thiền xong, muốn đứng dậy phải chú ý đi từ điểm 8 trở ngược lại điểm 1 vừa kể trên bằng những cử động từ từ thong thả.

Bắt đầu cử động toàn thân, kể đến hai tay xoa nhau thật nóng áp vào đôi mắt chà xát nhiều hậu mới mở mắt to ra. Xong phải dùng tay xoa đầu, cổ, đôi cánh tay, ngực, bụng, lưng, hai cánh tay. Xong xuôi mới xa hai chân ra, lấy hai bàn tay xoa bóp đùi, lòng bàn chân, ngón chân cho hết cảm thấy đau, mỏi lúc bấy giờ mới thong thả đứng dậy.

Lưu ý khi ngồi Thiền, huyết mạch lưu thông, thân thể nóng có thể ra mồ hôi, phải chờ cho mồ hôi khô mới ra đi. Nếu Tọa Thiền bị tê chân, tức là cách ngồi chưa được đúng, thân chưa được cân đối, mông có bên nặng bên nhẹ. Ngồi Thiền nên ngồi trên chiếu lác, thông hơi hơn là nệm cao su. Chiếu xếp lại đô ba lần để dưới mông, còn hai chân và đầu gối thì cũng để trên chiếu nhưng chỉ có một lớp mà thôi. Có như thế hai gối mới sát đất được, thân mới thẳng thớn.

Trên đây là phương pháp điều Thân sau khi Tịnh Tọa, tức là lúc xã Thiền.

Bên trên có nói điều quan trọng trong khi tu Thiền là sự điều hòa Tâm, trước khi Tọa Thiền, trong khi và sau khi Tọa Thiền hay Xuất Thiền.

1.- ĐIỀU HÒA TÂM TRƯỚC KHI TỌA THIỀN

Khi Tọa Thiền luôn luôn phải nhớ tránh 2 lỗi :

a) Tán loạn : Nghĩa là Tâm hay nghĩ đến chuyện khác, Tâm duyên một cảnh khác, nhớ vơ, nhớ vẫn, vì vậy phải bắt Tâm buộc vào cái MỘT. Phải điều phục loạn tưởng, đừng nghĩ buông lung.

b) Hôn trầm : Nghĩa là Tâm không sáng suốt, tâm mờ tối không nhớ gì, đầu thì hay gục xuống. Gặp trường hợp nầy phải quật khởi ý chí tinh thần lên, bắt tâm, ý làm việc mạnh mẽ tức là bắt tâm phải chú ý chăm chỉ vào cái MỘT.

Toán loạn là tướng Phù, hôn trầm là tướng Trầm. Tránh được lưỡng tướng phù trầm thì tâm được điều hòa. Điều Tâm được mới dễ nhập định vì từ đó cái thô (hơi thở bị Phong, Siễn, Khí) đến cái tế (hơi thở lặng lẽ nhẹ nhàng) mới khiến được tâm yên tịnh.

2.- ĐIỀU HÒA TÂM TRONG KHI TỌA THIỀN

Tọa Thiền có khi mau có khi lâu 5, 7 tiếng đồng hồ. Người Tọa Thiền phải thông suốt phương pháp ĐIỀU THÂN, ĐIỀU TỨC và ĐIỀU TÂM và phải biết kịp thời đối trị những bệnh kể trên, tùy theo cái nào chưa điều hòa ta phải sửa chữa để cho trong lúc ngồi Thiền 3 việc trên đây (thân, tức, tâm) không chống trái nhau hầu tránh lắm hậu quả gây tật bệnh tai hại... Như thế mới mong Tọa Thiền thu được kết quả.

3.- ĐIỀU HÒA TÂM KHI XUẤT THIỀN

Người Tọa Thiền trước khi Xuất Thiền hay Xuất Định phải phóng tâm nghĩ qua chuyện khác, ví dụ khi Xuất Thiền chúng ta tự hỏi : “Hiện giờ đang ngồi ở đâu?” ví dụ như ngồi Thiền thân và cảnh quên cả mình phải nghĩ lại chỗ đang ngồi để xã Tâm hay THÁO TÂM.

Kế đó chúng ta không để ý đến hơi thở nữa (nếu chọn pháp môn Sổ tức quán), mở miệng thổi hơi ra theo ý tan dần tức là XÃ TỨC.

Sau rốt mới XÃ THÂN đã nói bên trên.

Nếu không thực hành đúng ba cách điều hòa, chúng ta dễ bị lắm chứng bệnh vì khi Tọa Thiền, TÂM còn an trụ, nếu Xuất Thiền quá mau, e tế pháp chữa tan, còn an trụ trong THÂN ta dễ bị chứng nhức đầu, xương cốt còn cứng dễ bị chứng phong, lao. Nếu xã gắp dễ bị chứng phiền muộn chẳng an.

Bên trên là phương pháp điều hòa THÂN, TỨC và TÂM. Sau khi Xuất Định, do từ Tế đến Thô nên khéo gọi là NHẬP, TRỤ, XUẤT.

Tất cả những bài có giá trị mà chúng tôi có thể được, đã trích, chép lại đây cho chúng ta có đủ dữ kiện để so sánh và rút ra được một Bài Tập cho chính mình và có thể thấy một số điểm nổi bật như sau :

* Ai cũng có thể tu Thiền được, nhưng muốn có kết quả thì phải giữ giới luật cho được nghiêm minh, thực hành đều đặn, bền chí và nên nhớ ở Thiền Viện, các Tu sĩ phải tu tập mười, mười lăm, hai mươi năm, vẫn chưa Kiến Tánh thành Phật, huống hồ gì chúng ta là Cư sĩ, mới tu vài năm đã muốn được phép nầy, phép nọ.

* Pháp môn Tu Thiền vốn là một gốc, nhưng phương pháp áp dụng mỗi người mỗi khác đôi chút, nó chỉ bổ túc cho nhau chớ không hề có trái ngược nhau.

* Chúng ta cũng nên nhớ rằng chủ trương của Thiền là : “GIÁO NGOẠI BIỆT TRUYỀN, BẤT LẬP VĂN TỰ, TRỰC CHỈ MINH TÂM, KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT”. Cho nên những bài được ghi chép ở trên, tác giả cũng chỉ tạm chép, tạm ghi để hướng dẫn người ta tu Thiền, chớ không thể nào dùng cái hữu hạn để diễn tả cái vô hạn được.

* Chúng tôi cũng nghĩ rằng, cố gắng đúc kết thành một bài Tập Thiền, cũng dựa trên cơ sở của những bài trên làm căn bản, triển khai thêm một số chi tiết, trọng điểm là phần thực hành, để cho dễ áp dụng và tránh được các trở ngại thông thường mà phần lớn những người tập tu Thiền gặp phải ở bước đầu không thể vượt qua được tức là bỏ cuộc. Bỏ cuộc vì :Thiếu Đức Tin, không kiên tâm, sợ sai lầm (Tẩu hỏa nhập ma)...

V.- TẬP THIỀN

Gồm có những nội dung lớn như sau :

NHẬN THỨC.- Thiền là pháp môn “Đốn ngộ” nghĩa là phương pháp nhanh chóng đạt đến tâm thanh tịnh tức là Chân Tâm hay Phật tánh.

Vì Vô minh vọng động nên bị vạn duyên ràng buộc, niệm niệm sanh diệt trói buộc chúng sanh trong vòng sanh tử luân hồi. Tập Thiền để một niệm không sanh, thoát khỏi luân hồi, minh tâm kiến tánh thành Phật.

Đức Phật trải qua nhiều kiếp tu chứng, Ngài vì nhân duyên đại sự, thị hiện ở cõi Ta-bà nầy để giáo hóa chúng sanh,  không phải Ngài chỉ “tu nhứt kiếp ngộ nhứt thì”.

Vậy điều cốt yếu nhất, chúng ta phải đặt cứu cánh tu Thiền cho chúng ta là từng bước tập không khởi các vọng niệm phân biệt, như vậy “Vạn duyên buông hết, một niệm không sanh” thì tự tánh sáng suốt.

PHƯƠNG PHÁP.- Muốn dứt Nhân quả để thoát khỏi luân hồi thì người tu Thiền phải cố giữ :

- Thân nghiệp.
- Khẩu nghiệp.
- Ý Nghiệp.

a) Hành vi tạo tác Thân nghiệp, vì vậy mà chúng ta phải giữ không những không Sát sanh, Đạo tặc, Tà dâm mà còn tập mỗi mỗi hành động cẩn trọng, nhẹ nhàng khi đi, đứng, nằm, ngồi. Tâm chúng ta cũng sẽ không được thanh tịnh, nếu chúng ta có những cử chỉ thô bạo.

b) Lời nói tạo tác khẩu nghiệp, chúng ta phải tránh vọng ngôn, ác khẩu, ý ngữ, lưỡng thiệt mà nên nói lời lẽ êm ái, dịu dàng. Khi ta giận, khi ta vui, khi ta đùa lời nói của chúng ta không thể êm ái. Do vậy trong lúc đó, tâm của chúng ta nào có được thanh tịnh. Người xưa có nói “Họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập”, nói chẳng những dễ bị gây họa, mà cái tâm còn bị phân tán.

c) Tư tưởng tạo tác ý nghiệp, chúng ta phải tránh Tham, Sân, Si. Phải giữ Tâm cho được chánh niệm vì Nguyên Lý : Con người muốn cái gì thì sẽ được cái đó. Phải tránh vọng niệm, gìn giữ những lời Nguyện trong Tư tưởng, Lời nói và trong Việc làm từ sáng cho đến tôi. Dùng những lời nguyện vừa để cầu nguyện, vừa để nhắc nhở chúng ta phải gìn giữ thân tâm.

Bất cứ làm việc gì cũng phải chú tâm vào đó, không để thân hành động một việc mà Tâm lại tưởng đến một việc khác, đây cũng chính là Thiền.

Như vậy người tu Thiền phải thúc liễm Thân, Khẩu, Ý từ lúc mới mở mắt dậy buổi sáng sớm, cho đến khi lên giường ngủ vào buổi tối.

Khi ngồi Thiền thì phải :

- Điều thân.
- Điều tức.
- Điều Tâm.

Về điều thân : - Có ba phần :

a) Trước khi ngồi Thiền.- Phải giữ thân thể sạch sẽ, nên tắm rửa trước khi ngồi Thiền, không tắm được thì cũng phải rửa mặt, tay, chân, ăn mặc quần áo phải rộng rãi và sạch.
Không ngồi Thiền lúc bụng no, tối thiểu phải ngồi Thiền sau khi ăn độ 2 giờ. Cũng không nên để bụng đói quá, nếu Thiền trước bữa ăn nên uống một tách trà hay tách nước mát.

b) Trong khi ngồi thiền.- Ngồi trên bồ đoàn hoặc lót mền hay chiếu, có hai cách ngồi : ngồi xuống rồi nới rộng lưng quần, xoay mình vài cái, rồi vào thế ngồi :

- Ngồi bán già : Đặt bàn chân trái lên đùi phải.
- Ngồi kiết già : Đặt bàn chân phải lên trên đùi trái, lại đặt bàn chân trái lên trên đùi phải, hai chân gài với nhau.

Trước nhất, hai bàn tay để trên hai đầu gối, để cân cho vai ngang, xương sống thẳng; rồi lấy bàn tay phải để lên gót chân trái rồi bàn tay trái để lên lòng bàn tay phải, hai lòng bàn tay khum khung, hai đầu ngón tay cái giao nhau, hai bàn tay kéo sát vào bụng chỗ đối đầu hai ngón tay cái để ngay rún.

Ngồi giữ cho lưng (xương sống) thẳng; lỗ tai và bả vai, chót mũi và lỗ rống phải ngay nhau.

Mắt mở hé nhìn ngay chót mũi.

Miệng ngậm lại, răng trên kề răng dưới, lưỡi cong lên đụng nướu răng trên.

Mặt nhìn xuống, hướng mắt nhìn với thân hợp thành một góc 30o(Mắt nhìn tới một điểm dưới nền nhà cách thân ta chừng 3 tấc) để giữ cho xương sống được thẳng từ xương khu lên đến ót.

Trong suốt thời gian ngồi Thiền, không được nhúc nhít, cục cựa do thân bị ngứa ngáy (nên ngừa bằng cách tắm rửa thân thể hay rửa mặt, tay, chân), kiến cắn hay muỗi đốt cũng phải ngồi yên - nên tập cho quen là đừng chú ý đến nó, rồi nó cũng không ngứa hay đau nhức - Nhưng lúc mới tập, trong những bước đầu tỉnh thoảng phải tạm ngừng Thiền để kiểm soát thế ngồi, nếu thấy lưng khom, phải sửa cho ngay lại, nếu thấy vai lệch cũng phải sửa cho vai ngang lại, rồi tiếp tục ngồi Thiền cho đủ thời gian tập.

Việc giữ thế ngồi cần phải giữ cho được tự nhiên và thoải mái, không gò ép các cơ bắp, tập để cho nó trong thế nghĩ ngơi hoàn toàn thoải mái.

Giữ cho được chỗ ngồi thiền thoáng mát, không khí trong lành cũng có thể đốt nhang thơm hay xông trầm. Không nên tập nơi lạnh quá hay nóng nực quá.

c) Sau khi ngồi Thiền.- Phải giữ các cử động đi lần từ tế đến thô ; nên trước nhất ta ý thức ta đang ngồi Thiền, rồi từ từ đưa hai tay ra để trên đầu gối rồi thở vài hơi thở dài hơi sau đó thở sâu, dùng hai tay xoa vào nhau cho nóng rồi úp lên mắt, làm được vài lần rồi lấy bàn tay xoa trán và vỗ trán vài cái, tiếp theo xoay mình vài cái rồi thả hai chân ra, dùng tay bóp chân từ vế đến đùi, cuối cùng mới đứng lên và từ từ đi.

Trong khi ngồi Thiền, đạt được trạng thái thân tâm thoải mái sau khi xã Thiền giữ trạng thái ấy suốt ngày.

Ngoài thời gian ngồi Thiền phải giữ cho được THÂN cùng Ý hợp nghĩa là ta hành động gì thì tâm ta phải chú ý vào đó. Nhứng lúc không làm gì thì đừng để tâm miên man vào vấn đề này hay vấn đề nọ mà chúng ta có thể tưởng đến những việc thiện và dễ nhất là Niệm Phật (phải nhất tâm niệm Phật).

Về điều tức :

Huyền môn cho rằng trong không gian có sinh lực (Prana), sinh lực này vào trong cơ thể nuôi dưỡng các cơ phận của chúng ta.

Đông y cho rằng con người có Tinh, khí, thần và ở dưới rốn có một cái huyệt Đan Điền, huyệt nầy tập trung sinh lực chuyển đi nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể.

Và ai cũng biết động tác của phổi, dùng để hút Oxy trong không khí vào nuôi dưỡng máu huyết và tống thán khí đã sử dụng ra ngoài, ngày nay người ta nghiên cứu thấy rằng, động tác thở càng dài hơi càng tốt, vừa để hít nhiều oxy vào, tống hết thán khí ra, nhưng có đủ thời gian trao đổi hết oxy hút vào càng tốt hơn, trong một phút bình thường phổi làm việc 18 lần, nếu ta tập trung thở dài hơn thì phổi làm việc 10 lần, như vậy đời sống của phổ sẽ được kéo dài ra, tức là tuổi thọ của con người cao hơn, sống lâu hơn.

Ngoài ra thở còn có thêm một lý thuyết khác, tức là chúng ta có hành động ý thức và vô thức, mà chúng ta cần lập lại trật tự toàn bộ các hoạt động trong cơ thể chúng ta phải đặt dưới sự điều khiển của ý chí chúng ta, nghĩa là các hoạt động đều có ý thức, đều có sự điều khiển, từ đó chúng ta sẽ điều khiển được những thứ khác, những năng lực còn tiềm ẩn trong ta và trong vũ trụ. Những Thiền viện ở Thái-lan, Miến-Điện họ khởi đầu bằng sự tập luyện điều khiển các hoạt động bằng ý chí. Ví dụ trong buổi tập họ nằm, rồi họ dùng ý chí sai khiến bằng cách nghĩ : Dơ dơ dơ, tay tay tay, phải phải phải, lên lên lên... từ từ họ dơ tay phải lên.

Thở còn dùng để tập trung tinh thần (Sổ tức quán), dùng làm kinh nghiệm đo thời gian trong các buổi tập. Thí dụ : Khi áp dụng Sổ tức quán người ta đếm được 300 hơi thở trong 30 phút như vậy cứ 100 hơi thở là 10 phút.
Chúng ta có thể phân biệt 3 loại thở :

- Thở sâu : Khi thở phải hít vào dài hơi, ngực nở, bụng phình ra, khi thở ra co thót bụng lại để tống hết thán khí ra ngoài.

- Thở dài hơi : Thời gian thở kéo dài hơn bình thường.

- Thở thường : Thở như bình thường nhưng đều đặn.

Thở lại có 3 nhịp :

- Nhịp 2 : Hít vào rồi thở ra.
- Nhịp 3 : Hít vào, ngừng giữ hơi, thở ra (hay hít vào, thở ra, ngừng)
- Nhịp 4 : Hít vào, ngừng giữ hơi, thở ra, ngưng.

Thường người ta áp dụng thở sâu với nhịp thở 4 hay 3, thở dài hơi với nhịp thở 3 và thở thường với nhịp thở 2.

Cách thở : Khi thở sâu, lúc hít vào từ từ cho đầy phổi, rồi cũng từ từ phình bụng và cứ tiếp tục hít vào cho đến khi nào không hít được nữa là ngừng giữ hơi như vậy, sau đó để hơi từ từ ra, khi gần hết dùng bụng thót vào từ từ, để tống hết hơi ra, rồi ngưng một thời gian chờ hít hơi vào.

Thời gian hít vào 4 giây, giữ hơi thở 16 giây, thở ra 8 giây, ngừng thở 16 giây.

Thở phải hết sức từ từ, thong thả, nhẹ nhàng, giữa hít vào và ngưng thở hay từ ngưng cho đến thở ra đều biến đổi từ từ gần như không có giới hạn, không bao giờ làm đột ngột, thanh quản không đóng. Hít vào thở ra chỉ dùng lỗ mũi mà thôi.

Khi hít vào, dùng ý chí tưởng tượng như ta hít Sinh lực của Vũ trụ vào lỗ mũi rồi theo khí quản chạy xuống Đan Điền. Khi ngừng, ta tưởng tượng sinh lực từ Đơn Điền đưa đến đầu nuôi bộ óc hoặc tưởng tượng từ Đan Điền sinh lực đi khắp châu thân nuôi dưỡng các cơ quan. Nhịp thở ra tưởng tượng tất cả Tham, Sân, Si theo đó mà ra hết.

Áp dụng mỗi buổi ngồi Thiền, trước tiên phải thở sâu nhịp 4 hay 3, thường là nhịp 3 (hít vào, ngưng, thở ra - hít vào...) có vận khí vào ra với 3 lần đưa Sinh lực lên đầu và 3 lần đưa Sinh lực đi khắp châu thân.

Sổ tức quán thì áp dụng thở dài hơi nhịp 3 hay 2, còn quán khác thì áp dụng cách thở thường nhịp 2.

Về điều tâm :

Đây là phần chính trong buổi Tập Thiền. Mục đích điều tâm là “Buông bỏ hết mọi suy nghĩ phân biệt”. Chúng ta phải tập trải qua ba giai đoạn :

- Định trí (tập trung tư tưởng) : Giữ tư tưởng cho được yên tịnh, tập trung vào một sự việc.

- Tham thiền : Suy nghĩ một vấn đề, đi từ thỉ cho đến chung, đi từ nhân cho đến quả.

- Nhập định : Nhập vào cái rốt ráo của vấn đề, hòa mình vào đó, không còn nghĩ suy phân biệt. Phải đi từng bước như khi nhỏ ta học từng lớp, xong lớp nọ mới lên lớp kia. Vậy bước đầu tiên người ta có thể tập định trí bằng cách :

1.- Theo dõi tư tưởng : Ngay từ đầu, cứ để cho tư tưởng tự do, muốn tưởng cái chi tha hồ cho nó tưởng, để dần dần xem coi cách thế nó tưởng tượng như thế nào, quy luật của sự tưởng tượng, rồi dần dần loại trừ những tư tưởng sai quấy, rồi dần dần cả những tư tưởng tốt lành cũng dừng lại, nghĩa là để cho tâm yên tịnh, thấy có vọng nổi lên biết có vọng liền không cho vọng.

2.- Sổ tức quán : Dùng phương pháp thở dài hơi nhịp 3 hay 8, tập trung tư tưởng theo hơi thở và đếm số, khi hít vào thì đếm lúc thở ra không đếm, chúng ta đếm từ 1 tới 10 hay từ 1 đến 100, rồi từ 10 hay 100 trở lại 1. Ta biết trong khi thở phải thở nhẹ nhàng, đều đặn : phải đếm thầm ghi nhớ rõ ràng, nếu quên nữa chừng phải bỏ hết đếm lại, như vậy mới có cố gắng tập trung tư tưởng.

3. Quán tưởng : Để Tâm hướng vào một vật, vật ấy là cây bút chì, cuốn vở, cái hoa sen... khi chưa ngồi Thiền, ta tập nhìn nó với đầy đủ chi tiết, khi ngồi Thiền ta tưởng tượng hình ảnh đó hiện ra trong trí ta rõ ràng. Như vậy cũng có thể quán tượng Phật, quán tướng Phật, nhưng nếu không có tấm lòng yêu kính thiết tha thì tượng Phật hay tướng Phật cũng đều có quá nhiều chi tiết, như vậy trong bước đầu khó mà tưởng tượng hình ảnh Phật hiện ra rõ trong trí ta được. Nên nhớ mục đích chỉ là Định trí vậy ta hãy dùng phương pháp đơn giản nhất mà lại có hiệu quả cao. Ta áp dụng : vẽ một vòng tròn kính độ hai tấc rưỡi rồi tô màu vàng (như mặt trăng), tập nhìn vào đó, ghi nhớ hình ảnh nầy vào trí. Khi ngồi Thiền tưởng tượng cho hình tròn ấy hiện ra trước mắt ta, chỉ tưởng tượng nó hiện ra mà không suy nghĩ gì cả, giữ hình tròn vàng ấy hiện ra rõ ràng trong suốt buổi ngồi Thiền.

Đấy là những cách đơn giản nhất để định trí, xin nhắc thêm là sau khi ngồi Thiền, chúng ta cũng tập Định trí bằng cách khi cầm chổi quét nhà ta đem hết tâm trí vào từng động tác của tay, từng ngọn chổi khi quét, từng cộng rác do ngọn chổi quét. Lúc giặt khi ta xã, khi ta giũ, khi ta phơi nhất nhất THÂN và TÂM là MỘT giữ cho được từng giờ từng phút, ấy là Định trí.

Sau khi định trí được rồi, ta mới bắt đầu Tham Thiền về một vấn đề gì đó và trong một buổi chỉ Tham Thiền một vấn đề mà thôi, không thể có hai, ba, bốn vấn đề làm như vậy Tâm bị tán loạn. Tham Thiền là giai đoạn Tham Công án hay Khán Thoại đầu trong Thiền Viện.

Và cuối cùng là chúng ta xem xét đến tận cùng của vấn đề, để ta với nó chỉ còn là MỘT, ấy là Nhập định, Nhập định là cứu cánh của Thiền.

THỜI GIAN .- Người ta ngồi Thiền vào các giờ Tý (0 giờ) Ngọ (12 giờ), Mão (6 giờ), Dậu (18 giờ).

Nhưng ngày theo Đông Phương có Âm, Dương; lúc 6 giờ và 18 giờ là giao thời trong ngày, không khí bình hòa, 12 giờ trưa thuộc về giờ Dương đều là những giờ tốt, nên ngồi Thiền. Còn 0 giờ là Cực Âm không tốt cho tu Thiền chỉ được cái yên tịnh. Vì vậy nên tập các giờ Ngọ, Mão, Dậu lúc ấy cũng là lúc bụng trống.

Về thời gian, mới đầu ngồi 5 - 10 phút rồi tăng lên dần dần, để có thể tập đều đặn mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và buổi chiều, mỗi lần từ 30 phút cho đến 1 giờ, phải tập đúng giờ và hằng ngày.

NƠI CHỐN .- Được tập ở Chùa càng tốt, còn ở nhà phải chọn nơi trang nghiêm, khoảng khoát không khí trong lành và yên tịnh. Có thể xông trần hay đốt hương thơm. Do vậy mà ngồi Thiền trước bàn thờ là hay nhứt. Khi Thiền không nên để đèn sáng, mà cũng không để tối quá, ánh sáng lờ mờ, dịu là tốt. Nơi ngồi Thiền mùa Đông không lạnh quá mà mùa hè không nóng nực quá.

Nếu nơi nhiều muỗi, có thể giăng mùng, có thể ngồi Thiền ở phòng riêng, nhưng không nên tập trong phòng ngủ.

Có thể ngồi Thiền trước hay sau giờ Chính chút đỉnh, để cho thích hợp với công ăn việc làm, để chọn được lúc ấy chung quanh ta vắng tiếng ồn, càng yên tịnh càng tốt.

CÁC TRỞ NGẠI VÀ CÁCH ĐỀ PHÒNG.

- Trở ngại thứ nhất là sự nản chỉ, vì không đạt được ý muốn, lúc mới bắt đầu với quyết tâm cao, nhưng chỉ ngồi Thiền được một thời gian, rồi không đạt được kết quả như ý thế là bỏ cuộc.

- Trở ngại thứ hai là sự lười biếng. Thể xác chúng ta muốn được ăn ngon, ngủ kỹ, nghe người ta tâng bốc bằng lời dịu ngọt, thích nhìn cảnh quyến rũ đẹp đẻ. Nuông chiều theo ý muốn rồi có ngày tập ngày không, không giữ kỹ luật với chính mình, ngồi Thiền cũng không mang lại được lợi lộc gì, cũng sẽ bị những thứ khác quyến rũ; không có Đức Tin, không có Ý chí rồi cũng bỏ cuộc.

- Thiền là sự tinh lọc tinh thần, vậy đương nhiên phải tinh lọc thể xác, cho nên bắt buộc phải giữ giới, phải tu tâm sữa tánh, gìn lời, giữ ý từng giây từng phút, không thể buông lung mà có kết quả được. Phải trừ tuyệt rượu, thuốc lá và trường chay được thì tốt nhứt. Hôm nào vì đau ốm phải uống thuốc ngâm rượu, hôm đó phải ngừng thiền.

- Tránh đọc sách báo, tiểu thuyết, xem phim ảnh, nghe hát xướng nghĩa là khép bớt sáu căn như trong kinh Lăng Nghiêm Phật đã dạy.

- Nói chung những trở ngại trên và những trở ngại khác được phân thành Thập loại ma sự :

* Ma túc oan.
* Ma ngoại hoặc.
* Ma phiền não.
* Ma sở tri.
* Ma tà kiến.
* Ma vọng tưởng.
* Ma khẩu nghiệp.
* Ma bệnh khổ.
* Ma hôn trầm.
* Đại thiên ma.

Chúng đều là những trở ngại lớn, cần phải có nhận thức sâu sắc, có Đức Tin mạnh mẽ vào Đức Phật, Bồ tát có pháp môn tu Thiền mới giải thoát luân hồi, vào được cảnh giới Niết bàn.

Còn các chướng ngại khác, xem lại Tọa Thiền Dụng Tâm Ký của Viên Minh Thiền Sư có chỉ rõ phương pháp đối trị.

Ngoài ra còn phải gìn giữ sức khỏe, vì xác thân có khỏe mạnh, mới ngồi Thiền được, tập ăn uống có điều độ và thức ăn uống phải tinh khiết.

Trong cuộc sống hằng ngày nên buông bỏ bớt dần dần các ước muốn, tha thứ mọi lỗi lầm của kẻ khác, không tranh danh, đoạt lợi, tập bố thí, cho người khác những gì thuộc quyền sở hữu của ta, mọi mất mát không luyến tiếc, như vậy mới không vướng bận Tâm, Tâm ta hằng giờ hằng phút được bình thản, thong dong tự tại.

ÁP DỤNG MỘT BUỔI NGỒI THIỀN

Theo thứ tự :

1.- Ngồi bán già hay Kiết già, lưng giữ thẳng, đầu hơi cúi xuống.

2.- Miệng ngậm, răng kề răng, chót lưỡi uốn lên đụng nướu răng hàm trên.

3.- Mắt he hé mở nhìn chót mũi.

4.- Bàn tay trái để chồng lên bàn tay  phải, bàn tay phải để trên bàn chân trái, hai ngón tai cái giáp nhau, hai bàn tay kéo vào sát bụng.

5.- Giữ tư thế toàn thân thoải mái.

6.- Thở sâu 3 hơi có vận khí lên đầu, 3 hơi vận khí đi khắp châu thân.

7.- Thở dài hơi.

8.- Trí (tư tưởng) tập trung vào tiếng niệm, ý nghĩa lời tụng.

9.- Niệm : (đọc thầm)

Un ma-ni bát-mi hum (3 lần)
Án lam tá hoa (3 lần)
Án ta phạ bà phạ truật đà ta phạ đạt mà ta phạ bà phạ truật độ hám (3 lần)
Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam mô Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật (3 lần)
Nam mô Linh cảm cứu khổ cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát (3 lần)

10.- Tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh (kinh nghĩa)

11.- a) Sổ tức quán (lúc mới tập)

b) Chọn 1 quển kinh nhủ TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH, mỗi ngày trước khi ăn học thuộc lòng một đoạn gồm có một vài dòng. Khi ngồi Thiền buổi sáng, ta đọc và xem xét ý nghã từng lời, từng đoạn, phân tách, so sánh với thực tế, với kinh điển khác...

c) Dùng phần 10 trên để Quán Bát nhã, để thấy tánh không (thay thế luôn cho Sổ tức quán).

d) Buổi chiều bỏ phần b ở trên thay vào đó ta ôn lại tất cả hành động của ta do THÂN, KHẨU, Ý đã làm bắt đầu từ chiều trở lại cho đến sáng. Việc Thiện nguyện làm, việc ác sám hối.

12.- Đọc bài hồi hướng.

13.- Xã Thiền, khi bắt đầu ngồi Thiền, đi từ thô đến tế, lúc xã Thiền phải đi từ tế đến thô, để cho tâm-sinh-lý tránh bị thay đổi đột ngột, áp dụng theo phần xã thiền nói ở trước.

Thể xác hoạt động nhiều cũng mệt mõi, cần phải nghĩ để lấy lại sức, thì tinh thần cũng thế. Nếu tập trung tư tưởng nhiều quá, nó cũng bị hao tổn sinh lực nên mệt mỏi, vậy cũng cần phải bồi bổ cho nó bằng cách Hườn hư, là nằm sải tay chân thoải mái, để cho các cơ bắp nghỉ ngơi, đầu óc không nghĩ tới gì hết.

Mới tâp Thiền bước đầu phải đi từ từ không nên quá ham muốn tập cho mau có kết quả, người nào đặt mục đích nầy sẽ sớm bỏ cuộc. Cho nên phải tuân thủ tập từng bước căn bản có kết quả mới sang bước khác.

Trước khi bắt đầu, phải tập điều thân độ 15 ngày đến 1 tháng, thời gian đầu 5 - 7 phút rồi tăng dần mỗi tuần vài phút.

Sau khi điều thân, ta áp dụng Sổ tức quán để điều tức, cũng phải tập khoảng 1 năm, chừng nào thấy hơi thở điều hòa, thông suốt tế vi, trong người thanh thảnh, nhẹ nhàng, sau khi tọa Thiền thể xác khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn, kế đó mới chuyển sang tập Định trí bằng phương pháp Bát nhã quán ... Phải tập Định trí sau mới bước qua Tham Thiền để cuối cùng mới đi đến Nhập định.

Phần trên chỉ là một kiểu mẫu, mà mỗi người tu Thiền với kinh nghiệm với sự điều chỉnh, điều hòa nên luôn luôn có một bài tập thích hợp cho chính mình, nhờ vậy nó giúp cho người tu Thiền ngày càng tinh tiến.

NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT MA HA TÁT

Phật Đản 2528

Sách tham khảo:

- ĐOÀN VĂN AN , Triết học Zen, Đông Phương, Sài gòn, 1963
- TÂM QUÁN, Tình người, Lá Bối, Sài gòn, 1964
- NGUYỄN ĐĂNG THỤC , Thiền học Việt Nam, Lá Bối, Sài gòn, 1966
- TUỆ SỸ, Phật giáo Việt Nam, BTTVĐH Vạn Hạnh, Sài gòn, 1968
- TRÚC THIÊN, Sáu cửa vào động thiếu thất, An Tiêm, Sài gòn, 1971
- TRẦN HƠN, Từ Quang Tập Chí, số 221-222, Sài gòn, 1971
- TT. THÍCH TÂM GIÁC, Tọa Thiền , Sàigòn , 1971
- TT. THÍCH THANH TỪ, Thiền Đốn Ngộ, Tu viện chơn không, 1974
- TT. THÍCH THANH TỪ, Yếu chỉ Thiền tông, Tu viện chơn không, quay Ronéo.